Chương 4

THỜ PHƯỢNG



I. Thiết lập Thiên bàn tại tư gia

Khi đã nhập môn vào Đạo,  người tín đồ cần phải lo thiết lập Thiên bàn tại tư gia của mình để thờ phượng Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng.

Trước hết phải chọn một chỗ trang trọng và tinh khiết nhứt trong căn nhà của mình để thiết lập Thiên bàn, nhưng cũng nên lưu ý là nơi thiết lập Thiên bàn phải thuận tiện cho việc cúng kiếng của mình. Nếu lập ở nơi cao quá, mỗi lần rót nước đốt nhang cúng phải bắc thang leo lên; hay là ở phố lầu, thiết lập Thiên bàn ở từng lầu cao nhứt, nơi đó rất tinh khiết nhưng mỗi lần cúng phải đi lên mấy từng lầu, thì việc cúng kiếng của mình có phần khó khăn, không được thường xuyên vì bản chất của con người mình với xác phàm vốn thường lười biếng.

Kế đó, chọn mua một cái khánh thờ, bên dưới có đóng bực tam cấp thì rất tốt. Kiểu khánh thờ nầy được

 

Cách bài trí trên Thiên bàn tại tư gia :

 


1.  Thánh tượng Thiên nhãn.

4.- Dĩa trái cây. -----  2. - Đèn Thái Cực. ---------   3.- Bình bông.

6 - Tách nước trà. ------ 8, 7, 9 - ba ly rượu. --------   5.- Tách nước trắng.

10 và 11 :  cặp đèn Lưỡng Nghi.

12 :  Lư hương.

            Đó là 12 món bắt buộc phải sắp đủ trên Thiên bàn.

            Phía dưới Thiên bàn đặt : 1 cái mõ và 1 cái chuông.

nhiều người đạo ưa chuộng nên có đóng sẵn để bán nơi các cửa hàng đồ gỗ ở trong vùng có nhiều tín đồ Cao Đài.

Liên lạc với ông Chánh Trị Sự của Hương đạo mình để nhờ ông thỉnh một tấm Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi để thờ. Tấm Thánh tượng nầy do Hội Thánh in ra và được Hội Thánh trấn Thần trước khi phát ra cho bổn đạo thỉnh về thờ tại tư gia.

Cách sắp đặt các món trên Thiên bàn như hình vẽ kế bên.

Không kể chuông và mõ, trên Thiên bàn có tất cả 12 món, sắp đặt theo hình chữ CHỦ (chữ Nho) . Chủ là làm chủ, còn đọc là Chúa : Chủ tể càn khôn vũ trụ, làm Chúa chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

1

4-------2-------3

6-8-7-9-5

10------12------11

 

Trong Đạo Cao Đài thường dùng số 12 để chỉ những gì thuộc Đức Chí Tôn, vì số 12 là số riêng của Thầy.

 

Về sự thờ phượng, Đức Chí Tôn dạy như sau :

 “ Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục của các con.

Nhiều đứa lại còn mờ hồ, đã thờ Thầy mà chưa chắc ý rằng thờ đặng chi và mở Đạo có ích gì ? Than ôi !  Đã bước chân vào đường đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm học hỏi cho rõ ngọn nguồn thì làm phận sự môn đệ như thế có ích chi cho nền Thánh giáo đâu ? “ (TNHT 1-2 hợp nhứt, B 70)

Top of Page


II. Ý nghĩa cách sắp đặt trên Thiên bàn :

1. Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi : (Xem mục III : Ý nghĩa Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi).

 

2. Đèn Thái Cực : Đèn Thái Cực tượng trưng ngôi Thái Cực của Đức Chí Tôn. Ngôi Thái Cực là một khối Đại linh quang, là khởi điểm của càn khôn vũ trụ, mà mỗi linh hồn của chúng ta là một điểm Tiểu linh quang chiết ra từ khối Đại linh quang ấy.

Đèn Thái cực phải luôn luôn được đốt sáng, dầu có cúng hay không cúng, vì đèn Thái Cực còn tượng trưng cho cái tâm của ta, đó là ngọn tâm đăng nên phải đốt sáng  luôn luôn cho cái tâm của ta thường sáng.

Bổn đạo trong nước Việt Nam chúng ta từ lâu nay đã dùng đèn dầu làm đèn Thái cực, nhưng đối với các bạn đạo đang ở các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Âu châu, nơi đây chánh quyền cấm sử dụng đèn dầu vì phòng ngừa hỏa hoạn, nên bổn đạo nơi đó phải dùng đèn điện làm đèn Thái cực. Đèn dầu hay đèn điện đều có trong đó đủ cả âm dương, nhưng điều quan trọng là tạo ra một đốm lửa thường sáng để tượng trưng Thái cực, chúng ta phải chăm sóc thường xuyên, khi tắt thì sửa chữa và đốt lại ngay.   

            “ Thầy đã nói với các con rằng : Khi chưa có chi trong càn khôn thế giới thì Khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra càn khôn thế giới.”  (TNHT 1-2 hợp nhứt, B 140)

 

3. Cặp đèn Lưỡng nghi :  Cặp đèn Lưỡng nghi tượng trưng hai nghi Âm và Dương do Thái Cực biến hóa

tạo ra. Hai nghi đó là Dương quang và Âm quang.

Khi cúng Đức Chí Tôn thì đốt lên cặp đèn Lưỡng nghi, cúng xong thì tắt, còn đèn Thái Cực thì phải đốt sáng luôn luôn.

Chúng ta từ lâu nay đã dùng đèn dầu hay đèn sáp làm cặp đèn Lưỡng nghi, nhưng đối với các bạn đạo đang ở các nước tiên tiến như Mỹ, Âu châu, Úc châu, họ bị cấm không được dùng đèn dầu, nên phải dùng hai bóng đèn điện làm cặp đèn Lưỡng nghi.

Cặp đèn Lưỡng nghi dùng đèn dầu hay đèn điện đều được, miễn là hai đèn đó phải cùng cở và có độ sáng như nhau.

[Nếu dùng đèn điện làm cặp đèn Lưỡng nghi, chúng ta dùng 2 bóng đèn tròn lớn 220V-60W, ghép nối tiếp, dây nối luồn vào bên trong chân đèn, rồi nối với nguồn điện 220V qua một công tắc điện. Đèn sẽ cháy hơi lu nhưng rất bền, không đứt, vì mỗi bóng chỉ chịu điện thế 110V.  

Còn bóng đèn dùng làm đèn Thái cực thì mua bóng nhỏ 220V-3W kiểu trái ớt, ghép nối tiếp với một diode nhỏ 220V, nó cháy lu nhưng rất bền, không đứt dù nguồn điện lên xuống bất thường. Không được dùng bóng đèn chớp chớp]  

 

4. Ba ly rượu : Khi cúng, dùng rượu trắng tinh khiết rót vào 3 ly, mỗi ly rót 3 phân rượu.

Rượu tượng trưng KHÍ, mà Khí là chơn thần.

Đức Chí Tôn dùng rượu tượng trưng chơn thần của chúng ta là muốn chơn thần cường liệt như rượu mạnh vậy.

Tại sao chỉ rót 3 phân rượu vào mỗi ly ?  Khi cúng đàn tại Thánh Thất, ly rượu do lễ sĩ dâng dâng lên phải rót đủ 9 phân, và người tiếp lễ cầm nhạo rượu do lễ sĩ dâng lên, rót thêm vào 3 ly rượu có sẵn trên Thiên bàn cho đủ 9 phân rượu trong mỗi ly là tại sao ?

Ba ly rượu đặt hàng ngang trên Thiên bàn có ý nghĩa giống như 3 cây nhang cắm hàng ngang trong lư hương (Án Tam tài),  là để tượng trưng Tam tài : Thiên, Địa, Nhơn (Trời, Đất, Người).

Ly rượu giữa tượng trưng Trời, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu (3 báu) của Trời là : Nhựt, Nguyệt, Tinh.

 Ly rượu bên tách trà tượng trưng Đất, 3 phân rượu nầy tượng trưng Tam bửu của Đất là : Thủy, Hỏa, Phong.

Ly rượu bên tách nước trắng tượng trưng Người, 3 phân rượu tượng trưng Tam bửu  của Người là : Tinh, Khí, Thần.

Khi lễ sĩ  dâng ly rượu và nhạo rượu lên trong lễ cúng Tiểu đàn hay Đại đàn tại Thánh Thất, người tiếp lễ cầm nhạo rượu lên rót thêm vào 3 ly rượu nầy cho đủ 9 phân, vì số 9 là số căn bản của Thiên Địa Nhơn :

- Trời có trên hết là Tam thập lục Thiên (36 từng trời), phía dưới có Cửu Trùng Thiên (9 từng trời). Số 36 là bội số của số 9 căn bản.  - Đất có Thất thập nhị Địa (72 địa cầu). Số 72 là bội số của 9. - Người thì có Cửu khiếu (9 lỗ), khi tu hành thì tiến hóa lên Cửu phẩm Thần Tiên, cũng lấy số 9 làm căn bản.

Vả lại, theo Số học, ba số : 36, 72, 9 có ước số chung nhỏ nhất  là 3, có ước số chung lớn nhứt là 9, cho nên, trước khi cúng thì rót 3 phân rượu, đến khi dâng Tam bửu thì rót rượu thêm cho đủ 9 phân rượu,  có ý nghĩa như vừa trình bày. (Bội số là số lớn hơn nhiều lần, Ước số là số nhỏ hơn nhiều lần). 

 

5. Tách nước trắng và nước trà :

- Tách nước trắng, đặt bên tả của Thiên bàn, tượng trưng Dương. Chúng ta dùng nước thiên nhiên như : nước mưa, nước giếng, nước sông, nước phông tên. Các thứ nước nầy chỉ cần lọc cho tinh khiết, trong suốt, không nấu sôi.

- Tách nước trà, đặt bên hữu Thiên bàn, tượng trưng  Âm. Nên dùng loại trà tốt, thơm tho.

Khi rót nước trắng hay trà, phải rót cho đủ 8 phân.

Hai tách nước trắng và nước trà, tượng trưng Âm Dương, nên thường gọi chung là hai tách nước Âm Dương.

Nước trà còn có một ý nghĩa khác : nước trà tượng trưng THẦN, một trong Tam bửu của con người. Thần là chơn linh, linh hồn. Đức Chí Tôn dùng trà tượng trưng chơn linh là muốn chơn linh của ta điều hòa như trà vậy.

Tại sao rót 8 phân nước Âm Dương ?

Tách có 8 phân nước trắng tượng trưng 8 lượng của Nghi Dương, tách có 8 phân nước trà tượng trưng 8 lượng của Nghi Âm. Hai tách nước âm dương hiệp lại tượng trưng 16 lượng, tức là 1 cân, số 1 tượng trưng Thái cực.  (1 cân = 16 lượng)

Vậy, đèn Thái cực và hai tách nước âm dương tượng trưng  Thái cực phân Lưỡng nghi, theo quan niệm về vũ trụ của người đông phương, cũng là  quan niệm của Đạo Cao Đài.

Mặt khác, nước trà tượng trưng Thần tức là linh hồn của chúng ta. 8 phân nước trà tượng trưng Bát phẩm chơn hồn đầu kiếp xuống cõi trần làm chúng sanh. Còn 8 phân nước trắng tinh khiết tượng trưng Bát công đức thủy trong Ao Thất bửu nơi CLTG cõi thiêng liêng.  (8 công đức của nước trong Ao Thất bửu là : lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ dịu, nhuần trơn, an hòa, uống vào thì hết đói khát lo âu,  bổ khỏe các căn của xác thân).

Hai tách nước trà và nước trắng nầy sau khi cúng xong có thể được Chức sắc đổ chung lại với nhau để hành pháp luyện thành Cam lồ thủy, dùng trong các bí tích : phép xác để tẩy trược chơn thần cho được trong sạch nhẹ nhàng, và phép giải bịnh để tẩy các trược khí trong cơ thể người bịnh.

Tóm lại, tất cả những món đặt trên Thiên bàn đều có tính cách tượng trưng, để nói lên quan niệm về giáo lý và triết lý của Đạo Cao Đài.

* Cái quan trọng của hai tách nước âm dương là ở chỗ nước trà và nước trắng, chớ không phải ở cái tách hay cái chung đựng nó; tách có quai hay không quai, bằng sành

sứ, nhựa hay thủy tinh đều dùng được cả.

* Tương tự như thế, cái quan trọng của ba ly rượu là ở chất rượu tinh khiết, chớ không phải nơi cái ly hay cái chung đựng rượu. Cái ly ấy có thể thấp hay có chưn cao, làm bằng ngọc quỳnh, sành, sứ, thủy tinh hay bằng nhựa, kể cả bằng kim loại,  đều dùng được cả.

* Cũng tương tự như thế, cái quan trọng của đèn Thái cực là tạo ra một đốm lửa thường sáng để tượng trưng Thái cực, chớ không phải ở chỗ cái đèn làm bằng chất gì, đốt bằng dầu hay bằng điện. Cho nên các bạn đạo ở các nước Âu Mỹ dùng đèn điện làm đèn Thái cực, thiết nghĩ  không có gì là sai trái.

 

6. Bình hoa : Nếu chúng ta tìm đủ 5 sắc hoa tươi cắm vào bình thì rất tốt, vì bài thài Dâng hoa có câu : Năm sắc hoa tươi xin kỉnh lễ. Nếu không đủ 5 sắc hoa tươi thì dùng mấy sắc hoa cũng đều tạm được. Năm sắc hoa dùng để tượng trưng Ngũ hành và Ngũ tạng của ta :

Màu hoa :     Trắng  Vàng  Xanh   Đỏ    Đen

Ngũ hành :    KIM    THỔ   MỘC   HỎA  THỦY

Ngũ tạng :     Phế     Tỳ     Can   Tâm  Thận

Các hoa màu trắng, vàng, xanh, đỏ dễ tìm, nhưng không có hoa màu đen, nên dùng hoa màu sậm thế vào như hoa màu tím sậm hay đỏ sậm.

Năm sắc hoa tượng trưng Ngũ tạng, tức là tượng trưng cho thân thể của ta, mà thân thể của ta là TINH (một trong Tam bửu : Tinh, Khí, Thần).

Dùng Hoa tượng trưng thân thể ta vì Đức Chí Tôn muốn thấy xác thân của chúng ta tốt đẹp như cái hoa.

7. Dĩa trái cây : Nếu có đủ 5 thứ trái cây (Ngũ quả) thì rất tốt. Ngũ quả là kết quả của các sắc hoa nên tượng trưng kết quả của việc tu hành của chúng ta.

[Chúng ta cần lưu ý là : Không được dùng trái cây giả hay bông hoa giả làm bằng nhựa để chưng cúng trên Thiên bàn, mà phải dùng bông hoa thật và trái cây thật].

Vậy, ba món trên Thiên bàn : Hoa, Rượu, Trà có ý nghĩa tượng trưng Tam bửu của con người :

- Hoa tượng trưng Tinh, tức là thể xác của ta.

- Rượu tượng trưng Khí, tức là chơn thần của ta.

- Trà tượng trưng Thần, tức là linh hồn của ta.

 

8. Lư hương : Lư hương là đồ dùng bằng sành hay bằng thau, trong đó đựng tro, để cắm nhang.

Khi cúng Đức Chí Tôn thì ta đốt 5 cây nhang cắm vào lư hương nầy. (không bao giờ đốt 3 cây hương)

Top of Page


III. Ý nghĩa Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi

1. Thiên Nhãn : Trên Thánh tượng có vẽ một con mắt trái ở trên cao hơn hết để thờ, gọi là Thiên Nhãn, nghĩa là con mắt của Trời. Con mắt nầy hiện ra trong mây, phát ra các tia hào quang chung quanh.

Thờ Thiên Nhãn có nhiều ý nghĩa sau đây :

- Chĩ vẽ 1 con mắt (chớ không vẽ một cặp mắt) vì chỉ có 1 Thượng Đế, chỉ có 1 Thái Cực. “ Khí Hư Vô sanh ra có 1 Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.”

- Vẽ con mắt trái, vì bên trái thuộc Dương, Đức Chí Tôn là chủ Dương quang nên mắt trái  tượng trưng  Đ. Chí Tôn.

- Phải vẽ con mắt mở để chỉ rằng Đức Chí Tôn thấy rõ tất cả, biết rõ tất cả, không có gì giấu giếm được Trời. Câu nói : Hoàng Thiên hữu nhãn hay Trời cao có mắt, đều ở trong ý nghĩa ấy. Trong Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu : Càn kiện cao minh, Vạn loại thiện ác tất kiến. Nghĩa là : Càn là Trời, ngôi Càn mạnh mẽ cao tột, sáng tỏ, ắt hẳn thấy rõ điều thiện điều ác của muôn loài.

 


(Hình Thánh tượng Thiên Nhãn và Ngũ Chi)

 

- Thờ Thiên Nhãn có ý nghĩa đại đồng. Bất cứ sắc dân nào, dân tộc nào cũng biết vẽ con mắt để thờ, nên hình con mắt không có tính cách phân biệt quốc gia, chủng tộc, nên có tính chất chung, tức là đại đồng.

Như Phật giáo vẽ hình Đức Phật Thích Ca để thờ với hình dáng người Ấn Độ; Thiên Chúa giáo vẽ hình Đức Chúa Jésus với hình dáng người Do Thái, nên có tính cách phân biệt về dân tộc, thờ người ngoại quốc, vv . . . Vẽ hình con mắt để thờ thì tránh được các ý tưởng phân biệt trên.

Hơn nữa, Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ của toàn cả chúng sanh, không riêng cho một sắc dân nào. Khi thờ con mắt là Đức Chí Tôn muốn cho nhơn loại không còn phân biệt nhau về quốc gia hay chủng tộc, nhìn nhau là anh em một nhà, đều là con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.

- Ý nghĩa thiêng liêng :

Đức Chí Tôn có dạy trong TNHT, ngày 13-1-Bính Dần (dl 25-2-1926), với 5 câu chữ Nho, chép ra như sau :

 

Nhãn thị chủ Tâm,           

Lưỡng quang chủ tể,        

Quang thị Thần, 

Thần thị Thiên,    

Thiên giả Ngã dã.

Giải nghĩa vắn tắt :

* Con mắt là chủ của cái tâm, Thiên nhãn là chủ của Thiên tâm, mà Thiên tâm là Thái Cực là Đại Linh quang, nên Trời là chủ của Thái Cực.

* Hai ánh sáng là chúa tể. Lưỡng quang ấy là Lưỡng nghi : Âm quang và Dương quang, nên làm chủ tất cả.

* Ánh sáng ấy là Thần. Thần nầy là chơn linh của ông Trời, tức là Đại Linh quang của Đức Chí Tôn.

* Thần ấy là Trời.        * Trời ấy là Ta vậy.

  Vậy, thờ Thiên Nhãn là thờ Trời.

2. Ngũ Chi :

Phía dưới Thiên Nhãn là một ngôi sao lớn, đó là sao Bắc đẩu, trung tâm của CKVT. Đây là nơi ngự của Đức Chí Tôn nên phải vẽ Thiên Nhãn ngay phía trên sao Bắc đẩu.

Hai bên sao Bắc đẩu có vẽ mặt trời và mặt trăng. Hợp lại là Nhựt, Nguyệt, Tinh. Đó là Tam bửu của Trời.

Các Đấng ngồi bên dưới kể ra từ trên xuống dưới :

- Đức Phật Thích Ca ngồi giữa, đắp y vàng, ngồi kiết già trên tòa sen, là Giáo chủ Phật giáo.

- Đức Lão Tử, ngồi bên tay mặt của Đức Phật Thích Ca, mặc áo đạo màu xanh, tay cầm phất chủ, râu bạc trắng, đầu để trần. Ngài là Giáo chủ Tiên giáo.

- Đức Khổng Tử, ngồi bên tay trái của Đức Thích Ca, mặc áo đạo màu hồng, râu bạc trắng, đầu đội mão. Ngài là Giáo chủ Nho giáo.

Như vậy, ở hàng ngang nầy là hình của Ba Đấng Giáo chủ Tam giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ.

- Đức Lý Thái Bạch, ngồi hàng giữa, ngay phía dưới Đức Phật Thích Ca, có râu dài và đen, đầu đội mão cánh chuồng. Ngài là một vị Đại Tiên Trưởng, giữ chức Nhứt Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Lão Tử, cầm quyền Tiên giáo thời ĐĐTKPĐ. Đức Lý Thái Bạch còn được Đức Chí Tôn giao phó kiêm nhiệm Giáo Tông ĐĐTKPĐ.

- Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, ngồi phía tay mặt của Đức Lý Thái Bạch, là vị Nữ Phật ngự trên tòa sen, đắp y màu vàng, đầu đội mũ ni, tay mặt cầm tịnh bình có nhành dương liễu, tay trái bắt ấn. Ngài là Nhị Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Phật Thích Ca, cầm quyền Phật giáo thời ĐĐTKPĐ.

- Đức Quan Thánh Đế Quân, ngồi phía tay trái của Đức Lý Thái Bạch, ngài đội mão, mặc áo đạo màu xanh,  râu dài và đen, tay trái đang lật xem quyển Kinh Xuân Thu. Ngài là Tam Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Đức Khổng Tử, cầm quyền Nho giáo thời ĐĐTKPĐ.

Ba Đấng : Lý Thái Bạch, Quan Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, là Tam Trấn Oai Nghiêm của Đạo Cao Đài, cầm quyền Tam giáo thời ĐĐTKPĐ.

- Đức Chúa Jésus (Gia Tô Giáo chủ), ngồi hàng giữa, ngay dưới Đức Lý Thái Bạch, tóc đen, râu ngắn đen,  tay mặt chỉ trái tim bác ái tỏa hào quang. Ngài là Giáo chủ của Thiên Chúa giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ.

- Đức Khương Thượng Tử Nha, ngồi hàng giữa, ngay phía dưới Đức Chúa Jésus, không đội mão, râu bạc trắng, mặc áo bát quái màu vàng, tay mặt cầm cây roi Đả Thần (Đả Thần tiên), tay trái cầm cây Hạnh Huỳnh kỳ. Ngài cầm Bảng Phong Thần, đứng đầu Thần vị.

- Bảy cái ngai, đặt phía dưới các Đấng, sơn son thếp vàng : ngai giữa lớn nhứt là ngôi Giáo Tông, 3 ngai kế dưới dành cho 3 vị Chưởng Pháp ba phái Thái Thượng Ngọc, 3 ngai  kế dưới nữa dành cho 3 vị Đầu Sư ba phái. Bảy ngai nầy tượng trưng 7 Chức sắc cao cấp nhứt của CTĐ cầm quyền Đạo Cao Đài trong cơ phổ độ nhơn sanh của Đức Chí Tôn.

Chúng ta đã thấy, các Đấng ngồi theo hàng ngang thì cầm quyền Tam giáo, thời Nhị Kỳ Phổ Độ và thời Tam Kỳ Phổ Độ, còn các Đấng ngồi ở giữa, theo hàng dọc từ trên xuống dưới là :

. Đức Phật Thích Ca tượng trưng Phật đạo,

. Đức Lý Thái Bạch tượng trưng Tiên đạo,

. Đức Chúa Jésus  tượng trưng  Thánh đạo,

. Đức Khương Thượng tượng trưng Thần đạo.

. 7 cái ngai của 7 Chức sắc cao cấp nhứt của CTĐ tượng trưng Nhơn đạo.

Vậy theo hàng giữa nầy, 4 Đấng ấy và 7 cái ngai tượng trưng Ngũ Chi Đại Đạo : Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.

Do đó, Thánh tượng Thiên Nhãn trên được gọi là : Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi.

Sự trình bày Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi  của Đạo Cao Đài gồm đủ các Đấng Giáo chủ các tôn giáo thời Nhị Kỳ Phổ Độ và Tam Trấn Oai Nghiêm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nói lên tôn chỉ của Đạo Cao Đài là : Tam giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt.

 

Hai bên Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi trên Thiên bàn thường có cẩn đôi liễn chữ Nho, viết ra sau đây:

( - - - - - - )

(- - - - - - -)                

 Hạnh ngộ  Cao  Đài  truyền Đại  Đạo,

 Hảo phùng Ngọc Đế   ngự  trần  gian.

Đôi liễn nầy là cặp trạng trong bài thi của Đức Chí Tôn có in trong TNHT, nghĩa là :

            - May mắn gặp được Đức Cao Đài truyền ra nền Đại Đạo,

            - Tốt đẹp thay gặp Đấng Thượng Đế giáng xuống cõi trần.

Top of Page


Khi chưa đốt gọi là Nhang, khi đốt rồi thì gọi là Hương, vì khói nhang tỏa mùi thơm.

Phần Tiểu Dẫn : Cách thờ phượng và cúng kiếng, nơi phần đầu của quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Hội Thánh viết như sau :  

“ Khi cúng Thầy, phải đốt cho đủ năm cây hương, cắm hàng trong ba cây gọi là Án Tam Tài, thêm hàng ngoài hai cây nữa gọi là Tượng Ngũ Khí.

 

   Thứ tự  cắm 5 cây hương :

-     Thứ tự cắm 5 cây hương  giống như khi chúng ta lấy dấu : Phật, Pháp, Tăng, cúng Đức Chí Tôn.

 

2 ----- 1 ----- 3

---4-------5----

 

Án Tam Tài : Án là đứng hàng ngang. Tam Tài là : Thiên, Địa, Nhơn. Án Tam Tài là ba ngôi Thiên Địa Nhơn đứng hàng ngang. Cắm cây hương 1 tượng trưng Thiên, cắm cây hương 2 bên phía mặt của bàn thờ thuộc âm, tượng trưng Địa, cắm cây hương 3 bên phía trái bàn thờ thuộc dương tượng trưng Nhơn.

Tượng Ngũ Khí : Cắm thêm ở hàng ngoài hai cây hương 4 và 5, tất cả là 5 cây hương, tượng Ngũ Khí tức là tượng trưng 5 chất Khí, là 5 cái năng lực khởi đầu của vũ trụ. Ngũ Khí là 5 chất khí nên không hình ảnh, thuộc thời Tiên Thiên, nhưng khi ngưng kết lại thì có hình ảnh, thuộc thời Hậu Thiên, tạo thành Ngũ Hành.

Khi đứng trước bàn thờ nhìn vào lư hương, thấy đủ 5 cây hương, không có cây nào bị che khuất là đúng.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giải thích như sau :

        “ Nói về năm cây nhang, từ thử Bần đạo để cho các Nho gia tự do giảng giải sao thì giảng, còn Bần đạo hiểu rõ là Ngũ Khí. Chí Tôn dùng Ngũ Khí biến thành Ngũ  Hành,  vận chuyển càn khôn thế giới, tức là : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi chất đều có mỗi sắc, mỗi sắc đều có mỗi Khí. Mùi vị và sanh quang của nó, chúng ta không thể hưởng được, nghe được.

Nên chi, khi làm lễ đốt đủ Năm cây hương là đúng theo phép tín ngưỡng, là qui pháp lại, mọi vật trong Ngũ Khí dâng lễ cho Đức Chí Tôn, chỉ có Người vui hưởng qui pháp ấy mà thôi. Cắt nghĩa rõ rệt ra là Ngũ Khí đó vậy. Đúng hơn nữa là trong Bát hồn vận chuyển được phải nhờ đến Ngũ Khí, cùng một ý nghĩa với : Vạn vật đồng thinh niệm Chí Tôn.”

Vậy Năm cây hương nầy là lễ hiến Ngũ Khí dâng lên Đức Chí Tôn. Do đó, không bao giờ được dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương

Top of Page


Thượng tượng là đem bức Thánh tượng Thiên Nhãn đặt lên bàn thờ để thờ phượng Đức Chí Tôn.

Chủ nhà liên lạc với vị Chánh Trị Sự hương đạo của mình để nhờ ông sắp đặt Lễ Thượng tượng nơi nhà mình, ấn định ngày giờ cuộc lễ và mời các Chức việc Bàn Trị Sự. Sau đó chủ nhà đến Thánh Thất thỉnh vị Lễ Sanh do Hội Thánh bổ nhiệm cầm quyền đạo tại địa phương đến khai đàn chứng lễ Thượng tượng.

Tùy theo sự sắp đặt của Bàn Trị Sự, lễ Thượng tượng có thể tổ chức vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) hay giờ Dậu (6 giờ chiều).

Chuẩn bị : Sớ văn để trên cái dĩa, đặt kế lư hương và một bó 5 cây nhang lấy chỉ cột lại.

Kiểm tra : bông, rượu, trà, nước trắng, cho đầy đủ.

Tất cả chia ra đứng hai bên Thiên bàn, nam tả, nữ hữu (từ Thiên bàn ngó ra). Chức sắc đứng trước, kế là Chức việc BTS, Đạo hữu, chủ nhà và gia quyến đứng chót.

 

Lễ Thượng tượng diễn ra như sau :

 

1. Gõ 3 tiếng chuông  : khởi lễ. Tất cả đều bắt ấn Tý.

2. Xá đàn 1 xá, tất cả bước vào đứng trước Thiên bàn.

3. Xá 3 xá, quì xuống. Người phụ lễ đốt bó nhang 5

            cây trao cho viï Lễ Sanh chứng đàn.

4. Lấy dấu : Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.

        Đem ấn Tý đặt giữa ngực, vừa cúi đầu vừa niệm :

            - Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

            - Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát,

            - Nam mô Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ,

            - Nam mô Hiệp Thiên Đại Đế QuanThánh Đế Quân

            - Nam mô chư Phật chư Tiên chư Thánh chư Thần.

             (mỗi câu niệm,  gõ 1 tiếng chuông, cúi đầu)  

5. Đồng nhi khởi tụng kinh Niệm Hương.

            Dứt kinh, Chức sắc chứng đàn trao bó hương 5 cây cho phụ

             lễ đem cắm vào lư hương, giữa 5 cây hương đã cắm trước.

             Lạy Đức Chí Tôn 3 lạy 12 gật, mỗi gật niệm câu

          chú của Thầy. (mỗi lạy mỗi điểm chuông)

6. Đồng nhi tụng bài Khai Kinh.

            Dứt kinh,  cúi đầu, không lạy. Khi tụng danh hiệu

         của các Đấng, điểm 1 tiếng cho mọi người cúi đầu.

7. Đồng nhi tụng Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế.

        Dứt kinh, lạy Đức Chí Tôn 3 lạy 12 gật, giống mục 5.  

8. Đồng nhi tụng Kinh Phật giáo.

            Dứt kinh, lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm : Nam mô

Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

9. Đồng nhi tụng Kinh Tiên giáo.

            Dứt kinh, lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm : Nam mô

            Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.

10. Đồng nhi tụng Kinh Nho giáo.

            Dứt kinh, lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm : Nam mô

            KhổngThánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

11. Đồng nhi thài bài Dâng Hoa.

Dứt thài, mọi người đưa ấn Tý lên trán cầu nguyện :

Dâng thể xác lên Đức Chí Tôn dùng phương nào thì

dùng. (Cách cầu nguyện dâng Tam bửu : Hoa, Rượu, Trà, 

 xem chi tiết  nơi Chương 5 : Cúng Tứ thời)

             Lạy 1 lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu chú của Thầy.

12. Đồng nhi thài bài Dâng Rượu.            

Y như mục 11 nhưng cầu nguyện Dâng chơn thần. 

13. Đồng nhi thài bài Dâng Trà.               

Y như mục 11 nhưng cầu nguyện Dâng linh hồn.

14. Dâng sớ : Người phụ lễ bưng dĩa sớ trên Thiên bàn

            trao sớ cho Lễ Sanh chứng đàn. Vị nầy cầm đứng

         bao sớ, xá 3 xá (có điểm chuông), cầu nguyện, rút lá

sớ ra, đưa cho người đọc sớ. (Đọc sớ, đến chỗ danh

hiệu các Đấng thì  cúi đầu). 

Đọc sớ :

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

(Thất thập . . . niên)

Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt.

 

Thời duy, Thiên vận . . . . . . niên, . . . .  ngoạt, . . . . . nhựt, ngọ thời, hiện  tại Việt Nam quốc, . . . . . Trấn, . . . . Châu, . . . . , Tộc, . . . . . Hương,  cư trụ gia đường chi trung.

Kim đệ tử . . . (phẩm tước và Thánh danh của vị Lễ Sanh chứng đàn) . . . . . công đồng chư  Chức sắc hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng quì tại Thiên bàn tiền, thành tâm trình tấu.

HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI :

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn.

Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

TAM TÔNG CHƠN GIÁO :

Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn,

Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn,

Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.

           TAM KỲ PHỔ ĐỘ TAM TRẤN OAI NGHIÊM :

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai,

Lý Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ,

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.

 

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn,

Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn,

           Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn,

           Thập phương chư Phật, vạn chưởng chư Tiên, liên đài chi hạ.

 

Kim vì, kiết nhựt lương thần, thỉnh an Thánh tượng chi lễ, chư Thiên phong nghiêm thiết đàng tràng, hương đăng hoa trà quả, thanh chước chi nghi, thành tâm phụng hiến.

Cẩn thỉnh chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, chứng minh tọa hạ.

Phục vọng Vô Trung Từ Phụ, phát hạ hồng ân, chuyển họa vi phước, tập kiết nghinh tường, bảo hộ gia đường . . . . (tên gia chủ xin thượng tượng) . . . . . diên niên hạnh phước.

Ngưỡng nguyện Đại Từ Bi vận chuyển thế cuộc tảo đắc hòa bình, trật tự an ninh, quốc thới dân an, phong điều võ thuận.

Chư Thiên phong hiệp dữ Chức việc, Đạo hữu nam nữ đẳng thiết triêm Thiên ân gia huệ dã.

Chư đệ tử  đồng thành tâm khấu bái cẩn sớ thượng tấu

                                                                        Dĩ  văn.

                                                        Đệ tử  : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                            (phẩm tước và Thánh danh của vị Chức sắc chứng đàn)

 

            Đọc sớ xong, người đọc đưa sớ cho vị chứng đàn bỏ vào bao sớ, vị nầy cầm bao sớ xá 3 xá, đốt sớ bỏ vào thố, đem đặt giữa chuông và mõ dưới Thiên bàn.

Lạy Đức Chí Tôn 3 lạy 12 gật, niệm chú đầy đủ.

15. Đồng nhi tụng Ngũ Nguyện.

            Dứt Ngũ nguyện, tuy đã có cầu nguyện theo sớ văn, nhưng vị chứng đàn có thể cầu nguyện thêm cho gia chủ (vì đây là sự khích lệ rất lớn lao đối với gia đình gia chủ).

            Khi cầu nguyện thêm, vị chứng đàn nên cất tiếng cầu nguyện rõ ràng vừa đủ nghe để mọi người cùng nghe cùng dâng lời cầu nguyện lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng, lời cầu nguyện có thể đặt ra như sau :

 

          “ Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát,

            Nam mô Tam Tông Chơn Giáo,

Nam mô Tam Trấn Oai Nghiêm,

Nam mô chư Phật chư Tiên chư Thánh chư Thần.

Hôm nay, đệ tử  và Bàn Trị Sự Hương đạo . . . . . . đến khai đàn thượng tượng tại nhà của Đạo hữu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nguyện cầu Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, Tam Trấn Oai Nghiêm, chư Phật, Tiên, Thánh, Thần ban ân lành cho Đạo hữu . . . .. . . . . và toàn gia quyến, tinh thần mẫn huệ, trí não quang minh, giữ lời Minh Thệ, gìn tròn luật Đạo, lập công bồi đức, giải quả tiền khiên, gội hưởng Thiên ân trong kỳ ba đại  ân xá.

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.”

 

Lạy Đức Chí Tôn 3 lạy 12 gật, niệm chú đầy đủ.

16. Tất cả đều đứng dậy,  xá 3 xá, lui ra hai bên.

      (không có quay ra sau xá chữ Khí vì đây là tư gia)

17. Đồng nhi, ban nhạc và những người hầu đàn vào lạy

      Đức Chí Tôn.

18. Vị Chức sắc chứng đàn có thể thuyết đạo ngắn gọn nói

      về ích lợi của việc Thượng tượng, việc cúng tứ thời và

      bổn phận của người tín đồ đối với Đạo.

19. Bãi đàn :  đánh 3 tiếng chuông, xá đàn, lui ra, dứt lễ.

            Sau đó, tất cả tập họp trở lại để tụng :

- Di Lạc Chơn Kinh.  - Kinh Cứu Khổ.

Trước khi tụng kinh, mọi người vào quì trước Thiên bàn, thỉnh Thánh, cầu nguyện, rồi bắt đầu tụng Di-Lạc Chơn Kinh. Tụng xong thì lạy, khỏi cầu nguyện.

Tiếp theo là tụng Kinh Cứu Khổ.

            Trong Kinh Cứu Khỗ, chỗ : cứu hộ đệ tử. . . . , nên tụng cầu nguyện cho chủ nhà và gia quyến, như sau :

            cứu hộ đệ tử . . . . (tên họ chủ nhà) và gia quyến  thoát ly khổ nạn, tự ngôn Quan Thế Âm anh lạc  . . .

            Sau cùng, đồng nhi và chư vị hầu đàn vào cầu nguyện và lạy Đức Chí Tôn. Xong, đánh 3 tiếng chuông bãi đàn, mọi người xá đàn 1 xá. Buổi lễ Thượng tượng đã xong.

 

Ở các hương đạo địa phương, thông thường thì BTS còn đến cúng thời cùng gia chủ trong hai ngày nữa, tới ngày thứ ba huờn kinh, mới chấm dứt.

Ngày hôm sau, tức là ngày thứ nhì, BTS cử Chức việc đến cùng với chủ nhà cúng thời Ngọ (hoặc thời Dậu), không có dâng sớ, chỉ thài bài Dâng Rượu (nếu thời Dậu thì thài bài Dâng Trà). Cúng thời xong thì tụng Di Lạc Chơn Kinh và Kinh Cứu Khổ  y như ngày hôm qua.

Ngày hôm sau nữa, tức ngày thứ ba, Chức việc cũng đến cúng thời với chủ nhà. Cúng xong thì tụng Kinh Di Lạc và Cứu Khổ y như hai lần trước, nhưng bữa thứ ba nầy, tụng thêm Kinh Sám Hối.

Như vậy, sau lễ Thượng tượng, Bàn Trị Sự tiếp tục đến nhà, hiệp cùng gia chủ, cúng thời và tụng kinh hai lần nữa để bắt trớn cho gia chủ tiếp tục cúng trong Tứ thời trước Thiên bàn tại tư gia của mình.

Top of Page


Chúng ta đã thấy trên Thánh tượng Thiên Nhãn - Ngũ Chi, Đạo Cao Đài trên hết là thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, kế dưới là thờ các Đấng Giáo chủ thời Nhị Kỳ Phổ Độ và thờ Tam Trấn Oai Nghiêm thời Tam Kỳ Phổ Độ.    

Tuy thờ như vậy nhưng khi đọc kinh cúng thì đọc kinh xưng tụng Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, Giáo chủ Phật giáo Nhứt Kỳ Phổ Độ; kinh Tiên giáo thì xưng tụng Đức Thái Thượng Đạo Quân Giáo chủ Tiên giáo Nhứt Kỳ Phổ Độ và hóa thân của Ngài là Lão Tử thời Nhị Kỳ Phổ Độ.

Như vậy, sự thờ phượng phối hợp với kinh kệ của Đạo Cao Đài có tính chất xuyên suốt từ Nhứt Kỳ, qua Nhị Kỳ rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ. Đây là thời kỳ Vạn thù qui nhứt bổn mà hai thời kỳ trước là Nhứt bổn tán vạn thù.

Đôi khi có một số người hiểu lầm cho rằng, Đạo Cao Đài là một tôn giáo hỗn tạp, không thuần nhứt trong cách thờ phượng và trong kinh kệ. Quả thật, nếu chúng ta chỉ nhìn riêng lẻ từng tôn giáo và từng thời kỳ phổ độ, chúng ta sẽ có kết luận như thế, nhưng nếu chúng ta có cái nhìn tổng quát xuyên suốt từ đầu đến cuối, thì thấy trong cái hỗn tạp đó, có một cái trật tự  do Đấng Thượng Đế sắp đặt. Đấng Thượng Đế lâu nay không nói ra, để tự con người tìm tòi hiểu biết, nhưng con người vẫn vô minh.

Ngày nay, Đấng Thượng Đế lập Đạo Cao Đài trong thời kỳ cuối cùng trước khi đến Đại Hội Long Hoa, Đấng Thượng Đế phơi bày ra tất cả, để nhơn loại hiểu biết nguồn gốc của mình đều là con của Thượng Đế, nhìn nhau là anh em một nhà. Còn các Đấng Giáo chủ các tôn giáo chỉ là những vị lãnh lịnh Đấng Thượng Đế giáng trần mở đạo dạy dỗ nhơn sanh trong khu vực và thời hạn qui định.

Hiểu như vậy để tiến tới sự hòa đồng các tôn giáo, trước khi Đức Di-Lạc Vương Phật giáng trần gom các đạo hữu hình làm một dưới quyền chưởng quản của Ngài.

Top of Page


Sau khi lập Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn rồi, gia chủ nên lập thêm bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ tại nhà  mình.

Thường thì bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thiết lập gần bên Thiên bàn cho thuận tiện việc cúng kiếng.

Nếu trong nhà đã có sẵn bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ (CHTT) hay bàn thờ Tổ Tiên rồi thì nên chỉnh đốn cho đúng theo khuôn mẫu của Đạo lập nên.

Ngoài ra, khi lập Thiên bàn rồi thì những bàn thờ nhỏ trước đây như : bàn thờ Đức Quan Thánh, bàn thờ Đức Quan Âm Bồ Tát, bàn thờ Đức Mẹ Sanh, vv . . . . thì nên dẹp hết, vì trên Thiên Bàn đã có thờ đủ các Đấng ấy rồi.

  


(Nếu cha mẹ đã mất thì có thể đặt hình của cha mẹ

dưới Cửu Huyền Thất Tổ để thờ chung)

 

Chúng ta thờ Đức Chí Tôn vì Đức Chí Tôn là nguồn gốc thiêng liêng của linh hồn của ta.

Chúng ta thờ Cửu Huyền Thất Tổ vì CHTT là  nguồn gốc phàm trần của xác thân ta.

Chúng ta hiện diện trong cõi đời hiện tại đây là do hai nguồn gốc đó, nên chúng ta phải phụng thờ đầy đủ.

Bàn thờ CHTT có viết chữ Cửu Huyền Thất Tổ bằng chữ Nho đại tự, 4 chữ thẳng đứng, hai bên có đôi liễn thờ.

Xin đề nghị đôi liễn sau đây, tùy nghi gia chủ sử dụng, hoặc đổi đôi liễn khác. (Đôi liễn nầy tại Bùi Phủ Từ).

   Đôi liễn :    - Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng,

                  - Tôn  công  Thất  Tổ  nghĩa  cao thâm.

   Nghĩa là :   . Kính cái đức độ của Cửu Huyền, ơn cao trọng,

               . Tôn cái công nghiệp của Thất Tổ, nghĩa cao sâu.

 

            Cách chưng bày các món trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, lấy theo mẫu bàn thờ PHƯỚC LỘC THỌ (thờ ông bà chung) nơi hậu điện Báo Ân Từ :

 

 

2 - - - - - - -1- - - - - - - - 3

- - - -4 - - - - - - -5 - - - -

6 - - - - - - 8 - - - - - - - -7

          

     1 -  Đèn vọng.                               

     2 -  Dĩa trái cây.              

     3 -  Bình bông.

     4 -  Chung nước trà.

     5 -  Ly rượu.    

     6  và 7 -  Cặp đèn nghi.

     8  Lư hương (cắm 3 cây hương).

 

Thờ cúng Cửu Huyền, ý nghĩa : mình là cháu 9 đời, thờ các bậc Tổ Tiên 9 đời trước mình.

Thờ CHTT là để tỏ lòng kính trọng Tổ Tiên mà trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ dẫn công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho tốt đẹp, hợp đạo đức, để phát huy sự nghiệp làm rạng rỡ Tổ Tiên.

Sau đây là bảng giải thích Hệ thống Cửu Huyền (9 đời) và Thất Tổ (7 vị Tổ) của dòng họ :

Hệ thống Cửu Huyền :

1. Ông Sơ của ông Sơ . . (Cao Cao Tổ) . . .Thất Tổ

2. Ông Cố của ông Sơ   (Cao Tằng Tổ) . . . Lục Tổ

3. Ông Nội của ông Sơ. . . (Viễn Tổ). . . Ngũ Tổ

4. Cha của ông Sơ . . . . . . (Tiên Tổ). . . .  Tứ Tổ     Thất Tổ

5. Ông Sơ  . . . . . . . . . . . .   (Cao Tổ). . . Tam Tổ

6. Ông Cố  . . . . . . . . . . .  (Tằng Tổ). . . . Nhị Tổ

7. Ông Nội . . . . . . . . . . . .  (Nội Tổ). . . Nhứt Tổ

8. Cha (Phụ thân)

Top of Page


Các bài văn sớ trong Đạo đều viết bằng Hán văn, tương đối khó hiểu, nên cần dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Các bài văn sớ đều có phần đầu và câu cuối giống nhau, chỉ khác nhau phần giữa gọi là lòng sớ.

 

BÀI DỊCH :

Nay theo,

Vận Trời  năm. . . . . . . , tháng . . . . . , ngày . . . . . . , giờ. . . . , hiện  ở nước Việt Nam, Trấn đạo. . . . . . . . . , Châu đạo . . . . . . . , Tộc đạo . . . . . . . , Hương đạo . . . . . , đang tại nơi tư gia.

Nay đệ tử  . . . . . . . . . . . . . . . . . . cùng chung các Chức sắc, hiệp với các Chức việc và Đạo hữu nam nữ các cấp, quì trước Thiên bàn, thành tâm tâu bày :

TRONG CỬA HUỲNH KIM KHUYẾT CÓ :

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn,

Đức Diêu Trì Kim Mẫu.

BA ĐẤNG GIÁO CHỦ TAM GIÁO :

             -  Đức Phật Thích Ca,  - Đức Lão Tử,  - Đức Khổng Tử.

BA  TRẤN  OAI  NGHIÊM của ĐĐTKPĐ :

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát,

Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng, kiêm nhiệm

                     Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

Đức Quan Thánh.

Đức Chúa Jésus,

Đức Khương Thượng Tử Nha,

Đức Hộ Pháp,

     Mười phương chư Phật, muôn hạng chư Tiên, chư Thánh, chư Thần.(1)

(Phần lòng sớ : )

Nay vì ngày lành, giờ tốt, làm lễ thỉnh an Thánh tượng, chư Chức sắc Thiên phong nghiêm trang thiết lễ nơi đàn cúng tế, nhang, đèn, bông, trà, trái cây, rượu tinh khiết, lập nên nghi thức, thành tâm hiến lễ.

Kính thỉnh chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần chứng minh và ngự xuống.

Chúng con xin nghe theo và mong mỏi Đấng Đại Từ Phụ trong cõi Hư Vô ban xuống ơn huệ lớn lao, đổi họa làm phước, góp tốt đón lành, bảo hộ gia đình . . . . . . . . . . . . được hạnh phúc lâu dài.

Kính mong Đức Chí Tôn từ bi vận chuyển cuộc thế sớm được hòa bình, trật tự an ninh, nước thạnh dân an, gió hòa mưa thuận.

Các Chức sắc Thiên phong hiệp cùng Chức việc, Đạo hữu nam nữ các cấp, xin được thấm nhuần ơn Trời, gia tăng ơn huệ.

(Câu cuối của sớ : )

Các đệ tử đồng thành tâm cúi đầu lạy xuống, kính cẩn dâng sớ tâu lên.

Kính trình.    

* * * * * *

Ghi chú :  (1) - Vạn chưởng : tức là Vạn chủng : muôn loài, muôn hạng.

         - Liên đài chi hạ : bên dưới tòa sen, là vị trí của chư Thánh chư Thần.


Top of Page

      HOME