NGUỒN GỐC
THẦN LINH HỌC Việt Nam

Mục sư  Stainton Moses lui về ẩn dật tại núi Athos trong 6 tháng, trong khoảng thời gian nầy, ông nghiên cứu Thần học và đối chiếu các lý thuyết trái nghịch nhau.  Việc làm tuyệt vời nầy đem lại cho tâm trí ông, từ chỗ thiên về khuôn phép, giáo điều, không khoan dung, đến chỗ khiêm tốn hơn, minh triết và chơn thực. Sau đó, ông được bổ nhiệm đến ở trong một ngôi nhà nhỏ của Mục sư thuộc đảo Man. Nơi đây, các thú nhàn rỗi không thiếu : cảnh thiên nhiên, đọc sách, cầu nguyện, thiền định, trầm tư mặc tưởng về thần bí, làm cho ông thành một nhà giảng đạo rất thương tâm : Đấng Thượng Đế đã nắm chặt lấy ông và xem chừng như không buông thả ông, như xưa kia ma quỉ không buông thả Socrate. Thượng Đế dẫn Mục sư Stainton Moses đến trường đại học Oxford, biến ông thành một trong những công cụ quí báu nhứt của “Tân Thiên khải”, một trong những đồng tử  linh cảm nhất trong thế kỷ của chúng ta.

Chính cũng trong  cảnh cô tịch, yên tĩnh,  ẩn dật mặc tưởng mà Đấng Cao Đài tìm thấy người tín đồ đầu tiên của Ngài.  Chẳng  có  đền thờ nào đẹp hơn thiên nhiên, chẳng co

quyển sách nào thiêng liêng hơn quyển sách đời : Đức Jésus lui về vườn Gethsémani cũng tại sa mạc; Thánh François d’Assise nói về Thần mưa, Thần gió, về những ngôi sao im lặng, về những con chim én lắm lời và sờ bàn tay lên mõm của con chó sói Gubbio rồi dắt nó về nơi Ngài như dắt một con chó hiền từ ngoan ngoãn. Nhà tự nhiên học Thụy điển  Bengt Berg có thể làm cho con Lahol, một con chim rất nhát ở miền Laponie, đẻ trứng và ở trong lòng bàn tay của ông. (Mon ami le pluvier, Stock). Nơi nào Thánh nhân cư ngụ, đất chỗ đó là Thánh địa và thiên nhiên là huyền bí.

Nơi nào có Thánh nhân cư ngụ thì nơi đó thiên nhiên tự nâng cao lên trên chính nó.

Thánh nhân vượt lên trên con người. Thánh nhân là người ở bên trên con người.

Thánh nhân vượt lên trên con người, ở phía trên con người để thông công với các Đấng chơn linh.

Cho nên, bước vào chương đầu của quyển sách nầy, chúng tôi phải nghe một giọng nói rằng :

______________________________________________

(1)  Hội Thần linh học quốc gia Anh quốc được thành lập năm 1873 một phần nào trên sự khởi đầu của Mục sư Stainton Moses, ông đã tạo ra 11 năm sau nầy Hội Liên hiệp Thần linh học Luân đôn, ngày nay rất mạnh ở nước Anh - trang 35-René Sudre, giới thiệu Siêu linh học của loài người, Payot xuất bản 1926.

            Nhờ những giúp đỡ của Stain Moses và vài người khác mà ông Crookes thành công trong việc thành lập “Hội Khảo cứu Tâm linh” (S.P.R) ngày 20-2-1862, giữ vai trò đáng kể trong “Lịch sử của Siêu linh học”.

*  Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó sự xuất thần mang lại cho tôi : Tôi nhìn thấy cõi trần buồn bã và lạnh lẽo, đen tối và rối loạn.

*  Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó đức tin nâng cao tôi lên, tôi thấy biển xanh trong sự thanh tĩnh cao độ của một Nữ đồng trinh không tiết lộ được.

*  Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó niềm hy vọng dẫn dắt tôi, tôi thấy ngôi sao buổi sáng, không có buổi chiều và ngày dài vô tận.

*  Từ trên cái tháp không nóc, nơi đó lòng bác ái  đặt vào tôi, tôi nhìn thấy mặt trời chiếu sáng trái đất.

Cõi trần buồn bã và lạnh lẽo lúc ấy trở nên hồng tươi và ấm áp. Màu đen tự chuyển thành màu trắng, màu trắng tự chuyển thành màu đen.

Sự yên tĩnh và điều hòa ngự trị cõi trần.

*  Từ trên cái tháp không nóc, trái tim vui vẻ của tôi đã khóc, trí não của tôi xuất thần, đã thấy thể xác đau khổ của tôi bị tan vỡ.

*  Từ trên cái tháp không nóc, tôi thấy chiếc tàu lớn của bóng tối băng qua biển ánh sáng, và không thể tả, tôi lặng ngắm Đấng Điều chỉnh các tinh tú, Đấng Sắp đặt các thế giới.  Tôi đã thấy : những phần tử, các mùa và các tháng vâng lịnh theo Đấng điều chỉnh.

Vành tròn mênh mông của Con Mắt duy nhứt.

*  Từ trên cái tháp không nóc, tôi đã thấy  nơi Đấng ấy, bởi  Đấng ấy, vì Đấng ấy.

 

Người tín đồ Cao Đài đầu tiên

Đạo Cao Đài được thành lập chánh thức từ năm Bính Dần (1926), nhưng từ 6 năm trước đã có một người thờ phụng Đấng Cao Đài : đó là ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu, sau đó ông tòng sự tại Phòng nhì của Phủ Thống đốc Nam Kỳ.

Là Quận Trưởng hành chánh vào năm 1919 tại Phú Quốc (một hòn đảo trong vịnh Thái Lan), Ngài Ngô Văn Chiêu  sống cuộc đời hiền đức theo đúng điều luật chặt chẽ của Lão giáo. Trong địa phương hẻo lánh ấy lại thích hợp với đời sống tu hành, thỉnh thoảng nhờ những đồng tử nhỏ tuổi, từ 12 đến 15 tuổi, ông Phủ Chiêu tổ chức các đàn cơ Cầu Tiên, nhận được những lời giáo huấn cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh. Trong số những Đấng tiếp xúc được, có một Đấng tự xưng là “Cao Đài”, quan tâm đặc biệt đến ông Phủ Chiêu.

Lúc đầu, cái tên ấy làm kinh ngạc những người hiện diện, bởi vì không có một quyển sách tôn giáo nào ghi chép việc nầy. Tuy nhiên, ông Phủ Chiêu mà sự mẫn tiệp của ông làm cho bạn bè ngưỡng mộ, nhận ra rằng đó là biệt danh của Thượng Đế, vì bởi những khải thị và những giáo huấn triết lý ở trình độ cao mà ông đã lãnh hội được nhiều lần.

Ông Phủ Chiêu xin phép Đấng Cao Đài cho ông được phụng thờ Ngài dưới một hình thức xác thực và ông được lịnh tượng trưng Ngài bằng một con Mắt làm biểu hiệu.

 

Kinh cầu nguyện Thiên Nhãn :

 

Thiên Nhãn

Ngài là huỳnh kim và là tinh thể của Trời.

BẢN THỂ dĩ thái (chất ê-te) của tất cả bản thể của các vật, Ngài thấy nơi tất cả các vật.

TINH THẦN không thể xác biểu thị bởi một cái nhìn (người khôn ngoan không nên lầm lộn Biểu tượng với cái gì tượng trưng biểu tượng). Ngài là cái nhìn thấu suốt tới Vô cực.

TRÍ HIỂU BIẾT hoàn toàn, xuyên suốt, bao trùm : Bát quái đồ Thiên.

SỰ SỐNG : nguyên lý của tất cả sự sống, sự sống của tất cả nguyên lý mà tia sáng mặt trời làm phát triển và nẩy nở thêm nhiều trong Huỳnh kim (vàng ròng) của Trời.

AN NGHỈ những đêm bằng ánh sáng của mặt trăng.

Tinh thể của Trời.

Ánh sáng của Thiên thể.

Ánh sáng của mặt trời.

Ánh sáng của mặt trăng.

Ánh sáng duy nhứt nơi Thiên Nhãn,

Ánh sáng duy nhứt của Thiên Nhãn.

Tam vị Nhứt thể của Con Mắt Duy Nhứt.

                    Thiên Nhãn

Xin làm cho tinh thần của tôi tắm trong ánh sáng của Huỳnh kim và Tinh thể của Ngài.

               Xin được như nguyện (Amen)

 

Đó chính là sự nhập môn của người tín đồ Cao Đài đầu tiên vào tôn giáo mới và tôn giáo nầy 6 năm sau được lập nên ở  Sài Gòn.

Chẳng bao lâu sau, ông Phủ Chiêu được đổi về thủ đô Sài Gòn, nơi đây, ông thuyết phục được vài người tin theo đạo mới và gia nhập đạo.

Nhưng, chúng ta hãy tạm rời những người nhập đạo mới đầu tiên  ấy trong giây lát để chỉ cho độc giả biết cách thức mà Đấng Cao Đài tuyển mộ các đồng tử.

Vào giữa năm Ất Sửu (1925), một nhóm nhỏ các thơ ký người Việt Nam thuộc nhiều nghiệp vụ hành chánh khác nhau tại Sài Gòn, tiêu khiển vào mỗi buổi tối bằng việc thông công với người vô hình theo lối Thần linh học. Họ dùng cái “bàn gõ” (table frappante). Những thử nghiệm đầu tiên không kết quả. Nhưng với sức nhẫn nại và kiên trì, họ đạt được những kết quả tích cực.

Với những câu hỏi đặt ra cho các Đấng chơn linh, hoặc bằng thơ, hoặc bằng văn xuôi, họ nhận được những câu trả lời đáng kinh ngạc. Cha mẹ hay bạn bè quá cố của họ hiển linh để nói với họ những việc gia đình và đồng thời khuyên họ hy sinh quên mình. Những phát hiện xúc động ấy giúp họ nhận biết sự hiện hữu của thế giới huyền bí.

Tuy vậy, có một Đấng thiêng liêng thông công được rất đáng chú ý vì sự ân cần của Ngài và những điều giáo hóa của Ngài về đạo đức và triết lý ở một mức độ rất cao. Đấng ấy ký dưới tên giả là “A à ”, không muốn cho biết về Ngài, mặc dầu có những lời cầu nguyện của những người tham dự.

Sau đó, những ông thơ ký Việt Nam khác đến tham gia làm đông đảo thêm nhóm xây bàn tài tử. Những đàn Cầu Tiên được tổ chức nghiêm túc hơn và đều đặn hơn.

Vì việc dùng cái “bàn gõ” không tiện lợi, nên một Đấng thiêng liêng bảo phải thay thế bằng “Ngọc cơ”. Với Ngọc cơ, các Đấng có thể viết chữ trực tiếp, việc thông công tự nhiên được nhanh hơn và các đồng tử phò cơ đỡ mệt hơn.

Ngày 24-12-1925, nhân dịp Lễ Noel, Đấng thiêng liêng dẫn dắt bấy lâu nay, vẫn khăng khăng giữ nặc danh, nay tiết lộ với các vị phò cơ, Ngài là Đấng Thượng Đế đến dưới tên gọi là Cao Đài để truyền dạy chơn lý tại nước Việt Nam.

Diễn tả bằng tiếng Việt Nam, Ngài nói đại ý như sau :

“ Hãy vui hưởng ngày lễ nầy. Đây là lễ kỷ niệm ngày Ta đến Âu châu để dạy đạo. Ta rất vui lòng gặp các con, những tín đồ đầy lòng kính trọng và yêu mến Ta. Ngôi nhà nầy của một trong các vị phò cơ sẽ có tất cả ơn phước của Ta. Những biểu hiện Toàn Năng của Ta sẽ khiến các con còn kính mến Ta hơn nữa.”

Từ đó, Đấng Cao Đài truyền thụ nền Tân giáo lý cho các tín đồ.

Đây chính là sự tuyển chọn các đồng từ đầu tiên có phận sự tiếp nhận các Thánh Ngôn (thông điệp thiêng liêng).

*

*    *

Tôi có hỏi THẦY, từ cõi vô hình rất gần, THẦY đã trả lời tôi.

Tôi hỏi THẦY :  Kính THẦY, trái đất là gì ?

THẦY trả lời :  Trái đất là một chiếc tàu lớn đang lênh đênh  trên đại dương ánh sáng.

Ánh sáng nầy, đó là Thời gian và cũng là Không gian.

Thời gian đó là ánh sáng không thấy được.

Không gian đó là ánh sáng thấy được.

Cho nên, Thời gian bao phủ Không gian, giống như tinh thần bao phủ tất cả vật chất.

Thời gian đứng bên trên, bên trong và bên ngoài.

Không gian đứng bên dưới, bên ngoài và bên trong.

Từ Không gian vô hình, đó là Thời gian.

            Từ Thời gian mà nó tự thực hiện, đó là Không gian.

Trái đất là một chiếc tàu lớn đang lênh đênh và mãi mãi lênh đênh trong đại dương ánh sáng.

Trái đất là sự ngưng kết của Thời gian. Sự đông đặc của tinh thần trong vật chất.

*

*    *

Nếu chúng ta tham khảo tạp chí “Ấn Độ tranh ảnh” có loạt bài đề cập tới những biểu hiện khác nhau về tôn giáo tại Ấn Độ thuộc Anh, tại Thái Lan, Trung hoa, Nhựt bổn và Phi Luật Tân, vv . . . , chúng ta thấy trong tạp chí số 2 tháng 3 năm 1933, một khảo cứu về Đạo Cao Đài ở Nam Kỳ. Chúng ta đọc qua đề tài về nguồn gốc của tôn giáo ấy :

“ Mới đây (1929), Đạo Cao Đài đã phổ biến nhanh chóng và lan rộng khắp Nam Kỳ

Nguồn gốc : Đầu năm 1926, một vài trí thức trẻ người Việt Nam, tất cả đều là tín đồ Phật giáo, tụ họp trong một căn nhà nhỏ tại trung tâm Sài Gòn. Họ thường xây bàn để thí nghiệm về Thần linh học.

Sau giai đoạn dò dẫm, họ hoàn thành và nói rằng họ đạt được những kết quả đáng kinh ngạc khi dùng những người bạn có khả năng tiếp điển mạnh mẽ.

Khởi đầu trong việc giao tiếp thiêng liêng, một trong những vị Tiên của Trung hoa cổ là Lý Thái Bạch, Homère của Trung hoa, người đã canh tân văn học Trung quốc vào triều đại thứ 13 nhà Đường (713 - 742) và là một tín đồ Lão giáo nhiệt thành.

Như thế, một lần nữa, chúng tôi đã chứng minh được tiểu đề : Đạo Cao Đài hay Thần linh học Việt Nam.

 

Nhân chứng người Pháp

Đó là ông Jean Ross, cộng tác viên của báo “Le colon français” ở Hải Phòng, viết về nguồn gốc của Đạo Cao Đài :

“ Năm 1926 !  Chúng tôi đang ở vào đầu năm.

Trong vài ngày nữa là đến Tết Việt Nam. Cách chợ trung tâm không xa, trên con đường thẳng góc với đại lộ nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn, một dãy phố có vẻ đơn sơ là nơi ở của phần đông các công chức thuộc cơ quan hành chánh lớn và các công ty. Tại một trong những căn phố đó, từ nhiều tháng nay, những thơ ký trẻ của sở thuế, sở công chánh, sở hỏa xa, của công ty, . . . (ở xa nên không ghi rõ), tụ họp nhau vào buổi tối sau giờ làm việc ở sở, giải trí với nhau bằng cách

Xây bàn, làm cho cái bàn  nói được.

Họ là những tín đồ Phật giáo tất cả (1). Họ bắt đầu như thế nào ?  Một trong những người ấy đã nghe nói về Thần linh học, về Xây bàn  trong sở làm việc,  nơi mà một trong những ông sếp của ông ta, gốc Nam Kỳ, là một  tín đồ Thần linh học xác tín, đại diện của Hội Thần linh học quan trọng nhứt của nước Pháp. Ông ta nói lại cho nhiều bạn nghe và một ngày đẹp trời, bốn người bạn ấy ngồi vây quanh một cái bàn. 

“ Cứ thử xem có được không ? Có thật không ? Họ đã bảo nhau như thế. Những kết quả buổi đầu luôn luôn không sáng sủa, nhưng dần dần họ loại bỏ những người không có khả năng tiếp điển thiêng liêng và thay vào đó là những bạn có thiên tư  hơn, họ ghi nhận được những kết quả kỳ diệu.

Họ đặt những câu hỏi cho cái bàn và họ đều nhận được câu trả lời. Họ hỏi rằng có phải họ giao tiếp được với Thần linh ?  Câu trả lời khẳng định là : đúng.

Chuyện trở nên nghiêm túc. Mỗi lần thí nghiệm, họ hỏi danh hiệu của vị Thần linh giáng bàn nói chuyện với họ. thường là những vị Thánh hiền thời cổ Trung hoa như Lý Thái Bạch hay Quan Thánh Đế Quân, đôi khi là một Đấng vô danh. Việc làm lúc đầu chỉ là một trò giải trí với chủ nghĩa thần bí vốn rất quen thuộc với tâm hồn người Việt Nam, về sau trở thành cuộc nói chuyện có tính đặc ân với các Đấng Thần linh thượng đẳng của thế giới huyền bí mà họ cầu xin những lời khuyên bảo.

Không hề có một nghi ngờ nào về tính cách chơn thật của các cuộc nói chuyện đó, trước hết vì tất cả những người

________________________________________________________

Chú thích của dịch giả :  (1) Đính chánh :  Nhóm xây bàn  đó có 4 ông :  Phạm Công Tắc theo Công giáo, 3 ông : Cao Quỳnh Cư, Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang thì chưa có tín ngưỡng tôn giáo.

tham dự đều cùng xuất phát từ một điểm khởi hành, họ không thể nghi ngờ trò lừa bịp của một ai trong bọn họ, kế đó, vì sự thông linh với thế giới huyền bí làm họ phát hiện được những sự nâng cao tình cảm, những kiến thức khoa học và triết học sâu sắc mà không một ai trong bọn họ có thể là tác giả.

Nhưng việc sử dụng cái bàn xây để trao đổi với thế giới vô hình, thật sự không được tiện lợi !  Phải mất nhiều thời gian mới nhận được một câu trả lời.

Chính vào thời kỳ mà tôi nói (tác giả G. Gobron), nghĩa là trước Tết Bính Dần (1926), họ thố lộ tâm tình với Thần linh mà họ tiếp xúc. Vị ấy trả lời là nên dùng Ngọc cơ.

Họ thỉnh cầu chỉ dẫn Ngọc cơ gồm có những gì ? (Những người nầy ước chừng không thông thạo Thần linh học hay chỉ tham dự một đàn Cầu Tiên duy nhứt nên họ chỉ mới tập sự). Đấng Thần linh khuyên họ nên đến hỏi một người đồng bào của họ là ông Phủ Chiêu, rất thông thạo về cách cầu cơ trong Thần linh học (2), bởi vì rất khó mà làm cho hiểu được với phương tiện là một cái bàn cử động.

Lúc đó, Đạo Cao Đài sắp được sáng lập hay nói đúng hơn là sắp bước vào giai đoạn được quần chúng  biết đến, bởi từ nhiều năm nay, như chúng ta đã thấy, có một người thờ phụng Đấng Cao Đài. Người nầy theo giáo lý của Đức Phật Thích Ca, không ai khác hơn là ông Phủ Chiêu.

_________________________________________________________

Chú thích của dịch giả :  (2) Đính chánh : Lúc bấy giờ nhóm 4 vị xây bàn chưa liên lạc với ông Phủ Chiêu. Việc cầu cơ là do Ngài Cao Quỳnh Cư hỏi ông phán Phan Văn Tý thuộc Chi Minh Thiện. Ông Tý cho mượn một cây Ngọc cơ và hướng dẫn quí ông cầu cơ. (Xem Đại Đạo Truy Nguyên của Huệ Chương). Việc Xây bàn là theo Thần linh học phương Tây, nhưng việc Cầu cơ thỉnh Tiên là theo Lão giáo, từ đạo Minh Sư bên Trung hoa truyền qua VN.

Ngoài luân lý đạo đức của Đức Phật và Đức Khổng Tử mà ông Phủ Chiêu sùng kính như những biểu hiện thiêng liêng, ông còn tin tưởng sự hiện hữu của Thượng Đế Toàn năng, là Chúa tể càn khôn vũ trụ mà ông gọi là Đấng Cao Đài. Ông cũng tin tưởng các Đấng thiêng liêng mà ông đã liên lạc được trong nhiều năm.

Phẩm hạnh của vị tín đồ Cao Đài đầu tiên ấy rất gương mẫu, người mà các thanh niên được gởi tới để học hỏi.

Đồng bào của ông Phủ Chiêu, toàn thể đều xem ông như một vị Thánh sống.  Ông chỉ bảo các vị thơ ký cách dùng Ngọc cơ (mà sau nầy tôi sẽ có dịp quay trở lại) giúp cho những buổi cầu cơ được dễ dàng rất nhiều. Chính ông cũng trực tiếp tham dự, hân hoan sử dụng các đồng tử có đặc khiếu, thành thạo, có khả năng tiếp điển mạnh mẽ lạ thường.

Sau khi đến liên lạc với ông Phủ Chiêu, cũng trong hoàn cảnh tương tự và theo sự chỉ bảo của Đấng thiêng liêng nói trên, các vị thơ ký ấy đến tìm nhà của một người đồng bào  khác, là cựu quan chức Nam kỳ, cựu Nghị viên Thượng Nghị viện Đông Dương, Lê Văn Trung (3), người cũng tự mình thỉnh thoảng tham dự  các đàn cầu cơ. Những người thơ ký trẻ tuổi chưa hề biết tên Lê Văn Trung trước khi Đấng thiêng liêng chỉ dẫn. Ông Trung trước kia không sống đời đạo đức

__________________________________________________________________

Chú thích của dịch giả : (3)  Đính chánh : Nhóm thơ ký trẻ gồm các vị : Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, theo lịnh của Đức Chí Tôn đến gặp Ngài Lê Văn Trung trước khi đến với ông Phủ Chiêu. Trước khi nhóm thơ ký trẻ đến tìm ông Trung thì ông Trung đã đến hầu đàn ở Chợ Gạo Phú Lâm, được Đức Lý Thái Bạch độ ông bằng cách dùng huyền diệu làm cho đôi mắt của ông sáng lại (vì trước đây  ông bị bịnh quáng mắt). Sau khi Ngài Trung gia nhập nhóm, Đức Chí Tôn ra lịnh quí ông đến gặp ông Phủ Chiêu để hỏi về cách thờ phượng Đức Chí Tôn.

gương mẫu, mà lại thích hưởng thụ những gì có thể được. Vào thời điểm trước khi  những thơ ký trẻ tuổi tìm đến ông để xin lời chỉ bảo, thì ông Trung đã tiêu phá gần hết gia tài của ông.

Trước 50 tuổi, ông Lê Văn Trung, dưới con mắt của mọi người, là một người đam mê vật chất, tham dự cầu cơ một cách tài tử, xem như là lời dặn trước của Đấng Thượng Đế, chỉ định ông hiệp với ông phủ Chiêu mà ông Trung đã quen biết từ lâu, để chỉ đường mở lối cho các vị trẻ tuổi đã theo Thần linh học. Kể từ ngày ấy, ông Trung quyết định sống cuộc đời gương mẫu và tỏ ra xứng đáng với sứ mạng mà Đấng Cao Đài giao phó. Vì thế, ông ngưng hút thuốc phiện một cách đột ngột mà không thấy khó chịu. (Những tín đồ Cao Đài nói rằng, điều đó chứng tỏ ông Trung được Đức Chí Tôn phù hộ, vì một người khác không thể cai thuốc dễ dàng như thế). Ông cử uống rượu, cử ăn thịt cá, trở nên ăn chay thật sự và sống khổ hạnh như những vị hòa thượng khắc khổ nhất.

Sự nhập đạo nhiệm mầu nầy lôi cuốn một số đông môn đệ đầu tiên thường thuộc những gia đình khá giả hay đang nắm chức vụ cai trị khá cao, nhứt là ông Phủ Tương đang làm việc trong tỉnh Chợ Lớn, như là bạn đồng liêu của ông Phủ Chiêu, là một người có đạo đức cao, luôn luôn thực hành nhơn đạo của Đức Khổng Tử, ông Đốc phủ Lê Bá Trang, ông Huyện hàm Nguyễn Ngọc Thơ và bạn đời của ông là bà góa phụ Monnier, người Nam Kỳ, rất giàu, từ nhiều năm đã dùng một phần tiền thu nhập vào các công việc từ thiện.

            Ông Phủ Chiêu là người được chỉ định trước tiên vào chức vụ chỉ huy tối cao của nền Tân tôn giáo, Giáo Tông của Đạo Cao Đài, nhưng ông Phủ Chiêu né tránh nên Ngài Lê Văn Trung được chỉ định thay thế.

Tôi (tác giả G. Gobron) có hỏi một trong những Chức sắc cao cấp, những lý do vì sao ông Phủ Chiêu có thái độ như vậy ?  Vị ấy trả lời cho tôi biết rằng ông Phủ Chiêu chính là tín đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, đã làm tròn phận sự lãnh đạo tối cao của nền tôn giáo, nhưng ông tỏ ra không đủ khả năng vượt qua các thử thách mà Thượng Đế đã định cho ông, cũng như đã đặt ra cho tất cả vị lãnh đạo cao cấp khác, trước khi nâng phẩm vị họ lên  một bậc trên nấc thang mà tột đỉnh là sự hoàn thiện. Do đó, ông phải chuộc lại sự yếu đuối mà ông đã từng chứng tỏ, trước khi lấy lại địa vị mà ở quá khứ  dành quyền cho ông.

 

Giáo Tông của Đạo Cao Đài

 

Sự nhập đạo của Ngài Lê Văn Trung, người trở thành Giáo Tông của Đạo Cao Đài, là một trong những biến cố lớn ở Đông Dương.

Đó là vào năm 1925, ông Trung ở Chợ Lớn, say mê vào công cuộc kinh doanh, trong cảnh huyên náo của một thành phố vốn tôn thờ tiền bạc, ông hoàn toàn xa lánh tôn giáo. Một buổi chiều, theo lời mời của một người bà con, vốn là một tín đồ xác tín Thần linh học thuộc Chi  Minh Lý ở Sài Gòn (Chi nầy giống như  Minh Tân, Minh Thiện, phát sinh từ Thần linh học trong những năm trước 1925 - Lời chú thích của tác giả), ông đến dự một đàn cầu cơ tại Chợ Gạo trong vùng ngoại ô.

Tại buổi hội nhóm nầy, Đức Lý Thái Bạch  giáng đàn, nói riêng với ông Trung, tiết lộ nguyên căn thiêng liêng của ông, đồng thời báo cho ông biết sứ mạng tôn giáo sau nầy của ông. Đức Lý khuyến khích ông Trung sớm đặt mình vào nền tôn giáo mới. Xúc động vì ân sủng, ông Trung không ngần ngại thay đổi cách sống. Được sự nâng đỡ của đức tin, ông Trung can đảm bỏ hút thuốc phiện  ngay và bắt đầu ăn chay; ông cũng từ bỏ công việc kinh doanh để có thể hiến dâng hoàn toàn cho tôn giáo.

Sự nhập đạo của vị nầy, mới hôm qua còn tha thiết của cải và sự hưởng thụ cuộc đời, thật quá rõ ràng để người ta tự hỏi, phải chăng cho đến hôm đó, những đàn cầu cơ tổ chức tại Chợ Gạo, đã được thúc giục lập ra bởi các Đấng với sứ mạng truyền  giáo, trong mục đích duy nhứt là dìu dắt ông Lê Văn Trung trở lại con đường Đạo Pháp. 

Cho nên, khi ông Trung quyết định sống theo Đức tin mới mà ông vừa tiếp thu được, các Đấng thiêng liêng liền ra lịnh giải tán nhóm đồng tử Thần linh học (nơi đàn Chợ Gạo)  trong sự  kinh ngạc và đau buồn sâu đậm của những người trong nhóm.

Tại Sài Gòn, Đấng Cao Đài nhận thấy đã đến lúc đem những đồng tử xây bàn của Ngài tiếp cận với ông Lê Văn Trung. Ngài gởi hai trong số những đồng tử nầy (ông Cư và Tắc)  đến nhà ông Trung với lịnh truyền là tổ chức tại đó một đàn cầu cơ để Ngài ban cho những lời giáo huấn.

Ông Trung, không quen biết những đồng tử nầy, nhưng vẫn chấp nhận lời đề nghị của họ khi đã biết lý do mà họ tìm đến ông. Một đàn cầu cơ được thiết lập. Đấng Cao Đài, giữa những lời giáo huấn, báo cho ông Trung biết sứ mạng trọng đại sắp tới của ông trong nền Tân tôn giáo mà Ngài sắp lập ra để cứu độ nhơn loại.

Sự tiết lộ nầy xác nhận những lời bóng gió trong  những Thánh giáo khác nhau mà ông Trung đã nhận được từ đàn Chợ Gạo với những đồng tử khác. Sự kiện đó củng cố thêm lòng tín ngưỡng của ông và khuyến khích ông hiến dâng trọn vẹn cho công cuộc hành đạo.

Sau đó ít lâu, Đấng Cao Đài gởi quí ông Trung, Cư, Tắc đến gặp ông Phủ Chiêu, người sẽ hướng dẫn họ trong con đường đạo với tính cách là một người Anh Cả. Về phía ông Phủ Chiêu, ông đã được Đấng Cao Đài cho biết trước, nên tiếp đón ba vị khách trên một cách thân ái. Ông liền  đưa ba vị khách đến tiếp xúc những đồng đạo đầu tiên của ông.

Cái hạt nhân của Đạo Cao Đài được hình thành gồm 12 người, tất cả đều học thức trong văn hóa Pháp, đều là công chức mà phần lớn trong các cơ quan hành chánh tại Sài Gòn.

Lòng nhiệt thành và tinh thần bất vụ lợi của các vị tiên phong, trong những ngày giờ đầu tiên, thu hút một số đông tín đồ mỗi ngày mỗi nhiều. Đạo Cao Đài thoát khỏi phạm vi giới hạn nhỏ hẹp, truyền bá khắp trong dân chúng vào đầu năm Bính Dần (1926).

Ông Phủ Chiêu, quen với cảnh sống cô tịch, cảm thấy trái ý bởi sự qui tụ đông đảo tín đồ, làm cho ông lo lắng. Là một công chức có ý thức trong các nhiệm vụ, ông quyết định từ đây lánh xa phong trào tôn giáo lớn mạnh nầy.   

Ngài Lê Văn Trung được Đấng Cao Đài chỉ định thay ông Phủ Chiêu vào cuối tháng tư  năm ấy.

 

Những Thánh Thất đầu tiên

 

Những đàn cầu cơ tiếp tục được tổ chức ngày càng nhiều tại các tư gia và phần lớn là tại các Thánh Thất, trong đó có các trung tâm sau đây : Chợ Lớn, Cần Giuộc, Lộc Giang, Tân Định, Thủ Đức và Cầu Kho.

Hai đồng tử được bổ nhiệm đến mỗi Thánh Thất để tiếp nhận các Thánh giáo của Đấng Cao Đài. Sự thu nhận các tân tín đồ cũng được quyết định tại nơi đó. Các tín đồ đến gia nhập hằng loạt, làm tăng thêm đến hằng trăm người đăng ký nhập môn trong mỗi kỳ đàn.

.

 

 Tuyên ngôn chánh thức của Đạo Cao Đài

 

Tôn giáo mới phát triển rất nhanh vì được dân chúng tiếp nhận nồng nhiệt. Lo lắng cho hoạt động giữa thanh thiên bạch nhựt và giữ trong giới hạn của phạm vi pháp luật nghiêm nhặt, các nhà lãnh đạo đưa ra một Tuyên ngôn chánh thức có 28 người ký tên, được gởi đi ngày 7-10-1926 đến ông Thống Đốc Nam Kỳ. Đính kèm theo Tuyên ngôn nầy là danh sách các tín đồ ký tên gồm 247 người hiện diện trong buổi lễ công nhận sự hiện hữu chánh thức của Đạo Cao Đài.

 

Việc truyền đạo

 

Sau khi bản Tuyên ngôn được chánh quyền địa phương lịch sự tiếp nhận, các nhà lãnh đạo của nền Đại Đạo tổ chức các đoàn truyền giáo trong quốc nội.

Có tất cả ba đoàn truyền giáo : một cho các tỉnh miền Đông, một cho các tỉnh ở Trung ương và một cho miền Tây.

Chưa đầy hai tháng, hơn 20 ngàn người cải giáo nhập môn vào Đạo Cao Đài, trong đó có nhiều nhân sĩ bản xứ. Chính nhờ các đàn cầu cơ và nhất là nhờ lòng nhân đức vô hạn của của Đấng Thượng Đế luôn luôn thể hiện trong mỗi lần cầu nguyện. Những Thánh giáo có một ảnh hưởng quyết định trên những người hầu đàn, nên Đạo Cao Đài đã tiếp nhận sự nhập môn vào đạo hằng loạt.

Thành quả lớn lao ấy là do những nghi thức thờ cúng mới của Đạo Cao Đài không có gì trái với những gì mà các tôn giáo chánh đã thực hành trong nước.

 

LỄ KHAI ĐAÏO

 

Từ ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch (dl 14-11-1926), những cuộc đi truyền đạo được đình chỉ. Tất cả những nổ lực của các vị lãnh đạo đều tập trung vào Lễ Khai Đạo, diễn ra trong ba ngày : 14, 15 và 16 tháng 10 âm lịch của năm Bính Dần (dl 18, 19, 20-11-1926) tại chùa Từ Lâm Tự ở Gò Kén (Tây Ninh). Toàn Quyền Đông Dương, cũng như Thống Đốc Nam Kỳ và các viên chức cao cấp của Pháp và Việt đều được mời dự lễ.

Đại lễ cử hành rất long trọng, qui tụ đáng kể nhiều tín đồ đến từ khắp các tỉnh Nam Kỳ. Cuộc lễ cũng thu hút hằng ngàn người ngoại đạo đến  xem vì hiếu kỳ hay đến quan sát.

Sự hiện diện của Đại Úy Monet, một đại tín đồ Thần linh học Pháp, được đặc biệt chú ý.

Trong cuộc lễ nầy, Hội Thánh Cao Đài được xây dựng và Tân Luật được thiết lập và ban hành.

 

Thủ phủ chính thức của Đạo Cao Đài

 

Từ Lâm Tự là một ngôi chùa Phật vừa mới được xây cất bởi Hòa Thượng Giác Hải ở Chợ Gạo (Chợ Lớn). Vị Hòa Thượng nầy đã cải giáo để nhập vào đạo mới là Đạo Cao Đài. Nhưng sau đại lễ Khai Đạo, những tín đồ Phật giáo đã cung cấp tiền bạc cho Hòa Thượng xây chùa Từ Lâm, không được Hòa Thượng tham khảo ý kiến về sự hiến chùa cho Đạo Cao Đài, nên đòi hỏi giao hoàn chùa lại cho cố chủ.

Mặt khác, kinh nghiệm cho biết chùa quá nhỏ, khoảnh đất cất chùa quá chật hẹp, khó có thể xây dựng một cách thích đáng Tòa Thánh của một nền Tân tôn giáo đang phát triển với một tương lai vĩ đại.

Theo chỉ dẫn của Đấng Đại Tiên, khoảnh đất mà trên đó xây dựng Đền thờ tạm thời hiện nay đã được chọn và mua để xác định xây dựng Tòa Thánh Cao Đài, tọa lạc tại làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, khá rộng khoảng 100 mẫu,  đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.

Việc di chuyển Thánh Thất từ Gò Kén đến làng Long Thành thực hiện vào tháng 3 năm 1927. Số tín đồ tiếp tục tăng lên đáng kể. Những cuộc hành hương đến Thánh Thất mới đáng ghi chép : mỗi ngày tiếp đón cả ngàn người.

Cũng như tất cả tôn giáo khác vào buổi đầu, Đạo Cao Đài cũng có những kẻ chống đối mà những lời chỉ trích của họ thường rất kịch liệt, luôn luôn bị xúi giục bởi một đầu óc    thiếu khách quan.

Trong lúc đó, những vị lãnh đạo Cao Đài, vâng theo lời giáo huấn của Đức Chí Tôn, cố gắng giữ mình và tự hoàn thiện trong nền Đại Đạo,  bằng cách chỉ quan tâm đến lợi ích về đạo đức và tinh thần của nhơn loại.

Đó là câu trả lời duy nhứt mà họ được phép dùng để đối phó với những kẻ công kích, vì tất cả tín đồ chân chính của Đạo Cao Đài phải giữ nghiêm khắc với chính mình.  

Rốt cuộc, sau 4 năm hiện hữu, Đạo Cao Đài đã có nửa triệu tín đồ. Mặc dầu có rất nhiều trở ngại gieo rắc trên đường đi, họ luôn luôn tiếp tục tiến bước và đắc thắng đến mục đích mà Đấng Thượng Đế đặt ra cho họ : Sự phục hưng nhơn loại trong nền hòa bình thế giới.

 

Nguồn gốc của giáo lý Đạo Cao Đài

Tạp chí “L’Inde illustrée” (Ấn độ hình ảnh) tóm tắt cho biết như sau đây :

“ Cao Đài là danh xưng tượng trưng của Thượng Đế, được khải thị tại phương Đông lần thứ ba.

“ Ý tưởng của các tín đồ về đức tin mới là Đấng Thượng Đế, theo lời giáo hóa về sự tiến bộ tinh thần của loài người, được tinh tế hơn xưa, Thượng Đế lần nầy thể hiện qua các đồng tử, không muốn ban cho một người nào nơi cõi trần cái đặc ân  sáng lập Đạo Cao Đài.

“ Cái hình thức biểu hiện mới của Đấng Thượng Đế chứng tỏ rằng tôn giáo đặt dưới quyền thống trị của vị sáng lập trần thế, không thích hợp tính cách đại đồng, vì các nhà tiên tri của họ nổi lên chống lại cái chân lý được đề xướng bởi các tôn giáo khác mà họ tỏ ra không có sự khoan dung.

“ Giáo lý Đạo Cao Đài là sự dung hợp giáo lý của các tôn giáo xưa ở phương Đông : Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo.

“ Trong một Thánh giáo được chuyển đi vào ngày 13-2-1927, với sự hiện diện của vài người Pháp, Đức Lý Thái Bạch, một trong những khâm sứ của Thượng Đế, đã trình bày giáo lý ấy. Chúng tôi xin trích ra từ Thánh giáo ấy những dòng sau đây :

“ Những Thánh giáo của các tôn giáo không được thực hành đúng. Trật tự và hòa bình thời xưa bị xóa bỏ. Qui luật đạo đức của loài người bị xuyên tạc. Đối với những người thiếu suy nghĩ và hoài nghi, Thượng Đế chỉ tồn tại trên từ ngữ. Họ không biết rằng nơi chỗ tối cao đang ngự trị một Đấng Chúa tể của mọi sự biến đổi của vũ trụ và của tất cả số phận con người.

“ Thuở xưa, các dân tộc không hiểu biết nhau, thiếu các phương tiện vận chuyển, Ta (Đấng Thượng Đế) thiết lập trong các thời kỳ khác nhau năm nhánh của Đại Đạo (gọi là Ngũ Chi Đại Đạo) gồm :

1. Nhơn đạo : Khổng giáo.

2. Thần đạo : Khương Thái Công, thờ các vị Thần.

3. Thánh đạo : Thiên Chúa giáo.

4. Tiên đạo :  Lão giáo.

5. Phật đạo :  Phật giáo.

“ Mỗi Chi Đại Đạo dựa trên tập quán và phong tục của mỗi giống dân được đặc biệt kêu gọi để hành đạo.

“ Ngày nay, tất cả những phần đất của thế giới được khai phá : nhơn loại hiểu biết nhau hơn, khao khát một nền hòa bình thật sự. Nhưng vì có nhiều tôn giáo nên nhơn sanh luôn luôn không sống trong sự điều hòa người nầy với người khác. Cho nên, Ta quyết định qui hiệp tất cả tôn giáo thành một mối duy nhứt để đem trở về một khối thống nhứt nguyên thủy.

“ Hơn nữa, giáo lý của các tôn giáo, trải qua nhiều thế kỷ, đã bị biến thể bởi chính các vị lãnh nhiệm vụ truyền giáo, đến mức mà ngày nay, Ta nhứt định chính mình Ta đến với các con  để chỉ dạy con đường phải theo. . .

Cũng trong Thánh giáo ngày 13-1-1927, Đức Lý Thái Bạch còn nói thêm :

“ Các huynh đệ thân mến,  Chúa Jésus nhân từ đã đến với các bạn để vạch ra con đường Thánh thiện cho các bạn. Hãy cố gắng đi theo đường ấy để sau nầy có được sự bình an của tâm hồn, hãy bước tới mỗi ngày một bước mau lẹ trong tình thương yêu của Thượng Đế. Hãy đoàn kết, hãy thương yêu nhau người nầy người khác, hãy giúp đỡ lẫn nhau. Đó là Thiên điều.

“ Vào lúc nầy, nơi mà mỗi người bị bắt buộc chịu đựng nỗi khổ sở, nếu người nào chỉ nghĩ đến lợi lộc cá nhân, nếu người nào tìm cách gieo đau khổ và phiền não, người đó sẽ mạo hiểm bị lôi cuốn vào trong dòng thác địa ngục, nơi đây, cái hung dữ sẽ bẻ gãy cuộc sống và làm hoen ố tâm hồn.”

Sự thật, Đạo Cao Đài hay Đại Đạo là một tôn giáo giản dị nhứt hiện nay khi nói về việc hành đạo và sự thờ cúng. Tôn giáo mới nầy chỉ đòi hỏi các tín đồ mỗi ngày tụng kinh cầu nguyện Đấng Cao Đài, hoặc tại nhà của họ, hoặc trong Thánh Thất; không có phép sám hối xưng tội, không có phép thông công. (Việc cầu cơ là một việc làm tế nhị và nguy hiểm, chỉ dành riêng cho Hội Thánh.

Số lượng Giáo sĩ  giới hạn trong phạm vi cần thiết nhứt để truyền bá giáo lý, khuyến khích tín đồ thực hành Nhơn đạo, như  Đức Khổng Tử đã quan niệm. Chỉ có một Thượng Đế duy nhứt, là Đức Chí Tôn, Đạo Cao Đài khuyên bảo các tín đồ noi theo đạo đức thuần túy của Đức Chúa Jésus, đạo đức của Đức Khổng Tử, cả hai đều không có gì khác nhau.

Đạo Cao Đài cũng khuyên bảo sùng bái các Đấng chơn linh thượng đẳng, ân nhân của nhơn loại vào các thời kỳ khác nhau; Đức Chúa Jésus, cũng như Đức Phật Thích Ca, cũng như Đức Khổng Tử, cũng như các vị Thần thời cổ Trung hoa, không nên quên các Đấng ấy trong các lời cầu nguyện.

Trên nguyên tắc, các Chức sắc của Đạo Cao Đài bị cấm cầu các Đấng thiêng liêng trong khối đông đảo tín đồ, để tránh cho những đồng tử trở nên chuyên nghiệp và tránh lạm dụng tính dễ tin của quần chúng ưa chuyện thần bí.

Ngọc cơ được cất giữ trong Thánh Thất. Nhưng những đồng tử linh tính tiếp tục được các tín đồ nghe theo. Theo ý kiến của tôi (tác giả), thật là bất công khi tuyên bố quá nhanh rằng các vị sáng lập Đạo Cao Đài muốn che giấu sự thật để dành riêng cho mình độc quyền tiếp xúc các Đấng vô hình.

Người hành đạo cần vươn lên để chiếm được cái quyền đạt đến trí huệ trọn vẹn. Trong vài trường hợp, đó là thái độ của Giáo hội Công giáo đối với Thần linh học.



NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

được xác nhận năm 1946


(Xem Chương : Các yếu tố cốt yếu của Đạo Cao Đài)


Giáo lý của Đạo Cao Đài không chỉ nhằm mục đích hoà hợp các tín ngưỡng tôn giáo, mà còn thích nghi với tất cả mức độ tiến hóa của tâm linh.

1. Về phương diện đạo đức : Giáo lý Đạo Cao Đài nhắc nhở con người có bổn phận đối với chính mình, đối với gia đình, đối với xã hội, ấy là một gia đình mở rộng, kế đó đối với nhơn loại, gia đình thế giới;

2. Về phương diện Triết học : Giáo lý Đạo Cao Đài truyền dạy sự khinh thường danh vọng, sự giàu có, sự xa hoa, tắt một lời là sự giải thoát khỏi những nô lệ vật chất, để tìm tòi trong tâm linh sự  yên tĩnh của tâm hồn;

3. Về phương diện văn hóa : Giáo lý Đạo Cao Đài khuyên nhủ sùng bái Thượng Đế, Đại Từ Phụ của tất cả chúng ta, tôn thờ các Đấng chơn linh thượng đẳng vốn tạo nên hệ thống trật tự oai nghiêm trong thế giới huyền bí. Chấp nhận sự thờ cúng tổ tiên theo truyền thống dân tộc, bài trừ việc cúng bằng các thứ thịt thú vật, cũng như giấy vàng mã;

4. Về phương diện tâm linh : Giáo lý Đạo Cao Đài xác nhận sự đồng ý với các tôn giáo khác về các hệ thống triết học tâm linh và tâm lý, sự hiện hữu của linh hồn và sự tồn sinh của nó nơi thể xác, sự tiến hóa của linh hồn  bởi sự đầu thai chuyển kiếp liên tiếp, cái kết quả sau khi chết của các hành vi của con người định bởi luật Nhân quả.

5. Về phương diện truyền giáo : Đạo Cao Đài truyền đạo cho các tín đồ xứng đáng những giáo huấn mặc khải mà nó cho phép các tín đồ, bởi quá trình tiến hóa tâm linh, đạt đến  sự  hưởng thụ toàn phúc.

 

Các tín đồ

 Có ba loại tín đồ :

1. Những tu sĩ chơn tu, những Chức sắc cao cấp, những người bị bắt buộc tuân thủ một lối sống, nếu không khổ hạnh thì ít nhất cũng phải kiêng cữ  một số điều : quan hệ xác thịt nam nữ bị cấm chỉ, họ có thể có vợ nhưng vợ chỉ là bè bạn; rượu, thịt, cá đều bị cấm chỉ; họ chỉ được nuôi sống bằng thảo mộc (ăn chay). Chỉ riêng họ mới được phép giao tiếp với Đức Thượng Đế và các Đấng chơn linh thượng đẳng, nhưng chỉ được làm trong trường hợp đặc biệt mà thôi.

2. Các đồng tử, có số lượng 12 người, họ cũng được xem là Chức sắc hay phụ tá, không phải là tu sĩ chơn tu, nhưng họ cũng bị bắt buộc tuân thủ một số luật lệ và kiêng cữ một số điều trong đời sống vật chất. Họ vẫn đi làm việc thường ngày trong các hoạt động thương mãi hay kỹ nghệ. Họ cũng bị chính thức cấm chỉ cầu cơ, khi không có hiện diện của những Chức sắc cao cấp mà không được các vị nầy mời đến  sau khi tụng kinh cầu nguyện Đức Chí Tôn.

3. Những môn đồ bình thường,  đây là khối đông đảo tín đồ, họ không có bổn phận nào khác hơn là tuân theo đạo đức và qui tắc hành xử do các Chức sắc của Ban Trị Sự Cao Đài truyền dạy và đáng kể là phải cúng lạy đều đặn mỗi ngày trước bàn thờ Đấng Cao Đài, trong một ngôi chùa riêng biệt, hoặc trong một Thánh Thất mới tạo nên, hay nơi tư gia của họ trước một bàn thờ nhỏ được sắp đặt, trên đó đặt hình vẽ Thiên Nhãn có mây bao quanh, giữa hai chưn đèn nghi lễ có một lư hương chứa đầy tro để cắm nhang, và phẩm vật dâng cúng là hoa quả, nhiều hay ít cũng được.

Theo một tài liệu khác gần đây, tôi (tác giả) thấy những tín đồ chia làm hai bậc : Thượng thừa và Hạ thừa.

Được xếp vào bậc Thượng thừa là những tu sĩ chơn tu, họ có thể là Chức sắc hay tín đồ thường. Ở bậc Thượng thừa, họ bị bắt buộc để râu dài và tóc dài, phải ăn chay, cấm xa hoa, cấm quan hệ tình dục. Đời sống của họ thoát khỏi sự nô lệ vật chất, hoàn toàn dâng hiến để phụng sự tôn giáo.

Những tín đồ thuộc Hạ thừa gồm đông đảo tín đồ, vẫn tiếp tục theo đuổi công việc bình thường, bổn phận về tôn giáo của họ gồm việc thực hành cúng lạy hằng ngày và hành xử đúng theo Tân Luật.

Các tín đồ ở cả hai bậc đều bắt buộc tuân theo Ngũ Giới Cấm, trích ra từ  đạo đức của Phật giáo : không sát sanh, không gian tham, không tà dâm, không ăn cao lương mỹ vị, không phạm tội bằng lời nói.

Về chế độ ăn uống, đối với các tín đồ bậc nhì (Hạ thừa), qui định việc ăn chay theo từng bậc, phải kiêng cữ thịt thú vật, chỉ ăn chay một số ngày nhứt định trong một tháng âm lịch. Như thế, khởi đầu ăn chay tạm thời 2 ngày sóc vọng mỗi tháng, kế đó tiếp tục lên Lục trai, ăn chay 6 ngày trong một tháng, rồi Thập trai tức là 10 ngày trong mỗi tháng.

Đạo Cao Đài thu nhận vào lòng tất cả những người có thiện ý, không phân biệt chủng tộc, địa vị xã hội. Một người dân có thể sát cánh trong tình huynh đệ với một Đốc phủ sứ.

 

Sự thờ cúng trong Đạo Cao Đài

“ Sự thờ cúng được cử hành mỗi ngày tại Thánh Thất, cũng như tại tư gia, vào bốn thời (Tứ thời) : lúc 6 giờ, giữa trưa (12 giờ), 18 giờ và giữa đêm (12 giờ khuya).

Quì lạy trước Thiên bàn, trong sự nhiệt thành của tâm hồn hướng về Đấng Thượng Đế, chúng ta khởi đầu tụng kinh Niệm Hương, tiếp theo tụng Khai Kinh, mà lời kinh như sau :

Biển trần khổ vơi vơi trời nước,

Ánh thái dương giọi trước phương đông.

Tổ Sư Thái Thượng Đức Ông,

Ra tay dẫn độ dày công giúp đời.

Trong Tam giáo có lời khuyến dạy,

Gốc bởi lòng, làm phải làm lành.

Trung dung Khổng Thánh chỉ rành,

Từ bi Phật dặn lòng thành lòng nhơn.

Phép Tiên đạo tu chơn dưỡng tánh,

Một cội sanh ba nhánh in nhau.

Làm người rõ thấu lý sâu,

Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh kinh.

 

Nghi thức ấy đã xong, chúng ta cất giọng tụng kinh bài Vinh Danh Thượng Đế (Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế), kế đó tụng 3 bài kinh xưng tụng ba Đấng Giáo chủ Tam giáo : Đức Phật, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử.

Nghi thức cúng lạy hằng ngày tất cả đơn giản như thế.

Về phần hiến lễ trong Thánh Thất, vào các ngày lễ lớn, việc thực hành các nghi tiết có phần quan trọng hơn.

 

Làm thế nào cầu nguyện Đức Chí Tôn ?

Tôi xin quí vị, chư  Đạo huynh của tôi, cầu nguyện và ca tụng Đấng ban cho sự sống, sức mạnh, vẻ đẹp và cái có giá trị hơn nữa là : Trí khôn ngoan mà nó làm cho quí vị giống Đấng ấy. Tôn xin quí vị, những Đạo huynh của tôi, ca tụng, cầu nguyện và đặt mình vào trật tự.

Tư thế trật tự đứng bất động trong chỗ chờ đợi . . . tôi xin quí vị chờ đợi những ân huệ của Thượng Đế.

Tư thế trật tự đứng trong điệu bộ của bước đi đầu tiên đến cõi ánh sáng . . .  Tôi xin quí vị bước đến cõi ánh sáng.

Tư thế trật tự ngồi trong sự chờ đợi và sự tịnh tâm hướng nội . . . Tôi xin quí vị tịnh tâm, cầu nguyện và chờ đợi.

Tôi xin quí vị, những Đạo huynh của tôi, cầu nguyện, ca tụng trong tâm Đấng ban cho sự sống.

Sự sống của thể xác để theo đuổi việc giúp đỡ những người nào cần đến quí vị.

Sự sống của trái tim để thương yêu mọi người, mọi vật, để thương yêu tất cả sự sống, tất cả sự sống thiêng liêng, Thiên thần, con người, thú vật, thảo mộc, khoáng chất và nguyên tử.

Tôi xin quí vị thương yêu đất, nước, lửa, không khí.

Tôi xin quí vị thương yêu những cục sỏi trên đường đi và những ngôi sao trên bầu trời.

Tư thế trật tự trong trạng thái ngủ, trong trạng thái nghỉ ngơi, đều phải là một hành động tạ ơn.

Sự bất động là một trật tự, một tư thế của hành động, cầu nguyện, ca tụng Đấng ban cho sự sống, sức mạnh, vẻ đẹp và cái gì còn hơn thế nữa, trí khôn ngoan.

Các đạo huynh, các Đạo tỷ của tôi, tôi xin quí vị cầu nguyện và ca tụng Đấng ban cho sự sống.

Tôi  đem đến các thứ hoa tươi năm sắc. Tôi đem đến các thứ hoa tươi.

Hoa huệ trắng của sự chơn thật trong sạch trong cái duy nhứt của Thượng Đế.

Tất cả các màu sắc có ở trong màu trắng của đức tin  cũng như tất cả tín ngưỡng đều ở nơi đức tin.

Hoa cúc nơi đồng ruộng của niềm hy vọng thiêng liêng. Màu xanh của bầu trời làm cho nhìn lên cao.

Trong niềm hy vọng thiêng liêng, tất cả những ý tưởng của loài người.

Hoa hồng đỏ của tình thương yêu vấy máu, của tình thương yêu bị đóng đinh vào cây thập tự, hoa hồng đỏ của lòng nhân ái.

Hoa hồng mang cây Thánh giá.

Cây Thánh giá mang hoa hồng.

Hoa hồng - Thánh giá.

Hoa hướng dương màu vàng, hoa hướng dương của huỳnh kim, hoa hướng dương của lời nói im lặng.

Mặt đất quay hướng đến mặt trời, cũng như mặt trời của hoa hướng dương quay.

Huỳnh kim (vàng ròng) của trời rơi trên mặt đất.

Hoa màu bông cà, cây hoa tím của sự khiêm tốn bí mật. Màu tím làm ra tình thương yêu đỏ và hy vọng xanh, màu tím của sự sầu thảm nhưng cũng của quyền lực bí mật.

Màu hoa cà của người nào biết được chơn lý.

 

Lòng bác ái

Mấy từ ngữ đơn giản nầy tóm lược khuynh hướng chủ yếu của Đạo Cao Đài. Những ứng dụng thực tiễn suy ra gồm :

1. Tình huynh đệ giữa nhơn loại.

2. Lòng thương yêu loài vật.

Bởi vì chúng ta có bổn phận trong tình huynh đệ đối với mọi người, xem mọi người đều là anh em trong đại gia đình thế giới, chúng ta cũng có bổn phận đối xử tốt loài vật, vì chúng nó là những em út còn lạc hậu trên con đường tiến hóa. Chúng ta phải chăm sóc chúng vì chúng được tạo ra để giúp việc cho chúng ta, đối đãi với chúng một cách dịu dàng, và tránh làm cho chúng đau đớn vô ích. Đời sống thú vật của chúng cần được tôn trọng, bởi vì nếu làm tổn thương đến chúng thì chúng ta đã làm chậm trễ sự tiến hóa của nạn nhân.

Vì vậy, tất cả tín đồ Cao Đài ý thức bổn phận của mình và giữ việc ăn chay để tránh khỏi làm tòng phạm sát sanh hằng ngày, làm tổn hại những em út cấp dưới.

Ông Schopenhauer nói : Giữa lòng thương xót loài vật và lòng nhân từ có sự ràng buộc chặt chẽ, người ta có thể nói không ngần ngại rằng, khi một người hung dữ  với loài vật thì người ấy không thể là người lành.

3. Lòng nhân từ đối với thảo mộc :

Không ai biết hết những ích lợi của thảo mộc đã đem lại cho nhơn loại. Ân nhân yên lặng của con người, nó không hề trách móc về sự bội bạc, sự tàn ác của con người. Cây cối che bóng mát cho những ai ngồi tại gốc của nó, không phân biệt khách bộ hành mệt nhọc hay người tiều phu hung bạo. Người ta nói, cây đàn hương đã xông hương lưỡi rìu chặt nó.

Thảo mộc là một kho thuốc thiên nhiên thực sự, nơi đó, chúng ta có thể tìm được những thứ thuốc trị bệnh bá chứng cho chúng ta. Bài học về lòng tốt, lòng hy sinh  không thể rút ra từ thảo mộc cho lợi ích của chúng ta hay sao ?

Những thí nghiệm khoa học gần đây của Sir Bose, một bác học Ấn Độ, đã chứng minh rằng thảo mộc sống như loài người, mà vài loại cây, đặc biệt như cây mắc cở có một hệ thần kinh nhạy cảm hơn của chúng ta về những tổn thương thân thể. Chúng ta sẽ nghĩ gì khi một người nào đó đùa giỡn bẻ gãy một cành cây hay nhổ bật rễ một cái cây ?  Nếu  vì nhu cầu cho đời sống vật chất buộc chúng ta phải dùng thảo mộc, thì đối với “các thí sinh thi lên động vật” nầy, chúng ta phải có lòng tốt là không bao giờ nên chặt bỏ hay phá hại chúng một cách vô ích.

          4. Phụng sự nhơn sanh. (bổ túc bổn phận của tình huynh đệ)

Biết bao nhiêu dịu dàng, trìu mến, thiên nhiên đã đem lại cho con người khi sống ẩn dật trong cảnh cô tịch. Lánh xa thế giới loài người, mà những cám dỗ không còn giá trị, trong cảnh tĩnh mịch của cuộc sống ẩn dật, người ta thanh lọc cuộc sống, lắng dịu những đam mê và nâng cao tư tưởng lên gần Thượng Đế. Rồi trong niềm say mê trầm tư mặc tưởng, nơi đó được khơi dậy cái tình cảm của Đấng thiêng liêng, nên cảm nhận nhiều hơn cái nguồn gốc thiêng liêng của mình.

Đó là đời sống nội tâm dẫn lối những người thượng thừa, được phú bẩm những năng lực lớn, khi sứ mạng phàm trần của họ hoàn thành, họ mong muốn được an lạc tinh thần. Nhưng, trước khi đạt đến  giai đoạn cao cấp trong con đường hành tu của nhơn loại, người khách lữ hành, vẫn tìm cách tiến lên, nhưng phải giúp đỡ những kẻ đang dò dẫm đi sau.

Như thế, tất cả tín đồ Đạo Cao Đài, lo lắng về hành động theo nguyên tắc nhân ái, trong mọi trường hợp, tự hiến mình cho việc phụng sự nhơn sanh. Được thúc đẩy bởi lòng ham muốn giúp đỡ đồng loại, họ sẵn sàng đem đến sự an ủi cho những nỗi khổ đau về tinh thần và xã hội bằng những lời nói hay việc làm của họ. Và trong niềm khao khát về lòng từ bi, họ luôn luôn đưa tay giúp đỡ tất cả những người cần đến sự giúp đỡ của họ. Chịu đựng tất cả nỗi khổ nhục bất cứ từ đâu tới, họ vẫn sống không thù hận, giữa những người thù hận

họ. Tất cả tín đồ Đại Đạo, Chức sắc hay Đạo hữu, phải nhận nhiệm vụ khó khăn là đem linh hồn đến Thượng Đế, ghi khắc vào trí não những Thánh giáo của Đấng Cao Đài, dựa trên lòng yêu mến điều thiện và sự tôn thờ chơn lý.

Nếu đã cố gắng tuyên cáo chơn lý mà vẫn không thuyết phục được những kẻ vô tín ngưỡng, thì ít ra cũng làm cho họ dao động vài phần, và lúc bấy giờ những nghi ngờ được khơi dậy trong tâm hồn những kẻ từ trước đến nay không có đức tin, sẽ làm tiếp những gì còn lại. . . .

 Chính khi hoàn thiện và cứu độ kẻ khác, người ta cũng hoàn thiện và cứu độ chính mình, vì những hành động thương yêu, từ thiện, đến lượt nó tạo nên lộ phí trong cuộc hành trình dài về Cực lạc. Bởi vì việc phụng sự nhơn sanh là một trong những điều kiện cần thiết của việc tự độ, người ta có tất cả lợi ích để thực hiện với lòng nhiệt thành hơn là cho phép họ lòng hâm mộ tôn giáo và tiến bộ đạo đức của họ.

Không dám có cao vọng tự đặt mình là nhà truyền giáo, người tín đồ phải thúc đẩy đặc biệt những đồng đạo của mình làm điều thiện và đạo đức. Nó có thể đạt được, không phải bằng bài thuyết giảng trống rỗng, mà bằng cách làm gương và thích hợp cuộc sống theo giáo lý mà mình chủ trương. Nếu thỉnh thoảng nó trốn lánh bổn phận, xa rời con đường đạo mà Đức Chí Tôn đã vạch ra, thì đấy chính là do sự yếu đuối hay khinh suất của nó, chớ không phải do những Thánh giáo mà nó có sứ mạng truyền bá, bởi chúng tôi há cần nhắc lại luôn luôn những Thánh giáo ấy, một lý tưởng hòa bình và tình yêu huynh đệ.

Giống như các tôn giáo hiện hữu, Đạo Cao Đài cũng có những kẻ giả tu (không thành tín sùng đạo) và những tín đồ còn thiếu đức tin để chống lại những cám dỗ của các Tà Thần. Đó là những phần tử bất hảo làm hoen ố tôn giáo mà họ đang theo và họ sẽ bị loại ra hoàn toàn.

 

Đạo Cao Đài đem đến điều gì ?

Đạo Cao Đài đến để phát hiện chơn lý và xác định mục đích của sự sáng tạo ra loài người.

Đạo Cao Đài ban cho các tín đồ ý thức về quyền lực của tín đồ khi chơn linh của họ hiệp nhứt vào Thượng Đế.

Đấng Cao Đài đến hướng tới loài người đang bị ngăn trở trong bước đường đi đến cõi ánh sáng và chứng minh rằng lý trí con người sẽ chiến thắng tất cả những chướng ngại, tất cả những thiếu hiểu biết.

Đấng Cao Đài giải phóng các xiềng xích.

Vậy Đạo Cao Đài hòa hợp hoàn toàn với con người tự do, suy nghĩ một cách tự do mà chơn linh của con người sẽ một ngày nào đó ý thức được quyền lực riêng của nó.

Nhưng Đấng Cao Đài đặt con người tự do để bảo vệ chống lại tinh thần kiêu căng, bởi vì tất cả ánh sáng bên trong đến từ ánh sáng trên cao.

Ánh sáng chỉ có thể đến từ cõi ánh sáng.

Ánh sáng dưới thấp khởi phát từ  ánh sáng ở trên cao.

Ánh sáng của loài người khởi phát từ  ánh sáng thiêng liêng.

Sự tiền định của Đạo Cao Đài

 

Đạo Cao Đài được tiền định để trở thành, không chỉ ở Viễn Đông mà trong toàn cả vũ trụ, một sự tổng hợp các tôn giáo, một siêu thông thiên học phát ra từ chủ nghĩa thông thiên học nhân tạo. Đạo Cao Đài không yêu cầu sự duy nhứt về tính siêu việt tôn giáo, nhưng mong  muốn và hướng đến sự hòa hợp các tín ngưỡng và các triết lý. Không một nguyên tắc nào của Đạo Cao Đài có thể bị từ chối bởi một chơn linh kém tiến hóa.

Cũng như trong tất cả thời kỳ, luôn luôn có một con đường mở ra hướng đến cõi ánh sáng của Đấng Tối Cao, cũng như trong tất cả các nơi có dựng lên một đền thờ thần bí hay hữu hình để thu hút những ân huệ của Nguyên nhân của các nguyên nhân (Thượng Đế) và để toan tính nâng cao con người Tiểu vũ trụ lên cái vĩ đại là Đại vũ trụ.

Những tôn giáo của các địa phương, những tôn giáo của tất cả thời kỳ, những tôn giáo đang hoạt động hôm nay : Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, đều luôn luôn thích hợp với thời gian và địa phương đã tạo thành nó và phát triển nó. Đó là môi trường nước tạo ra hình thể của các thứ cá. Đó là sức hấp dẫn của Trời  làm cho con người bước đi thẳng đứng.

Đạo Cao Đài phát sinh tại Đông Dương được định dùng cho cả thế giới, bởi vì thông điệp mà Đạo Cao Đài đem lại đã có sẵn trong tất cả tôn giáo.

Việc có nhiều tôn giáo không là chướng ngại cho việc hòa hợp  nếu một mối dây liên lạc khéo léo nhưng thực tế gây ra một điểm tiếp xúc. Mối dây liên lạc đó khéo léo nhưng thực tế, Đạo Cao Đài đem lại cho người muốn nghe không định kiến, tất cả lòng thành thật, tất cả tình huynh đệ trong thông điệp của Đạo :

           Sự sống, Lòng thương yêu, Chơn lý.

 

Đạo Cao Đài, Tôn giáo và Triết lý.

Đạo Cao Đài là một tôn giáo có giá trị liên kết các phần tử giữa họ, liên kết những người đang sống của thời hiện tại trong tất cả các địa phương, với những người đã chết của thời quá khứ, và nó chuẩn bị cho kiếp tái sinh tương lai.

Đạo Cao Đài làm cho nó cái công thức của chủ nghĩa thực nghiệm triết học Auguste Comte : “ Những người chết thống trị, một cách cần thiết và càng lúc càng thêm, những người sống.”

Nhưng đối với Đạo Cao Đài, những người chết thực sự là luôn luôn sống.

Giáo lý của Đạo Cao Đài là một triết lý có giá trị, nó trình bày, chứng minh, bàn cãi và xác nhận trong thiện ý cũng như trong duy lý hay thần bí. Chủ nghĩa duy lý dĩ nhiên không là chủ nghĩa vô thần có hệ thống.

 

Chỉ có một Thượng Đế, tên của Ngài là gì ?

Chỉ có một Thượng Đế, Nguyên nhân của các nguyên nhân, Nguyên lý của tất cả nguyên lý. Chỉ có một Thượng Đế được tôn thờ, sùng kính, cầu nguyện dưới những tên khác nhau trên khắp hoàn cầu. Chỉ có một Thượng Đế.

Cao Đài, tên của Ngài là thế đó, mà Đấng Thượng Đế duy nhứt và hoàn toàn đã dùng để biểu thị ở Việt Nam và để chỉ cho thế giới biết một tôn giáo mới, nhờ nó con người chắc chắn tìm được Thượng Đế.

Cao Đài, đó là tên của Đấng Thượng Đế duy nhứt, và Ngài ở trong tất cả những tên trong hiện tại hay quá khứ mà con người đặt cho Thượng Đế hay dưới những tên nầy, Thượng Đế được biểu thị đối với con người.

Cao Đài, tên của Ngài là thế đó.

 

Cao Đài

Cao Đài là cái đài cao nhứt.  Đó  là  sự  biểu  lộ  của En-Soph  xứ  Kether.

Cao Đài là cái tháp không nóc mà trên mặt bằng cao nhứt của tháp, Đấng ấy tự đặt “Đấng mà người ta không thể gọi tên” bởi một tiếng nào của loài người. Những người theo chủ nghĩa thần bí gọi Đấng ấy là En-Soph, những người Do Thái gọi là Iod, He, Vau.

Chữ Cao Đài thay thế tên của Thượng Đế.  Đó là một trong rất nhiều tên của Đấng thiêng liêng duy nhứt, mà cái tên chỉ là một trong những trạng thái, Đấng ấy là vô tận.

Bởi cái dấu hiệu 3 lần, Tam vị Nhứt thể luôn luôn biểu lộ trên các đỉnh cao. Thượng Đế ở chỗ cao nhứt hơn tất cả  đỉnh cao, rộng lớn hơn tất cả không gian, bền vững hơn tất cả thời gian.

TAM = Chúng ta sùng bái 3 lần Đấng Thượng Đế duy nhứt gọi là Cao Đài.

KỲ = Thượng Đế vĩnh cửu của tất cả thời kỳ và tất cả thời gian. Lúc hiện tại luôn luôn là thời gian, thời kỳ của Thượng Đế.

Cao Đài biểu lộ vào thời kỳ thứ ba của quá khứ, của hiện tại và tương lai.

PHỔ = Sự hy sinh, sự ăn chay, sự chờ đợi, sự biểu thị trước của cái gì sẽ đến, của cái gì đang đến. Sự ăn chay, đó là sự chờ đợi của thực phẩm thiêng liêng, của Thánh ngôn. Tất cả tu sĩ, tất cả người khôn ngoan sống bằng Thánh ngôn. Cho nên, người khôn ngoan cũng như tu sĩ chờ đợi trong sự ăn chay và sự ăn chay của người ở phàm trần để nuôi sống “người” ở cõi thiêng liêng.

Trong sự ăn chay, bạn sẽ thấy Đấng Cao Đài.

ĐỘ =  Như thế sẽ đến sự giải thoát, cũng như sẽ đến sự phục sinh.

Như thế sẽ đến sự phán xét và cũng như tất cả sự xá tội. Đấng Cao Đài biểu lộ như thế để xá tội và để thương yêu.

 

(Tiếp theo đây là đoạn có 16 dòng ngắn, nói về Đức Quan Âm Bồ Tát, nhưng quan niệm của tác giả không đúng theo giáo lý của Đạo Cao Đài, nên chúng tôi không dịch vào đây).

 

Ngũ giới cấm

1. Không giết hại các sinh vật  (vì chúng đều có Sanh hồn do Thượng Đế ban cho);

2. Không gian tham  (để tránh khỏi sa đọa vào vật chất vì nhu cầu sở hữu và thống trị). Chính sự  tiến bộ của xã hội hiện nay mà tất cả dường như khêu gợi lòng kiêu ngạo và thèm khát giàu có;

3. Không dùng cao lương mỹ vị :

- Không ăn thịt thú vật (phải ăn chay).

- Không uống rượu (vì nó làm hại thể xácchơn thần).

Tác dụng độc hại của rượu lên chơn thần :

“ Chơn thần nhập vào thể xác và bao bọc thể xác bởi khí thể của nó. Trung tâm sinh hoạt của nó ở tại óc và trung tâm linh khí của nó ở tại Nê huờn cung. (Chính tại trung tâm Nê huờn cung nầy mà Hộ Pháp đến gìn giữ chơn linh của người tu luyện cho đến khi đắc đạo).

“ Nay, tác dụng kích thích của rượu lan lên tận óc, làm tụ máu trong não, gây ra những xáo trộn trong chơn thần,  thiệt hại đến đời sống người luyện đạo, phá vỡ sự hòa hiệp huyền bí (của Khí và Thần) đã được thiết lập nơi người tín đồ. Hơn nữa, trong lúc loạn thần ấy, để cửa mở trống (trung tâm linh khí) cho Tà Thần xâm nhập chiếm đoạt thể xác, thi hành quyền lực trên thể xác, xúi giục thể xác gây ra những hành động đáng trách, có thể dẫn đến sự sa đọa vào địa ngục. Cho nên, Đức Chí Tôn chính thức cấm chúng ta uống rượu.”

4. Không tà dâm (việc nầy đưa chúng ta vào nghiệp ác).

5. Không phạm tội bằng lời nói :   

“ Sự khải thị dạy cho chúng ta biết rằng Thượng Đế đã đặt định một chơn linh hướng dẫn và gìn giữ cái mạng sống của con người. Cái chơn linh ấy rất vô tư, có sứ mạng không ngừng liên lạc với các Đấng trọn lành nơi hệ thống thượng đẳng (Ngọc Hư Cung) để trình bày trước Tòa Phán xét một bản báo cáo chi tiết về tất cả hành động tốt xấu. Đó là bản báo cáo tất cả việc làm của con người, gồm những công đức và tội lỗi, không thể tránh khỏi bị xử trí bởi luật Quả báo luân hồi. Hơn nữa, chơn linh ấy được giao phó gìn giữ chúng ta, mà còn có sứ mạng dạy bảo khuyên nhủ chúng ta. Trong ngôn ngữ nghèo nàn và thiếu thốn của con người, người ta gọi chơn linh ấy là Lương tâm. Nay, trước khi chúng ta tìm cách lừa dối kẻ khác bằng những lời nói dối, chúng ta đã lừa dối Lương tâm của chúng ta, nghĩa là lừa dối chơn linh ấy.

“Chơn linh ấy ghi chép không những tất cả việc làm mà còn tất cả lời nói của chúng ta, cả khi chưa thực hành. Bởi vì, dưới mắt của các Đấng trong Tòa Phán xét, những tội lỗi của lời nói cũng đáng bị trừng phạt như lúc hành động.

“ Như vậy, chúng ta cần phải thật cẩn thận trong lời nói cũng như trong hành động.”

 

Sự sáng tạo thế giới

Sự sáng tạo thế giới luôn luôn là hiện hữu và chơn lý tôn giáo, truyền bá từ thế kỷ nầy qua thế kỷ khác, tùy theo thời kỳ, trong sự hòa hợp hay đối nghịch.

Sự sáng tạo chơn linh con người luôn luôn là hiện hữu  và sự nâng lên cao của nó luôn luôn diễn ra. Chơn linh nào không tiến hóa, thì thoái hóa và rơi trở vào vật chất.

Chơn linh bị vật chất hóa, giáng sanh và cư ngụ ở giữa chúng ta, nhưng nó quay trở lại Thượng Đế, kéo chúng ta theo và làm chúng ta trong sạch với Đấng ấy.

Những Thiên sứ của Thượng Đế đã đến : Krishna, Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, chỗ khác : Hermès và Pythagore, Socrate và Platon.

Tất cả Thiên sứ đều có nhiều môn đồ : những người theo phái đạo ở gần Biển chết của Do Thái, những người theo chủ nghĩa Duy trí, những đoàn viên của giáo đoàn Temple, những người của Thánh giá hồng, và nhiều người khác nữa ở Tây phương hay ở Đông phương. Ngày nay ở Viễn Đông : các tín đồ của Đạo Cao Đài.

 

Thánh giáo Pháp văn

Những Thánh giáo Pháp văn thường được tiếp nhận bởi các đồng tử của Đạo Cao Đài do các Đấng ban ra như : Allan Kardec, Léon Denis, Camille Flammarion, Descartes, Jeanne d’Arc, Chateaubriand, vv . .  và nhứt là Victor Hugo và gia đình Victor Hugo.

Nhiều vị lãnh đạo trong Đạo Cao Đài, là người VN hiện nay, do sự tái kiếp của nhiều người trong gia đình Hugo. Những việc kỳ lạ làm cho người ta tin tưởng điều đó. Trong một số  ít  Thánh Thất, có treo hình của Victor Hugo.

 

Sự đầu thai chuyển kiếp trong Đạo Cao Đài

Liên quan với Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo, và tôitin tưởng có thể xác quyết mà không sợ bị buộc tội : với giáo lý của Kardec (Allan Kardec được xem là một vị Thần linh tôn giáo), Đạo Cao Đài tin vào thuyết Nhân Quả và Luân Hồi, hệ quả của nó. Người tín đồ Cao Đài thẳng thắn tuyên bố rằng, không mới lạ gì về điểm nầy.

Tất cả sự chấp ý (tư tưởng, lời nói hay việc làm) là một cái Nhân, sẽ mang lại cái Quả :

Cái Nhân gắn chặt với cái Quả, Quả là sự biến thái cách nào đó của Nhân, là sự giải thích cụ thể của Nhân.

Sự giải thích ấy chính xác đến nỗi chỉ cần xem xét tỉ mỉ kiếp đầu thai hiện tại của một thực thể, đủ để chỉ cho chúng ta biết cùng một lúc kiếp quá khứ và kiếp tương lai của nó. Kiếp đầu thai hiện tại của một thực thể với sự xen kẽ những nỗi vui buồn được xác định bởi những việc làm mà họ đã hoàn thành trong kiếp sống trước. Cũng vậy, những việc làm trong kiếp hiện tại xác định nguyên nhân tác thành của kiếp lai sinh.

Cái Quả có thể được tách ra khỏi Nhân trong một thời gian lâu hay mau. Nếu khoảng cách đó ngắn, cái Quả đến tức khắc và kẻ có tội thấy ngay hình phạt trước mắt.  

Nếu khoảng cách đó dài, đó là vì kẻ tội lỗi còn được hưởng một thời gian nữa cái Quả tốt của những việc làm tốt của nó trong những kiếp trước xa xưa hay kế cận còn kéo dài.

Nhưng, ngay sau khi sự miễn dịch vô hình ấy chấm dứt thì luật Nhân Quả liền thể hiện đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, sự suy sụp diễn ra nhanh đến chóng mặt, giải thích như thế về sự suy tàn của một số gia đình như đã nói ở trên. (Trích trong tạp chí La Revue Caodaiste, Tháng 3, số 33).

Tự do ý chí của con người bị giới hạn bởi cái Quả nghiệp của kiếp trước. Người tín đồ Cao Đài quả quyết rằng, chính mình tạo ra số phận của mình. Việc hành thiện giúp cho thực thể tự cổi bỏ dần dần cái nghiệp quả của nó.

Ngài Ngô Văn Chiêu, tín đồ đầu tiên của Đạo Cao Đài mới qui vị gần đây, nói : “Để tự biết mình, người môn đệ phải tự chúc mình những nỗi khổ đau.”

Đạo Cao Đài còn tin tưởng rằng, sự xuất hiện của một sắc dân mới, cũng như  giáo sư  Pietro Ubaldi (29-4-1933) tin rằng, loài người tương lai sẽ là Thần thông nhơn, một mẫu mới của sinh vật, như những người bạn Thông thiên học của chúng ta đã nhận thấy mẫu người mới đang hình thành :

“ Kinh nghiệm chứng tỏ rằng, mỗi lần giáng trần của Đấng Cứu Thế, Ngài mang tên gọi là : Lão Tử, Thích Ca hay Jésus, loài người như được đánh thức từ cơn mê. Một luồng sức mạnh huyền bí lưu thông khắp nơi, giúp con người hiểu được những điều mầu nhiệm mà đến lúc đó họ vẫn còn lờ mờ, sự khai mở đột ngột và mầu nhiệm của một vài năng khiếu như : trực giác, ký ức, trí thông minh, huệ nhãn, cho phép người tín đồ đạt tới Đạo, từ đấy mở rộng cửa đối với họ.

Tiếp nhận được linh khí của vũ trụ, chỉ đến gần trái đất sau hàng ngàn thế kỷ, người tín đồ hiểu một cách dễ dàng  những Thánh giáo và để đốt giai đoạn, một ngày nào đó, người tín đồ sẽ được đến gần và nhập vào Thượng Đế.

“ Kể từ khi xuất hiện Đạo Cao Đài, mà Đức Chí Tôn là Giáo chủ, những hiện tượng thuộc loại nói trên, được loan báo chút ít khắp Nam Kỳ. Điều ngạc nhiên hơn hết là việc ăn chay trường thực hiện không khó khăn bởi những tín đồ nam nữ ở mọi lứa tuổi. Người ta thấy những đứa trẻ 4 hay 5 tuổi  không chịu nổi khi thấy dĩa cá hay thịt. Người ta thấy những đứa trẻ 13 hay 14 tuổi khước từ ăn mặn để chỉ ăn toàn rau cải và chỉ ăn một lần trong mỗi ngày, vào lúc giữa trưa (ăn ngọ). Người ta cũng thấy những người chỉ ăn toàn là trái cây. Các sự kiện nầy của một đẳng cấp mới, làm ngạc nhiên những tu sĩ Phật giáo mà chính họ thú nhận rằng, trong số họ chỉ có một số  ít  người là giữ được trường chay.

“ Kế đó, đến sự phát triển bất ngờ của vài năng khiếu như : ký ức, sự thông minh, trực giác nơi những người mà họ vốn chưa bao giờ tiếp thu một kiến thức nào.”

Tạp chí La Revue Caodaiste từ khi sáng lập, đã loan báo một vài sự kiện về đầu thai chuyển kiếp ở Việt Nam. Chúng ta vui mừng được thấy những huynh đệ của Đạo Cao Đài đã thừa nhận những cuộc điều tra và kiểm soát độ chính xác khoa học cần thiết ở Tây phương mà nó cần những bằng chứng cụ thể hơn là những sự làm chứng về đạo đức.

Những bằng chứng ấy đem chúng ta đến cái điểm lợi ích lớn lao : một sự kiện tái sinh được kiểm tra tỉ mỉ đã đánh đổ ngay những sự chống đối quen thuộc vốn đã nghe cả trăm lần chống đối sự tái sinh (đầu thai). Tạp chí La Revue Caodaiste đi theo con đường đó và chúng tôi khen ngợi họ.

Đạo Cao Đài nhắc lại,  mỗi người của chúng ta, trước khi đi tái sinh, phải ăn cháo lú (loại cháo làm quên hết dĩ vãng). Nếu người nào ăn nhiều cháo ấy (khi người ấy có nhiều tội lỗi và nên quên nhiều), nó không nhớ lại được tiền kiếp của nó. Nếu người nào ăn ít cháo lú (khi người ấy đến  một của những kiếp tái sinh gần đây và nó không hổ thẹn về những lỗi lầm trầm trọng), bằng phương pháp hồi quang phản chiếu, bằng trực giác, bằng sự phát huệ, nó sẽ nhớ lại những kỷ niệm về những kiếp tái sinh trước đây.

Nhưng, đó là là khả năng thiên phú của một người ưu tú về thiền hay những bậc hiền triết khiêm tốn và trầm lặng mà người đời không biết đến họ.

Sự xác nhận ấy được chứng thực, và chúng tôi dám nói rằng : Chúng tôi thích những tài liệu được thiết lập bởi phương pháp thực nghiệm.

 

Kết luận :

 Thời đại của chúng ta đang phá sản, hỗn độn, khao khát giàu có, hận thù, vui lòng nói đến sự xem xét lại thuế khóa, xem xét lại các hiệp ước, các đường biên giới, quan thuế, vv . . .  Nhưng họ lại quên xem xét lại cái mà người ta ít nói đến là cái chìa khóa của tất cả mọi sự xét lại : Chúng ta có nên bắt đầu bằng sự xem xét lại Lương tâm không ?

Chính vì Đạo Cao Đài hiểu rõ sự cần thiết đó và trù tính xem xét lại Lương tâm mà tôn giáo nầy đã gặp phải sự chống đối của bao thế lực hắc ám tại Á châu : Tổng hợp mạnh mẽ các tôn giáo ở Á châu, làm gạch nối với Thiên Chúa giáo, tập hợp sự kiện tâm linh và Thần linh làm nền tảng cho thuyết duy tâm hiện đại của Tây phương; kêu gọi lòng thương yêu đến Vô Danh, Vô Cực, đến nền hòa bình thế giới và đại đồng huynh đệ các dân tộc, vĩnh phúc nơi Đấng Cao Đài, vĩnh phúc cho các anh, tín đồ Đạo Cao Đài, những người anh em xa xôi của nước Việt Nam, mà chúng tôi đã tiếp nhận được và hôm nay xin cảm tạ lời giáo huấn và bài học hay.

Châu Âu xưa cũ có dám chấp nhận sự đảo lộn giá trị  mà thời đại mới đòi hỏi không ?

Chúng tôi tin là có, và do đó, chúng tôi nói lời cảm tạ đối với các tín hữu Cao Đài ở Đông Dương.


NEXT / Tiếp theo

Top of Page

      HOME