CHƯƠNG KẾT

TAM THÁNH
BIỂU TRƯNG CAO ĐÀI QUỐC ĐẠO







1. Thiên nhơn hoà ước

Thiên nhơn hoà ước là bản hoà ước ký giữa Trời và Người.
Kể từ loài người phát sinh và hình thành trên trái đất đến nay giữa Trời và Người đã ba lần ký Thiên nhơn hoà ước, tương ứng với ba thời kỳ phổ độ nhân loại.

- Đệ nhất Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Thiên sứ Moise.

- Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Chúa Jésus Christ.

- Đệ tam Thiên nhơn hoà ước ký giữa Trời và Tam Thánh Bạch Vân Động


a) Đệ nhất Thiên nhơn hoà ước :

Khi loài người xuất hiện thời hoang sơ, Đức Chí Tôn phái 100 ức nguyên nhân giáng trần để khai hoá chúng sanh có nếp sống đạo đức chân thật.

Vì lòng thương xót chúng sanh nên Đức Chí Tôn mở ra Nhứt kỳ phổ độ lập Đạo Thánh nơi nước Do Thái do Thánh Moise làm thiên sứ và công bố 10 điều răn. Đó là đệ nhứt Thiên nhơn hoà ước mà Đức Chúa Trời đã ban cho Thánh Moise trên đỉnh núi Sinai.

Thánh Moise giải thích, nếu ai giữ đúng Mười điều răn sẽ được Đức Chúa Trời ban cho tước phẩm và rước về Thiên đàng. Mười điều răn này được chép vào Kinh Thánh của Đạo Do Thái, về sau người ta gọi là Cựu ước đối với Tân ước của Nhị kỳ phổ độ.

Với đệ nhất Thiên nhơn hoà ước chỉ hoá dân được sáu ức nguyên nhân lên thiên đàng, còn lại để cho hai kỳ phổ độ sau :


b) Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước :

Các tôn giáo mà Đức Chí Tôn mở ra trong Nhứt kỳ phổ độ bị loài người cải sửa làm cho bao người tu luyện không đạt thành chánh quả.

Vì lòng đại từ đại bi, Đức Chí Tôn lại lập ra nhiều tôn giáo như Thiên Chúa giáo ở Trung Đông rồi chuyển sang Châu Aâu, Phật giáo ở Ấn Độ rồi chuyển sang Châu Á, Lão giáo và Khổng giáo ở Trung Hoa , Thần giáo ở Hi Lạp, Ai Cập, Nhật Bản; Hồi Giáo ở các nước Ả Rập.

Thời kỳ các nguyên nhân bị nhiễm trần nặng nề nên Đức Chí Tôn ban Đệ nhị Thiên nhơn hoà ước cho Đức Jésus Christ công bố. Đó là bản Tân ước để phân biệt với bản Cựu ước của Nhứt kỳ phổ độ.

Đây là thời kỳ Thượng mưu thượng lực dùng sức lực mưu mẹo của mình để tước đoạt của cải kẻ khác, xa rời đường đạo đức, nên Nhị kỳ phổ độ chỉ cứu rỗi được hai ức nguyên nhân mà thôi.


c) Đệ tam Thiên nhơn hoà ước :

Con người ta trong thời Nhị kỳ phổ độ tu nhiều mà thành thì ít nên nhân sanh kêu than “Phật giả vô ngôn” nên Đức Chí Tôn quyết dùng diệu cơ bút mở Tam kỳ phổ độ mà đối thoại với nhân loại.

Đức Chí Tôn mở lòng đại độ ký với Tam Thánh Bạch Vân Động bản Đệ tam Thiên nhơn hoà ước mở ra thời kỳ Thượng Đức tức Thượng ngươn Thánh Đức.

Bản Đệ tam Thiên nhơn hoà ước được Tam Thánh công bố bằng hai thứ tiếng

- Chữ Hán cũng là chữ Việt nho , chữ của các nước đồng văn hoá Nhật Bản, Hàn Quốc

- Chữ Pháp cùng mẫu tự chữ quốc ngữ VN, mẫu chữ của các nước Châu Aâu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương ….

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ viết các chữ Việt nho (phiên âm) là :
THIÊN THƯỢNG THIÊN HAÏ BÁC ÁI CÔNG BÌNH

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn viết chữ Pháp là
DIEU et HUMANITÉ AMOUR et JUSTICE

Như vậy, Đệ tam Thiên nhơn hoà ước chỉ bao gồm 4 chữ

    BÁC ÁI . . . . . . CÔNG BÌNH
    AMOUR . . . . . . JUSTICE

Đạo hữu (bạn đạo) nào thực hiện tròn vẹn bốn chữ Bác Aùi-Công Bình thì Đức Chí Tôn sẽ rước về cõi Thiêng liêng hằng sống. “nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu đủ trở về cùng Thầy đặng”

“Thầy đến độ rỗi các con, vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Nếu chẳng đi đến trường thầy lập mà đạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ” (TNHT)

Đức Hộ Pháp giảng đạo về bác ái (thương yêu) và công bình (công chánh) như sau :

“Các liệt cường ký với nhau khoản nầy khoản nọ, khoản kia đủ thứ, ký không biết bao nhiêu khoản, với Đức Chí Tôn chỉ có 2 khoản thôi :

1/ LUẬT : Thương yêu. Ngài định luật cho chúng ta là Thương yêu, không phải thương yêu nhơn loại mà thôi mà còn phải thương yêu toàn cả Vạn linh nữa.

2/ QUYỀN : Ngài chỉ định là Quyền Công Chánh

Từ thử, ta chưa thấy Hoà ước nào đơn sơ như thế”
( Trích trong thuyết đạo của Đức Hộ Pháp, quyển 2 tr.168)


“Đức Chí Tôn Ngài đến, do tay Ngài ký một Hoà ước với một sắc dân nô lệ, sắc dân hèn mọn, đặng Ngài nài nỉ xin cho đặng 2 điều trọng yếu làm cho nhơn loại sống tồn tại là : Luật Thương yêu và Quyền công chánh.

Ngài đã ký, Ngài đã hứa với Thánh thể của Ngài, tức nhiên là cả quốc dân nầy đặng tạo ra hình ảnh Luật thương yêu. Nếu toàn cả quốc dân VN lấy Quyền Công Chánh làm thành tướng ra, rồi Ngài sẽ lấy tướng diện của nó Ngài làm môn thuốc cứu sanh mạng của nhơn loại đó vậy”.

“Ngài đã ký kết với nhơn loại bản Hoà ước thứ ba

Hai hoà ước kỳ trước, nhơn loại đã phản bội, không giữ sở tín của mình, vì cớ cho nên phải thất Đạo, nhơn loại đi trong con đường diệt vong, tương tranh tương sát nhau.

Vì lòng bác ái từ bi, Đức Chí Tôn đến ký Hoà ước thứ ba nữa để trong Luật điều. Chúng ta thấy các Đấng Thiêng liêng chỉ tấm tượng Tam Thánh biểu nhơn loại tín ngưỡng :Thiên thượng thiên hạ, về Luật có Bác ái, Pháp có Công bình, ngoài ra dầu luật pháp muôn ngàn hình tướng, Hội Thánh Đạo Cao Đài dìu dẫn tâm lý nhơn sanh, chỉ dẫn họ vô mặt luật tối cao là Luật Bác ái và vô một nền Chơn pháp tối trọng là Pháp công bình.

Luật pháp của Đạo Cao Đài, ngoài Luật Bác ái và Pháp công bình, tất cả điều khác đều là phương pháp lấy giả tạo chơn mà thôi” (Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp).

Nội dung của Đệ tam Thiên nhơn hoà ước gồm 4 chữ rất đơn sơ, nhưng muốn thực hiện trọn vẹn 4 chữ đó không phải là điều dễ dàng, mà cũng không phải quá khó khăn để không thể thực hiện được.

Có lòng Bác ái mới rõ lẽ Công bình. Muốn có lòng bác ái, phải có lòng nhân, phải biết bố thí. Sự bố thí làm cho ta có cảm xúc tinh thần trước những nỗi đau khổ của nhơn sanh. Từ đó, chúng ta mới thể hiện được tình thương yêu trên muôn loài vạn vật, tức là Bác ái vậy, và nhờ đó, chúng ta mới biết rõ được lẽ Công bình của Tạo hoá.

Nói một cách khác, muốn thực hiện Bác ái và Công bình thì chúng ta phải làm công quả phụng sự chúng sanh. Nói như thế tức là việc làm công quả phụng sự chúng sanh là hình thức tốt nhất để thực thi Bác ái và Công bình,tức là thực thi Đệ tam Thiên nhơn hoà ước vậy. Mà thực thi được Đệ tam Thiên nhơn hoà ước là đắc đạo và được Đức Chí Tôn rước về Bạch Ngọc Kinh.

Bởi lẽ đó mà Đức Chí Tôn nhiều lần dạy bảo và khuyên nhủ nhơn sanh phải lo làm công quả.

“Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một trường công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ” (TNHT)

“Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng : Một Trường thi Công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi” (TNHT)

Tắt một lời, 92 ức nguyên nhân còn lại muốn được cứu rỗi phải nhập môn theo Đạo Tam Kỳ. Đến Hội Long Hoa Đức Di Lạc đem thuyền Bát Nhã rước về Bạch Ngọc Kinh mà qui hồi cựu vị.

Top of Page


2. Truyện ký Tam Thánh

Bên cạnh bức bích hoạ Tam Thánh, có bản chú thích bằng năm thứ tiếng : tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh và tiếng Đức.

Nguyên văn như vầy :

    “Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri danh tiếng ở đời Mạc Lê, thi đậu Trạng nguyên tước vị là Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ tức là sư phó của Bạch Vân Động (Le Maitre de la Loche Blanche)

    Cụ Victor Hugo nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

    Cụ Tôn Dật Tiên, đại cách mạng gia nước Trung Hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

    Ba vị Thánh nhơn trên đây là Thiên sứ đắc lịnh làm Hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ tam Thiên nhơn hoà ước”

Top of Page


3. Lai lịch bức bích hoạ Tam Thánh

Dưới đây là bài tường thuật của Luật Sự Võ Quang Tâm (Tốc ký viên) về buổi lễ Đức Phạm Hộ Pháp trấn thần bức bích hoạ Tam Thánh hoà ước.

“Cuộc lễ rước tượng Tam Thánh ký Hoà ước khởi hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 10-7-Mậu Tý (dl 11-8-1948).

Hiện diện : Chư chức sắc HTĐ, CTĐ, Phước Thiện, Chức việc, Đạo hữu nam nữ, Chư thượng Hạ Sĩ quan tham dự.

Đúng giờ, Lễ Viện và Dàn Nhạc đến Hộ Pháp Đường rước Đức Hộ Pháp qua văn phòng Quốc Sự vụ vì nơi đây là nơi khởi đầu cuộc rước tượng ảnh.

Lộ trình, trước hết hai hàng Đồng nhi nam nữ, kế Bảo thể cầm đồ Lỗ bộ đi hai bên Dàn nhạc, có 4 Lễ sĩ mặc áo phái Ngọc (áo tràng đỏ), 2 vị cầm lọng, 2 vị cầm tàn, hầu hai bên bàn đưa tượng ảnh, có 4 vị Lễ sanh thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo khiêng đi.

Bức tượng Tam Thánh này do vị Hiền tài Lê Minh Tòng vâng lịnh Đức Hộ Pháp truyền hoạ, khuôn khổ : 2m80 x 1m90 = 5,32 m2 = 5+3+2 = 10.

Hình tượng bằng người thường, Đức Thanh Sơn cầm bút lông mèo, Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn cầm bút lông ngỗng, và ĐứcTôn Sơn cầm nghiên mực.

Hai Đấng đang viết trên bia đá những chữ :

    Hán văn : THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ- BÁC ÁI CÔNG BÌNH
    Pháp Văn : DIEU et HUMANTITÉ-AMOUR et JUSTICE

Đi tiếp bàn đưa có Đức Hộ Pháp mặc Tiểu phục vàng, đội Tam quang mạo, kế đó là Ngài Bảo Thế, Khai Đạo mặc Tiểu phục trắng, đội Tam quang mạo, kế tiếp là Chức sắc HTĐ, CTĐ, Phước Thiện, Chức việc, Sĩ quan, Đạo hữu và trên 200 học sinh Đạo Đức Học Đường đi sau rốt.

Đến Đền Thánh, đi vào cửa hông phía Đông, tiến lên Cung Đạo, day mặt tượng ảnh vào Bát Quái Đài, Bảo thể cầm đồ Lỗ bộ đứng hầu hai bên.

Trước hết, Đức Hộ Pháp xông tay vào lư hương và áp vào mặt 3 lần, rồi Ngài bước xuống cầm lư hương xông tượng ảnh 3 lần để khử trược. Xong rồi, Đức Hộ Pháp lấy nước Âm Dương hoà lại, rải lên tượng ảnh 3 cái, bắt đầu từ Đức Thanh Sơn đến Đức Nguyệt Tâm, rồi đến Đức Trung Sơn.

Rồi Đức Hộ Pháp lấy 9 cây nhang trấn thần Tam Thánh : Đức Thanh Sơn trước, Đức Nguyệt Tâm kế đó, và sau rốt là Đức Tôn Trung Sơn

Đồng nhi đứng trên lầu HTĐ đọc kinh xưng tụng công đức. Khi dứt kinh, Đức Hộ Pháp giải rằng :

“Trấn Thần 3 vị Thánh rất khó, vì phải kêu chơn linh họ đến nhập vào tượng ảnh, mà muốn chơn linh họ đến, phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng. Còn 9 cây nhanh dùng để trấn thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng Thiên cho các chơn linh nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy, mình cứ đưa lên đủ, họ gặp họ tới ngay, quan hệ là trước khi trấn thần, phải xem lại coi có tắt cây nhanh nào không. Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi, thành ra bị cách khoảng, họ không thể tới được.”

Đức Đức Hộ Pháp trấn thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhân viên tùng sự lui theo cửa hông trở ra, vòng ra cửa trước, đi vào HTĐ, thỉnh Thánh tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền Thánh.

Đức Hộ Pháp giải thích :

    1. Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
    2. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ
    3. Đức Tôn Trung Sơn

là đại diện của Hội Thánh Ngoại Giáo, các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo Ngoại quốc (Missionnaires étrangers) cho nên tượng ảnh để ở Hiệp Thiên Đài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi thiêng liêng của các Ngài.

Cả 3 vị Thánh đều mặc cổ phục. Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung Hoa.

Cái khuôn xi măng đúc trên vách HTĐ, từ ngày tạo tác Tổ đình, là để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó. Trước kia, Bần đạo cũng không hiểu để làm gì, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông.

Ngày nay thời cuộc biến thiên,vị Hiền tài Lê Minh Tòng ở Hải đảo trở về đây, Đức Lý truyền lịnh cho vẽ tượng ảnh nầy, mới hiểu rằng : Đức Lý chờ người mà Ngài cần dùng đến.

Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết vì chơn linh đã nhập vào đó như người sống vậy.

Kể từ ngày 10-7-Mậu Tý (dl 19-8-1948) tượng ảnh Tam Thánh đã đặt lên vách tường Hiệp Thiên Đài, là biểu hiện cho chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh Vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi đoan sự bành trướng ngoại giáo

Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày”

Top of Page


Nhìn bức bích hoạ Tam Thánh, chúng ta thấy toát lên năm đề cương khiết lãnh của Đạo : tôn chỉ (vạn giáo qui nhứt bổn), mục đích (đại đồng nhân loại), tuyên ngôn (chỉ một đấng cha chung), triết lý (trời người hợp nhất), giáo lý (bác ái công bình).

Đạo Cao Đài chủ trương Tam Giáo qui nguyên nên trải qua nhiều giai đoạn : Thiên Khai huỳnh đạo (Lão), Phật giáo chấn hưng, Nho tông chuyển thế. Không có nghĩa là Đạo Cao Đài lấy nguyên thể tam giáo ráp vào thành đạo mình mà chỉ thừa kế có sáng tạo, phát huy rồi tổng hợp thành một tôn giáo mới rõ ràng.

Tuy chủ trương Nho Tông chuyển thế, nhưng trong Hạnh Đường, trường huấn luyện chức sắc đi hành đạo lại thờ Đức Mạnh Tử với tôn chỉ “Dân vi quí xã tắc thứ chí, quân vi khinh”. Trong khi Khổng giáo khư khư “Trung thần bất sự nhị quân” Khổng Tử còn khẳng định “Khắc kỷ phục lễ duy nhân”, trong khi đó Nguyễn Du lại quả quyết “Thiện căn ở tại lòng ta”. Những điều đó nói lên Đạo Cao Đài lấy dân làm gốc và tính thiện vốn ở trong lòng mọi người.

Đạo Cao Đài chủ trương Tam Giáo qui nguyên là tiếp nối Tam Giáo Đồng Nguyên của các thời đại Đinh,Lý, Trần, Lê mà tổ tiên ta dày công xây dựng riêng cho đất nước mình một giáo lý tổnghoà tinh thần từ ba đạo : Phật, Nho, Lão mà tạo thành văn hoá Việt Nho, theo nguyên lý An Vi mà trong đó hành vi con người đều bị chi phối bởi nội tại, chớ không phải do những tác nhân từ bên ngoài điều khiển (theo tạp chí Văn hoá nghệ thuật).

Thật vậy, Tam Thánh đã sống và đi vào lòng dân ta. Đại thần Nguyễn Trãi một nhà văn hoá lỗi lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tiên tri thần toán, Nguyễn Du nhà thơ xuất chúng với Truyện Kiều. Trong thân thể họ đã kết tinh những phong hoá nhà Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm biết đau cái nỗi đau của người dân (ảnh hưởng Phật giáo), nên hạch tội bọn tham quan rồi lui về ở ẩn (ảnh hưởng Lão Trang) sâu đậm nhất là theo cách xử thế Nho phong.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du trải rộng hình ảnh Tam giáo, Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi ra làm quan là biểu tượng Nho giáo. Kiều luôn luôn bị Đạm Tiên ám ảnh (Đạm Tiên là Tiên Cô). Khi lâm nguy, Kiều được vãi Giác Duyên (Phật) cứu hộ. Như vậy, Tam Nguyễn thể hiện đủ Tam Giáo mà Tam vị là danh nhân thế giới, họ mang cái Nam phong đi vào nhân loại, mở đường cho Đạo Cao Đài tiếp bước nhân rộng và phát triển thành : “Nam phong thử nhựt biến Nhơn phong”. Cái phong hoá nhà Nam hôm nay sẽ biến thành thuần phong của nhân loại ngày mai. Những điều ấy tiệm tiến không có gì lớn và quá đáng, không có gì cản trở để không thể thực thi được.

    Tắt một lời (lập ý theo Tam đoạn luận)
    Tam Giáo đồng nguyên là quốc đạo
    Cao Đài qui nguyên Tam giáo
    Vậy Cao Đài là quốc Đạo.
    Và Đức Chí Tôn đã giáng dạy : “Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc” là lý đương nhiên


Top of Page

      HOME