GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

QUYỂN XVII

Viết xong ngày 24-12-Quí Hợi (1983)

QUANG MINH

 

MỤC LỤC:

1.NGÀI CAO ĐỨC TRỌNG VỀ CƠ
2.BÀI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP
(Tiết lộ về sự ra đời của Đức Phật Di Lạc)
3.ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM, THÁNH HIỂN, BÁT NƯƠNG DTC GIÁN CƠ KHUYÊN DẠY CHỨC SẮC HTĐ.
4.LIỄU NHỨT CHƠN QUÂN GIÁN CƠ (Tiết lộ về trận chiến kỳ III)
5.GIẤC MỘNG CỦA NARA
6.NGUYÊN NHÂN, HÓA NHÂN, QUỈ NHÂN
7.CHUYỆN ĐẶNG CHẤT
8.TAM THỂ XÁC THÂN (Lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm)


 

9.BƯỚC VÀO ĐỀN THỜ HỒI GIÁO BẠN THẤY G̀?
10.NGUYỄN TRUNG TRỰC GIÁNG CƠ
11.THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP (LỄ RƯỚC CHƯ THÁNH)
12.SỰ TÍCH LINH SƠN THÁNH MẪU
13.KHI VÔ ĐỀN THÁNH BỎ HẾT PHÀM TÂM
14.ĐỨC HỘ PHÁP HỌA BÀI THI CỦA BÁT NƯƠNG VẤN VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI.
15.Ư NGHĨA CÂY BẠCH KỲ NHAN UYÊN
16.BÀI THƠ TỰ THÁN (Của Đức Cao Thượng Phẩm)
17.NGÔI PHƯỚC LÂM CỔ TỰ VỚI NÚI ĐIỆN BÀ QUA NHIỀU GIAI ĐOẠN
18.VĂN CHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BÀ BÁT NƯƠNG

 

1.NGÀI CAO ĐỨC TRỌNG VỀ CƠ

    *Tư gia đêm mùng 1 tháng 3 Canh Tỵ (1960)

Pḥ loan: Thượng Sanh, Bảo Văn Pháp Quân

CAO ĐỨC TRỌNG

Thưa mẹ, con cúi đầu lạy mẹ.

Qua mừng hai em và quí hữu, mời quí hữu Nam Nữ và thiện tín để có tỏ việc riêng.

Thưa mẹ, hôm nay con đến đây với thâm t́nh mẫu tử hầu tỏ nổi niềm tâm sự. Mặc dầu vô h́nh khác cảnh, nhưng ơn của mẹ sanh thành nghĩa nặng đeo mang ḷng bác ái của mẹ vô hạng. Bởi công đức lớn và tâm trung của mẹ đối với Ngọc Hư Cung và các đấng đều ghi; hơn nữa đối với Thiên Quân trọn nghĩa thủy chung nên quyền Thiêng Liêng ân tứ, nhơn cho con được về thăm, tỏ nổi niềm tâm sự khổ đau. Bởi v́ ḷng thương vô hạng, mẹ hằng cầu khẩn vái vang mà đọng đến ḷng các Đấng.

Khi con c̣n tại thế, v́ nặng mang xác phàm, không ǵn trọn sứ mạng nên có sự lỗi lầm. Bên ngoài thế tục c̣n qua được nhưng về tâm sự nơi ḷng người khó tránh lẻ công b́nh Thiêng Liêng nhặc nhiệm. Sự oan nghiệt tâm phàm của con rủi một chút mà linh hồn con phạm Thiên Điều. May là nhờ công tu luyện với tâm trung v́ Đạo nên an ủi v́ đó chút.

Khi lănh lịnh Ngọc Hư Cung đến thế có bổn phận giúp Ngự Mă Quân, mà ngược lại không tṛn nghĩa, v́ nặng mang phàm tục lôi cuốn, quên hẳn Thiêng Liêng cao trọng. Ôi! Phàm tục, v́ mi mà hồn ta đă lầm lạc, chẳng hiểu đặng rằng Ngự Mă Quân là mạng lịnh của khí Hư Vô, thay thân Chí Tôn tạo đời cải dữ ra hiền. Mẹ ôi, một lời nói sai với Ngự Mă cũng bị đọa, huống chi sửa cải chơn truyền tối trọng là dường nào? Sự lỗi lầm của con trong việc đem em về tước quyền Thiên Quân, nên con gánh lấy tội lỗi, đương lúc lâm chung đầy đọa xác thân vậy thôi, nào dè linh hồn chịu án Thiên Điều. May nhờ ân đức Ngự Mă Quân đầy ḷng từ bi bác ái, vị tha đến thức tỉnh con và an ủi con, nhứt là Đức Ngài không nở đưa Gián Ma Xử……nhờ có Đức Cao Thượng Phẩm và Lục Nương d́u hộ.

Đức Ngự Mă Quân cầu xin với Ngọc Hư cho khỏi bị tiêu diệt linh hồn để tái kiếp đền lại những lỗi lầm mà trả nợ t́nh của hằng vạng linh hồn cùng Thánh Thể Chí Tôn mà con đă gây ra khổ đau cho họ.

Rồi đây con biết đến nơi nào với một kiếp sanh để đền nợ? nếu chẳng vương mang sự lỗi lầm th́ con chưa cỗi xác tục. Đây phải đợi mảng tuổi kiếp sanh mới vào thọ lịnh, hoặc tội đày, hoặc tái kiếp. Từ đây t́nh cốt nhục cũng như mẫu tử biết ngày nào hội ngộ trùng phùng mà đền ơn tái tạo.

Con cúi đầu lạy mẹ an tâm và em những di tích chi của Thiên Quân phải cố giữ đừng sửa đổi mà phạm thiên điều như tội của Qua đă làm.

Con cúi lạy mẹ và chào hai em.

Thăng

 

2. BÀI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP (Tiết lộ về sự ra đời của Đức Phật Di Lạc)

Trên công việc nhựt nhựt thường hành nó thuộc về thể pháp dầu ta có cúng lạy cho đến dập đầu bể tráng mà không phục vụ cho vạn linh th́ cũng không lợi ích ǵ cho Trời Phật. Cái lợi ích mà ta ra tay cứu văn được mới là ân nhân của xă hội.

Khi ra trước ṭa phán xét Đại Đồng Long Hoa, ta mới có đủ điều kiện để binh vực lập trường ḿnh, bằng chẳng vậy thời cái danh từ tôn giáo của chúng ta đối với xă hội không có ư nghĩa.

Ta thường đọc những câu cứu khổ cứu nạn mà ngày nay nạng nhơn sanh đă đến mà không đi cứu, cứ ngồi cậy mấy ông Phật cứu dùm hỏi vậy có chơn lư không?

Nếu mỗi lần chúng sanh chịu tai nạn, c̣n phải cậy chúng ta đứng trung gian làm môi giới nữa sao? Cũng như làm mà không dám làm th́ không bao giờ rồi đặng.

Người tu hành là mục đích đem cái ân cho người, chớ không phải đợi người làm ân cho ḿnh, nghĩa là ḿnh phải lo sự ấm no cho bá tánh tức là cho ta. Bởi Đức Chí Tôn đă dành phần cho ta một nhiệm vụ đặc biệt là phải phụng sự cho Vạn Linh để giải khổ cho loài người trong lúc đang lâm nạn kêu ca cầu cứu, khi ta làm xong phận sự th́ không ai chối cải rằng: ta không phải là Ân Nhân của Xă Hội, chừng ấy ta không muốn về Tây Phương, họ cũng lập bàn Hương Án để đưa ta đặng cảm ơn cứu tử.

Giữa thời hổn loạn chiếc thuyền nhơn sanh gần đấm kêu la cầu cứu với các tôn giáo. Ông th́ lo lim dim lần chuỗi, ông th́ lo nấu linh đơn, ông th́ lo ngâm thơ vịnh phú, c̣n kẻ chết đuối giữa đời không ai ḍm ngó, nếu trước công lư ba cái ngai ở thế gian để cho ba ông ngồi là phi lư, mà để cho người trong thuyền ra vớt chúng sanh sự thật, đến khi vớt xong th́ ngồi mới là hợp lư.

Nói trắng ra toàn cầu sắp nổi trận cuồng phong dữ dội, nó sẽ lôi cuốn nhơn loại ra giữa ḍng khổ hải, chẳng riêng ǵ dân tộc nào  mà nước Việt Nam ta cũng đồng chung số phận. Dầu cho Đức Di Lạc có ra đời đi nữa, không phải một ḿnh Ngài mà vớt cả chúng sanh được, Ngài cần có môn đồ Ngài giúp đỡ Ngài. Bởi Ngài là một vị tài công c̣n các môn đệ cũng như tay thủy thủ mới có thể đưa con thuyền nhơn loại ra khỏi bến bờ, nếu chúng ta không có cái đại khí để hiệp cùng Ngài th́ lác nữa chúng ta sẽ bị đắm ch́m như bao kẻ khác.

Trận giặc thứ ba nầy không c̣n ai chối cải rằng: nó không bùng nổ đặng, hai khối gặp nhau như hai chiếc tàu sắp đụng lộn vậy. Chúng ta là bổn phận nhà tôn giáo cũng nên kết hợp làm một trong khuôn thuyền Bát Nhă nếu nhơn sanh thiếu phước qua không khỏi nạn chiến tranh, th́ chực để vớt kẻ sống sót trên tàu. Nếu ta làm xong phận sự th́ không ai chối cải rằng: Ta không phải là một vị Bồ Tát tại thế.

Mặc dù ta không dám b́ với các nhà Tiên Tri buổi trước chớ ta cũng nhận rằng: Ngày tận thế hầu gần giữa lúc thanh trượt bất phân, dầu có Chúa Cứu Thế ra đời mà không ẩn danh th́ Ngài cũng bị quân nghịch bắt đóng đinh trên cây Thánh Giá. Nên Đức Di Lạc Ngài phải noi danh trong màn bí mật, xét ra thời kỳ nào cũng thế, chớ không lạ chi.

Vậy các bậc Đạo đức chơn tu ai là người có đủ đức tinh của ḿnh cho nên Chí Thành, để đợi đón rước Ngài đặng mà kết thúc Long Hoa Đại Hội.

 

3. ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM, THÁNH HIỂN, BÁT NƯƠNG DTC GIÁN CƠ KHUYÊN DẠY CHỨC SẮC HTĐ.

*Đêm 11-10-Tân Măo (dl 9-11-1951)

Pḥ loan: Thừa Sử Hợi, Luật Sự Nhung

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào các em.

Đêm nay, Bần Đạo rất mừng và lấy làm vui nh́n thấy mấy em đă được tiến nhiều trên phận sự.

Bần Đạo khuyên mấy em khá chú ư thêm nữa cho được hoàn bị hơn. Cần lấy nét công b́nh và lại là người thay mặt cho Hiệp Thiên Đài nơi một địa phương, Bần Đạo thiết nghĩ phận sự ấy chẳng phải nhỏ đa. Cơ quan bảo thủ chơn truyền tại thế cho Bạch Ngọc Kinh tại thế mà một trong mấy em được phân chia phận sự, Bần Đạo tưởng đó cũng là dinh diệu lắm chớ.

Cười…buồn mà chi mấy em !

Dầu cho mặt thế kiếm đường mạt sát mấy em th́ đó cũng là phương rèn tâm luyện chí, chớ có chi mà tuổi mà nhục, chỉ nên biết giá trọng của nền chơn giáo rồi kiếm phương t́m nẻo đi cho đến mức, rồi ngày chung qui, lật trang Đạo Sử, mấy em sẽ mỉm miệng cười. Điều cần yếu là mấy em giữ trọn thiên lương đặng che chở cho con cái của Đức Chí Tôn, ấy là đường đi ngay chánh đó.

Chuyện thế đua bơi mặc đời hiểm trở, Bần Đạo khuyên mấy em giữ trọn lời thề cửa Bát Quái, mấy em mới đáng vị đó nghe.

Giờ phút nầy trở đi là thời gian hành pháp Hiệp Thiên Đài, Bần Đạo mừng mà sợ cho đó, mấy em à! Khá giữ trọn tinh thần và kiên chí mới được.

Trong kỳ hội nhơn sanh nầy, Bần Đạo thấy c̣n có chỗ đáng trích, bởi lời lẻ coi ra hơi nặng ư đó. Phương hay hơn hết là lời nói của Hiệp Thiên, nhứt là của Pháp Chánh phải nhẹ nhàn mà oai nghiêm mới được. Vậy từ đây, mấy em khá sửa chữa lấy ḿnh đặng nâng cao giá trị của Hiệp Thiên, cầm cương giữ lái, Bần Đạo cho hay trước rằng, kể từ đây, mấy em sẽ bị kềm chế đặng họ tầm phương chỉ điểm đó nghe. Giá trị của mấy em sẽ nhờ trong lúc nầy mà tăng cao hay là giảm thấp đó.

Đêm nay là đêm chia tay rẽ lối của mấy em, Bần Đạo chỉ có bấy nhiêu gọi là tiễn chân, mấy em nhận lời với Bần Đạo. Bần Đạo kiếu.

Thăng

Tái cầu: hồi 22 giờ

ĐỖ QUANG HIỂN

Xin chào mấy bạn. Cười…

Đỗ Hiển nói chuyện chơi, ráng nghe mấy bạn.

Ông già chống gậy khóc tu hu,

Áo rách tả tơi, tóc rối bù.

Thương đám con khờ không kẻ đỡ,

Đem bầy sói dữ lắm người bu.

Giữ đời an lạc tay đưa gậy,

Đón thế bại tồi, miệng biểu tu.

Bởi trẻ, già đành đi thất thưởng,

Chỉ đường đưa gậy khiến thăng phù.

 

Gậy đó khuyên ai khéo khéo cầm,

Đừng lơi đừng giá mất t́nh thâm.

Ḍ đường cao thấp tay nương gậy,

Chớ để rồi đây oán oán thầm.

 

Biết Hiển nói chi không các bạn?

Hiển chỉ có ít vần để đó. Xin kiếu.

Thăng

Tái cầu: hồi  22 giờ 30.

BÁT NƯƠNG DTC

Chị chào mấy em.

Lúc năy Hiển nó định cho mấy em phải suy nghĩ nhiều nên làm thi đó. Mấy em hiểu nó định nói chi không?

Thừa Sử Hợi bạch:……

-Nó nói mấy em đó. Con gậy là luật pháp chơn truyền, áo rách là Đạo bị đời biếm nhẻ, tiếng khóc là sự sầu thảm của Chí Tôn, tóc rối là luật pháp không công chánh đó. Mấy em hiểu chưa?

Chị cho mấy em được rơ, phận sự của mấy em là trọng, khá để tâm để ư th́ mới mong tránh khỏi điều than văn đó nghe.

Mấy em đă biết đường lối của mấy em từ lâu, chớ chẳng phải mới được chỉ dạy, nhưng mai duyên nên luôn luôn có lời dẫn dụ thêm th́ chị tưởng lại mấy em cũng nên để ư t́m rơ v́ đâu?

Bây giờ chị phân tách cho mấy em được biết TU là thế nào?

Phải biết định tâm sửa trí rồi đem trí lự đặng d́u dẫn quần linh, như vậy mới trọn, lại nữa, TU không phải chỉ một tinh thần là đủ, phải đem thể xác đặng ḥa nhịp với cơ tấn hóa của tạo đoan, tức nhiên là bảo tồn lẽ sống. Ấy vậy, Đạo của Chí Tôn là phải đem tinh thần ḥa cùng thể chất, như vậy mới trọn theo đức tánh của Đấng Chí Linh đă định phận từ buổi khai thiên lập địa. Cơ bảo thủ chơn truyền là lẽ đó.

Chị khuyên mấy em đừng v́ khó nhọc mà bỏ dở phận sự tối cao tối trọng ấy, uổng lắm đó nghe. Đă đứng trong cửa Hiệp Thiên, Chị tưởng mấy em cũng như nất thang đặng cho chúng sanh lần lượt bước. Thoảng như gặp kẻ nhẹ nhàn th́ nhờ, mà rủi gặp kẻ nặng nề ô trượt th́ cũng phải đành chịu đưa vai đỡ vác.

Vậy khi lănh lịnh cầm cân, mấy em nhớ ḿnh là người đưa đường dẫn  lối đó nghe mấy em.

Chị cũng mừng cho mấy em được chút ít, mấy em chịu khó nhọc th́ đối với cửa Hiệp Thiên mới khỏi điều e thẹn. Có khó nhọc mới tạo nên phẩm giá. Ngày rảnh nợ trần gian nhẹ nhàn dung ruổi. Chị tưởng lại kiếp tu đă trọn và được vinh diệu rồi đó. Nơi cửa Từ Bi, chị nh́n thấy mấy em, chị cũng đă được vui nhiều. Mấy em chớ để Chị kém phần mừng rỡ nghe.

Đường đi c̣n dài, tuổi mấy em c̣n trẻ, Chị chỉ biết lấy lời khuyên mà đưa bước.

Xin mấy em chớ phụ ḷng Chị. Xin lui.

Thăng

 

4. LIỄU NHỨT CHƠN QUÂN GIÁN CƠ (Tiết lộ về trận chiến kỳ III)

*Đêm 5-7-Nhâm Th́n (dl 24-8-1952) hồi 23 giờ    

Pḥ loan: Hộ Pháp-Bảo Văn P.Q

Hầu đàn: Cao Tiếp Đạo

 

LIỄU NHỨT CHƠN QUÂN

THI:

Địa hoàng chuyển biến đổi dư đồ,

Diệt tận văn minh của Đạo Tô.

Phân đảnh Á Âu chia Bắc Hải,

Lập triều Anh Mỹ đóng Tây đô.

Hoàng quyền nghiên ngửa chia dân quốc,

Đế Pháp chơi vơi thống bạch cờ.

Thắng bại một trường lưu luyến trận,

Thừa nguy Việt mới định xa thơ.

Chào chư Thánh, các em nam nữ.

Để tỏ một vài lời bí ấn của cơ đời và lẽ Đạo, sau nầy sẽ đem ra bàn luận chơi.

Hiện giờ nầy, ván bài Việt Nam tới giai đoạn “Thừa nguy Việt mới định xa thơ” rồi đó, mà nó phải đi đến đường lối nào nói nghe thử?

Bạch:…………

-Đă luận biện th́ luận, chớ có hỏi ra sao th́ khó coi lắm.

Bạch:-………..

-Đă đành, nhưng phải nói thử coi chớ.

Bạch:-………..

-Chưa phải vậy đâu. Nói như thế nầy mới hợp thức hóa. Phải có một trận thứ ba mà bao nhiêu cũng đem toàn lực ra Thái B́nh Dương để ḱnh địch, rồi 24 giờ mới ngă ngũ ra sao, chờ kết luận. Nếu đánh Nga th́ c̣n ngăn biển Bắc Hải, c̣n đánh Mỹ th́ c̣n Đại Tây Dương, c̣n đánh Anh th́ c̣n biển Manche, c̣n chú Lùn thuộc về Đông Á. Chừng ấy Thái B́nh Dương là cơ khí chận đường tiến thoái của các cường quốc mặc sức tranh hùng. Khi binh kiệt th́ chỉ cậy nơi vùng Đông Á tiếp cứu.

Cười…tiếp lương. Chừng ấy ai đói khát sẽ qui lụy ḿnh làm nghĩa. C̣n bên ấy lại do nguyên tử, khinh khí th́ c̣n chi đâu độ binh nhung.

Chỉ c̣n Đông Á là tránh nạn ấy được do có Thái B́nh Dương ngăn hộ nên mới ra tay tế độ, là “Thừa nguy Việt mới định xa thơ” là lúc nầy gần rồi.

Thôi, nói ít vậy. Kiếu.

Thăng

 

5. GIẤC MỘNG CỦA NARA

Chuyện thần thoại ở Ấn Độ để chứng minh sự hành động của sanh lư và tâm lư.

Tên Nara hỏi sư phụ là Krishna hiện thân: “Xin Thầy chỉ giáo cho con về sự “ảo hóa” (Maya).

Cách vài hôm sau Thầy Krishna dắt Nara đi chơi trong băi sa mạc đi được một quảng đường Thần Krishna bèn bảo học tṛ: Nara ơi, Thầy khát nước lắm, con có thể kiếm cho Thầy một hớp nước chăng?

-Thưa Thầy con xin đi ngay.

Nói rồi anh ta ra đi, đến một làng gần đó, Nara vào gơ cửa một nhà kia để xin nước. Ra mở cửa là một cô gái thật đẹp. Nh́n thấy sắc đẹp lạ lùng Nara quên hẳn rằng Thầy ḿnh đang chờ nước nên lú mất đi. Nara bắt chuyện với người mỹ nhân, suốt hôm đó nó không về với Thầy mà nó ở đó đến hôm sau để chuyện tṛ với người giai nhân tuyệt sắc. Câu chuyện đưa đến ái t́nh. Nara xin với ông Thần sinh nàng để lấy làm vợ. Lễ thành hôn cử hành tại đó.

Ăn ở với nhau trong khoản 12 năm sanh con đẻ cái. Trong thời gian ấy bổng cha vợ của Nara chết, để lại một gia tài khá giả. Nara sống một cuộc đời sung sướng, vợ con đề huề, ruộng vườn sung túc.

Bổng hột hôm xảy ra vụ nước lục, trong một đêm nước dâng lên phá hủy cả đê điều, nước tràn ngập cả làng xóm, nhà cửa đổ nát, người và vật bị nước cuốn mất.

Nara phải bỏ chạy, một tay dắt vợ, một tay dắt con, vai th́ cơng đứa bé, cố lội qua ḍng nước chảy mạnh hăi hùng. Đi được vài bước nước chảy quá mạnh, đứa bé trên vai nhào xuống nước, chớp mắt bị nước cuốn đi mất. Nara chỉ c̣n thốt lên một tiếng thất vọng. Trong khi cố vớt đứa bé th́ đứa bé thứ hai cũng bị rơi mất. Sau cùng cùng c̣n người vợ mà Nara cố giữ chặt cũng bị nước cuốn trôi mất tích và chính Nara cũng bị ném vào bờ  đứng khóc than.

Chợt văn vẳng đằng sau có tiếng nói êm đềm: “Nara con ơi, nước uống đâu? Con đi kiếm cho Thầy chờ măi đă hơn nữa giờ”. Nara kêu lên một tiếng: “Nữa giờ ư?”.

Mười hai năm đăng đẳng đă qua trong tâm trí của Nara khi ấy không biết bao nhiêu sự biến cố đă diễn xuất mà chỉ có nữa giờ thôi sao?

Cả chúng ta phần đông đều ch́m đắm trong cái ảo hóa ấy hoặc cách nầy, hoặc cách khác.

(Trích trong Đại Đạo Nguyệt San 1963 bài của Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng “Luận về sự biết”)

 

6. NGUYÊN NHÂN, HÓA NHÂN, QUỈ NHÂN

*Đêm 23-11-Tân Măo (dl 21-12-1951)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu bút: Luật Sự Hưởng.

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào mấy em.

Bần Đạo thấy mấy em thắc mắc Bần Đạo cũng cần giải rơ cho mấy em được hiểu.

Mấy em đă hiểu rơ thế nào là Nguyên nhân, Hóa nhân, và Quỉ nhân rồi đó chớ. Vậy nói thử cho Bần Đạo nghe.

TS Phước bạch:-Thưa Đức Ngài, Nguyên nhân là những người được phẩm vị nhiều kiếp.

-Không phải.

-Là nguyên linh Đức Chí Tôn cho xuống trần.

-Mà xuống trần để làm ǵ?

-Để d́u dắt Hóa nhân đi lên đường tiến hóa.

-Cũng chưa đúng. Để học hỏi về cơ tấn hóa.

Cũng có phần Nguyên nhân đến đặng mở cơ giáo hóa, song không ở trong 100 ức Nguyên nhân của Chí Tôn đă xuống từ buổi Thượng Nguơn.

C̣n Hóa nhân là ǵ?

-Cầm thú tiến hóa lên loài người.

-Phải vậy. Nhưng họ đi từ vật chất lần đến loài người và đoạt phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do nơi công quả tạo nên.

C̣n Quỉ nhân là ǵ?

-Là hàng Hóa nhân và Nguyên nhân phạm tội.

-Chỉ có Hóa nhân phạm tội t́nh mà trở nên Quỉ nhân.

Nguyên nhân th́ chơn thần của họ được tạo ra ngay từ kiếp người; c̣n Hóa nhân là khi phân Lưỡng Nghi biến Bát Quái, tạo ra vật chất th́ họ chỉ là vật chất biến thể lần đến loài người, nên chơn thần của họ vẫn c̣n là thể chất, bởi cớ mới tùng theo Quỉ vị.

Nguyên nhân có cựu vị. Nếu trong trường thi tấn hóa mà họ đoạt được th́ phẩm vị ấy được cao thăng. C̣n như chơn thần quá ư mê muội th́ cựu vị của họ phải để trống. Khi hóa nhân lập vị được rồi, lại c̣n muốn lập vị thêm nữa th́ lúc xuống thế đặng lập công thêm, cũng được gọi là Nguyên nhân.

-Xin giải lương tri và lương năng như thế nào?

-Lương tri là trí biết tự nhiên do năo cân mà có, c̣n lương năng là năng lực do trí biết ấy nẩy nở.

Đêm nay học cũng đă nhiều, bữa khác Bần Đạo giản dạy thêm. Bần Đạo kiếu.

 

7. CHUYỆN ĐẶNG CHẤT

Đặng Chất người làng Phù Đổng, ham học, sáng nào cũng dậy sớm để xem sách. Một bửa có người đàn bà láng giềng phơi hai cái yếm ở sân. Người nầy đi khỏi, th́ có một người đàn bà khác cũng ở chung một nhà ra ăn cắp mất. Tối về hai người cải nhau, rồi không ai chịu ăn trộm, mới rũ nhau đem xôi gà  ra thề ở đền Phù Đổng Thiên Vương. Đặng Chất lấy bút ghi ngày tháng để xem ra sao.

Măi đến mấy tháng sau, người đàn bà ăn trộm vẫn không việc ǵ, ông mới cười: “Quỉ Thần thiệt là linh thiêng dữ!”. Tưởng nói chơi, không dè tối đến, Thần gơ cửa bảo: “Ông Trạng! ông Trạng! sau nầy ông xử ở triều, ông có thể lấy một mạng người để đền hai cái yếm không?”

Ông Trạng Đặng Chất yêu điều kiện thái quá mà ghét điều ác thái quá, nên mất 2 cái yếm của người hàng xóm, ông đ̣i Thần vật chết kẻ ăn trộm. May mà Thần phải hiện lên nói cho ông biết cái lư không đáng làm chết người, nên về sau làm quan, ông Đặng Chất mới bỏ được quá ghét kẻ gian mà xử án thật công minh.

 

8. TAM THỂ XÁC THÂN (Lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm)

Đức Cao Thượng Phẩm đă giáng đàn liên tục từ các đêm 4-12-1951 đến 15-1-1952 để dạy về Tam Thể Xác Thân rất có ư nghĩa cho người tu hành và người học Đạo.

*Đêm 4-12 Tân Măo (dl 31-12-1951)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu Đàn: Luật Sự Hưởng, Hợi, Tỷ, Du, Giáo Hữu Thượng Tư Thanh

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào mấy em, mấy em được học hỏi nhiều trên đường Bí Pháp, nhưng bởi từ trước v́ Thần chưa định, điển chưa thuần, nên những bài học tập có phần không rơ rệt hay là có chỗ khuyết điểm. Vậy từ đây, Bần Đạo khởi dạy lại thêm cho rơ và bồi bổ thêm.

Nói về Đệ nhứt xác thân hay là thể xác th́ sự cấu hợp của nó là do những tế bào, trong đó có điển tử dương và điển tử âm tạo thành. Mỗi thể xác đều do những tế bào mà trong nguyên tử tinh trùng cấu tạo bởi những hột nguyên tử, trong đó có 1 điển tử dương và 9 điển tử âm. Thể xác nào cũng vậy, có khác nhau là do Đệ nhị xác thân mà thôi. Thể xác ấy đó là nguyên tinh của thảo mộc và vật chất tạo nên. Bởi cớ, khi thể xác trở về đất th́ trở nên đất.

Nói về Đệ nhị xác thân, Chơn khí là sự tiết khí của chơn linh, hoặc trong sạch, hoặc ô trượt mà đổi nên h́nh sắc.

Như chơn khí toàn trong trắng, chí Thánh th́ nó là một hào quan sáng chói; c̣n chưa được Thánh chất th́ nó màu hồng; c̣n như ô trượt th́ nó lại là màu tím. Những hào quan ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng chơn linh hay chơn thần.

Thoảng như Chơn khí bị lay động th́ nó hoàn toàn vẫn là thể chất hay là vật chất khí. Do đó những người chưa được tinh sạch hay định tỉnh, vẫn bị thể chất lôi cuốn và không thể đi cao hay tầm hiểu cao được, nó cấu tạo bởi hơi của chơn linh bốc ra.

Chơn thần hiệp với Chơn khí gọi là Đệ nhị xác thân. Chơn thần ấy là điển linh của Phật Mẫu ban cho nên nó thuộc Âm khí hay âm quang.

C̣n Đệ tam xác thân là điểm chơn linh, tức là Dương khí hay Dương quang, do ngôi Thái Cực tức là Đức Chí Tôn chiếu xuống.

Âm khí tiếp Dương khí mới là cho Chơn khí được nhẹ nhàn tinh khiết, ví như hơi nước được nấu lại một lần nữa mà biến thành không khí.

Khi Chơn khí được tinh ba th́ điển của Dương khí mới rọi thẳng được đến nê huờn cung mà làm cho người trở nên sáng suốt  minh mẫn.

Tam thể xác thân được cấu tạo bởi nguyên lư ấy, mấy em coi lại mấy bài trước th́ thêm rơ.

Nói cho thật hữu vi thêm nữa, th́ Thái Cực là một khí chơn dương, do đó chỉ có thanh khí mới tiếp được thanh quang chiếu rọi.

Mấy em hăy ráng học tập, một ngày kia hữu dụng và sẽ được biết về  mặt Bí Pháp Tâm Truyền. Đây là Bí Pháp khẩu tụng mà thôi.

Thêm vào:

-Điển tử cấu hợp thể xác của người do 1 điển tử dương và 9 điển tử âm.

-C̣n chơn khí là 1 dương 3 âm.

-Chơn linh là 1 dương, 1 âm.

-C̣n Thái Cực chỉ có 1 dương mà thôi.

Bần Đạo kiếu.

Thăng

*Đêm 10-12-Tân Măo (dl 6-1-1952)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung

Hầu đàn: Luật Sự Hưởng và Hợi.

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo Chào mấy em.

Về Tam Thể xác thân, Bần Đạo tiếp dạy cho mấy em được thêm phần hiểu biết rơ ràng.

Đêm nay Bần Đạo giản về Đệ nhứt xác thân.

Hôm trước Bần Đạo đă chỉ rơ Tam thể xác thân là ǵ, bây giờ trở lại phân tách rơ ràng từng xác thân một.

Đệ nhứt xác thân là sự kết hợp bởi tinh trùng, mà tinh trùng ấy nảy sanh do nơi vật chất, thảo mộc và thú cầm, v́ nó thuộc về thể chất, tức là vật chất h́nh, tiếng Pháp gọi là Matière ou Corps matériel.

H́nh thể hữu vi của thể xác là một cái máy của tạo hóa làm ra bằng các nguyên liệu do nơi vật chất chiết thành vi tố đặng sử dụng cơ lập thế. Những tin trùng cấu tạo nên thể xác là do khí bẩm của lẽ âm dương phàm thể, bởi cớ có xác thân trong sạch mà cũng có xác thân ô trượt.

Thể xác được tạo thành bởi vật chất nên nó là vật chất biến h́nh đó thôi.

Vậy th́, Đệ nhứt xác thân là một cái máy để cho cơ tạo hóa sử dụng.

Mấy em đă hiểu rơ Đệ nhứt xác thân chưa?

Có em nào chưa hiểu cứ hỏi.

Thừa Sử Phước bạch:-Xin Đức Ngài giải cho biết sự nuôi sống của tế bào?

-Xác thân ấy được sống là nhờ các tế bào c̣n liên kết. Sự liên kết ấy có được là nhờ khí âm dương lưu thông trong lục phủ ngũ tạng. Một khi trong lục phũ ngũ tạng bị bế tắc th́ lẽ tự nhiên khí âm dương ấy ngưng trệ làm cho mạch máu ngưng lại và liền lúc đó, các tinh trùng tiết ra một khí cực âm, nên các tế bào không c̣n liên đới, mà chỉ sống riêng từ tế bào mà thôi. Bởi những cớ ấy mà Đệ nhứt xác thân không c̣n cử động được nữa và trở nên lạnh cứng.

Thừa Sử Phước bạch: -Dạ, đó là nói về khí Âm, Dương làm cho tế bào kết hợp tạo sự sống cho Đệ nhứt xác thân, c̣n sự nuôi sống Đệ nhứt xác thân bằng thực phẩm xin Đức Ngài giải cho.

-Về thức ăn để nuôi sống vật thể, th́ chỉ có các vi tố mà thôi. Khi đồ ăn vào tỳ rồi tự nhiên biến hóa thành một chất hồ do sự làm cho tiêu hóa của chất nước cường toan. Khi chất hồ ấy đi qua ruột non th́ những vi tố cần dùng nuôi thể xác lược qua màn mỏng của ruột non mà biến thành máu. Khi máu ấy về tim hấp thụ được khí âm dương của vũ trụ, do phổi đem vào th́ nó chia vi tố ra thành 4 phần:

-Một phần để làm cho xương được nở nang.

-Một phần làm cho da thịt được đầy đủ.

-Một phần làm cho ngũ tạng được điều ḥa.

-Một phần làm cho gân được dẻo dai.

C̣n như tóc là lông là hơi bài tiết của chất thịt tạo thành.

Trong cả thể chất lược lại thành một chất tinh ba gọi là tủy. Do nơi tủy ấy biến thành tinh, do nơi tinh biến thành sự minh mẫn của tri giác và trí năo.

Thừa Sử Phước bạch:-Như vậy tế bào không cần đến thực phẩm?

-Phải vậy. Các tế bào có lẽ sông riêng biệt của nó chớ không cần đến vi tố.

-Nếu vậy, một đứa trẻ sơ sinh rồi trưởng thành, số tế bào tăng gia do đâu mà có?

-Những tế bào tăng gia ấy là những tế bào ở trong 4 thứ vi tố đă phân ra đó, nó có tự nhiên chớ không phải nhờ vi tố mới có.

-Thưa, vi tố, có phải tiếng Pháp gọi là Vitamine không?

-Phải.

-Xin Đức Ngài giải rơ về ảnh hưởng tốt xấu của sự ăn chay và ăn thịt đối với Đệ nhứt xác thân.

-Nói về ảnh hưởng tốt xấu của sự ăn chay và ăn thịt th́ các tế bào không phương di hại chi cả, chỉ có hại cho lục phủ ngũ tạng mà thôi, bởi nhục thực th́ phần nhiều trong các con vật hay có vi trùng, nên ăn thịt th́ những vi trùng trộn theo vi tố mà phá hoại, lại nữa, thịt là chất sanh hơi độc, v́ vậy làm cho thân thể hóa ra mệt nhọc biếng nhác. Đó là cái hại cho thể xác; c̣n cái hại cho tinh thần th́ trong thịt đă chứa sẵn các thú chất, do đó làm cho tinh thần thường bị mê muội, nhứt là có hại cho hệ lục giác quan là Thần. C̣n ăn chay th́ khỏi bị vi trùng phá hoại và không bị hơi độc làm cho mệt nhọc.

-Nếu nói ăn thịt có vi trùng làm hại tạng phủ th́ nấu cho chín tức vi trùng phải chết rồi c̣n đâu mà hại?

-Cười…Nếu nói rằng nó chết th́ đúng có phân nữa, bởi v́ vi trùng cũng kết cấu bằng tế bào th́ không bao giờ chết. Bởi vậy thực nhục mà nấu chí kỹ, nếu trong người khỏe mạnh th́ những tế bào vi trùng vẫn nằm yên, khi nào thể xác bị yếu th́ nó lại cấu kết làm hại cơ thể.

Đệ nhứt xác thân như vậy là đủ rồi, Bần Đạo kiếu.

Thăng

*Đêm 11-12-Tân Măo (dl 7-1-1952)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu đàn: Luật Sự Hưởng, Tỷ, Thơ kư Minh  

CAO THƯỢNG PHẨM

Đêm nay Bần Đạo giảng tiếp về Đệ nhị xác thân. Đệ nhứt xác thân là vật thể hữu h́nh, nó được nuôi dưỡng bởi chơn linh, do đó bóc ra một chất hơi gọi là Chơn khí. Ví dụ một nồi nước để lên hơi vậy.

Chơn khí ấy có một ánh sáng riêng của nó gọi là hào quang, mà tiếng Pháp kêu là AURA. Nhờ hào quang biến đổi h́nh sắc mà nơi cơi hư linh thấu triệt hành tàng tâm ư của mỗi người.

Chơn khí là một điển quang của thể xác bốc ra nên nó dung hợp với điển Âm Dương trong thể xác. Bởi cớ nó là trung gian tiếp điển của Chơn thần (là của Phật Mẫu) và Chơn linh (là của Chí Tôn). Khi thể xác ô trược th́ Chơn khí có một chất làm cho Chơn thần không tiếp được Nê huờn cung là nơi phát sanh ư chí. C̣n như ư chí xao động th́ Chơn khí phải xao động làm cho lạc điển của Chơn thần tiếp xuống.

Chơn khí là một khí chất trong Đệ nhị xác thân, cả Chơn khí và Chơn thần hiệp lại mới có.

Chơn thần là một điển linh của Phật Mẫu sanh ra. Chơn thần đến với xác thân đặng khai trí cho con người, theo bên Phật giáo, gọi là Giác hồn đó. Cả Chơn khí và Chơn thần gọi là Phách, c̣n riêng về Chơn thần gọi là Vía đó vậy.

Chơn thần đến đặng giữ thể xác trọn bước trên con đường tấn hóa, song v́ bản chất của Chơn thần là Âm quang nên thường v́ những nổi khó khăn của thể xác mà hay dung túng cho thể xác phù hợp với chất sanh của thể xác là thú chất.

Trong mỗi người đều có thất t́nh lục dục. Những t́nh dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ ngũ tạng, nhưng chủ của nó là Chơn thần đó vậy. Khi Chơn thần kềm thúc không nổi th́ lục dục thất t́nh dấy động, làm cho Chơn khí tiết ra một chất ô trược khiến Chơn thần không đến đặng mà chế ngự được nữa.

Lấy v́ dụ: Một kẻ manh tâm làm điều gian ác. Khi họ khởi thi hành công việc ấy, họ nghe được một tiếng nói vô h́nh ngăn cản mà người ta gọi là lương tâm cắn rứt. Tiếng nói ấy là Chơn thần đó. Song kẻ ấy cố tâm làm công việc đă suy tính và từ đó không c̣n được nghe tiếng nói Thiêng Liêng kia nữa. Lúc đó Chơn thần không c̣n đến được, bởi Chơn khí ô trược ngăn cản.

Khi Chơn thần đă bị xác thân cải ư th́ Chơn thần phải theo luông xác thân ấy đặng kiếm phương gội rửa, bởi cớ những người gian ác khi được nghe lời giản dạy về hành tàng của ḿnh th́ liền đó có một lời nói vô h́nh biểu phải cải hối. Thoảng như thể xác ấy được định tỉnh th́ Chơn thần chế ngự luôn lục dục thất t́nh mà cải thiện cho thể xác ấy, tiếng thường gọi đó là giác ngộ vậy.

C̣n luận về tội lỗi th́ Chơn thần phải luôn luôn theo thể xác, bởi cớ khi thể xác phải chuyển kiếp đến đâu, Chơn thần phải theo đến đó. Khi thể xác đă mất sự sống của nó th́ điển Âm Dương của thể xác bay cùng với Chơn thần. Hễ là thể xác trong sạch th́ khí Dương hợp với Chơn thần bay về cơi Thiêng Liêng  và do nơi Nê Huờn Cung là cửa.

C̣n thể xác ô trượt th́ khí Âm tiết ra hợp với Chơn thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ cơ chuyển kiếp mà do nơi đầu ngón chân cái là cửa.

Mấy em có điều chi không hiểu về Đệ nhị xác thân nữa không?

Bạch:- Thưa Ngài để chờ học lại.

-Được, Bần Đạo muốn vậy lắm.

Thăng

*Đêm 13-12-Tân Măo (dl 9-1-1952)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu đàn: Luật Sự Hưởng, Du, Tỷ.

CAO THƯỢNG PHẨM

Đêm nay, Bần Đạo chỉ dạy về phương pháp luyện khí định thần của Đệ nhị xác thân.

Chơn khí tiết ra bởi 7 oan nghiệt mà người ta gọi là Thất phách. Phách cực âm là nơi xương cụt, Phách cực dương là nơi Nê huờn cung, c̣n phách trung ương là thận.

Về dương, đặng điều động Huyền Quang có 3 phách là: một tại thượng đ́nh, một tại trung đ́nh hay là nơi đầu cuống họng và đầu cuống phổi, một phách ở tại cung Hỏa là ở tim.

C̣n về âm, để khai thông Thủy Hỏa th́ Phách ở hạ đ́nh hay là đơn điền gọi là rún.

Khi một Phách lay động khiến cho Âm Dương khí bất điều ḥa mà sanh ra bịnh tật hay là làm cho Chơn khí ô trượt.

Mỗi một Phách có một điển lực xoay chuyển không ngừng và rất mau lẹ, do đó tiết ra một sắc hào quang và hấp dẫn những lực âm ở gần nó xoay theo nó.

Nơi thận là chỗ chứa cả khí Âm Dương, nên gọi là Thận Thủy và Thận Hỏa đó vậy. Thường thường, người dùng trí nhiều mà không biết vận Âm và dưỡng Tinh th́ Hỏa xông lên làm hại tim, phổi, mắt và óc; c̣n như bạc nhược th́ Hỏa lại bị kém, mà thủy lại dồi dào làm hư gan ruột.

Muốn cho khí điều ḥa th́ phải dưỡng Tinh, định trí mà vận chuyển Thủy Hỏa đi giáp châu thân th́ Chơn khí mới trong sạch mà định được Chơn thần. Sự dẫn Thủy Hỏa ấy gọi là vận hành Chơn khí mà tạo nên Hỏa Tinh.

Phải biết rằng nếu để cho một trong 7 Phách bị kích động, tức nhiên Hỏa Tam Muội sẽ đốt cháy nơi đó, tức nhiên có điều nguy hiểm ngay, có khi hại đến tính mạng nữa.

Mấy em dẫu biết rằng, người thượng cổ  được sống lâu và khỏe mạnh, c̣n người hiện thời bị thiếu sức khỏe và hay chết sớm cũng tại không biết dùng Âm Dương đặng điều ḥa lấy thể xác.

Chơn khí bọc lấy xác thân do nơi 7 oan nghiệt tiết ra mà có. Muốn luyện khí th́ phải biết ǵn giữ 7 oan nghiệt.

Khi luyện khí th́ phải giữ cho Thần được tịnh, không cho xao lăng bởi lục dục thất t́nh.

Mấy em ráng tập cho được vậy th́ sẽ được ân huệ gội nhuần.

Bần Đạo kiếu.

Thăng

*Đêm 15-12-Tân Măo (dl 11-1-1952)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu đàn: Luật Sự Hưởng, Hợi, Du, Thơ kư Minh.

BÁT NƯƠNG

Chị chào mấy em.

Đêm nay, Chị giảng về Chơn linh.

Đại ca nhờ Chị đến giải cho mấy em, c̣n người chút nữa mới về dạy thêm.

Mấy em vốn hiểu Chơn linh là linh hồn do nơi Thái Cực chiết ra. V́ đó, sự sáng suốt của Đệ tam xác thân tức là sự sáng suốt của Chí Tôn.

Nguyên h́nh của Đệ tam xác thân là một luồng điện cấu tạo do tế bào mà điển tử chỉ 1 Âm 1 Dương. Luồng điện ấy vẫn hằng ở Tam thập lục thiên và đến hiệp với Chơn thần đặng giúp cho Đệ nhị xác thân vi chủ lấy Đệ nhứt xác thân của nó. Nói rơ hơn là Linh hồn điều khiển Giác hồn đặng chế ngự Sanh hồn đó vậy.

Khi Đệ nhứt xác thân tinh khiết, Đệ nhị xác thân an tịnh th́ Đệ tam xác thân mới đến được Nê huờn cung mà khai Huyền Quan khiếu, thường gọi đó là đắc Đạo tại thế.

Mỗi khi tham thiền nhập định được rơ thấu lư mầu, ấy là Đệ tam xác thân đă đến.

V́ lẽ đó mà các Nguyên nhân, từ ngày xuống thế bị Đệ nhứt xác thân lôi cuốn. Đệ nhị xác thân phải chuyển kiếp làm cho Đệ tam xác thân bận theo giáo hóa mà ngôi vị phải để trống.

Mỗi khi lập đủ công, tạo đủ đức th́ Đệ tam xác thân sẽ tùy theo công nghiệp mà thăng vị. Khi được trở về cơi Thiêng Liêng hằng sống, cả Chơn linh và Chơn thần được hiệp một mà ngự trên đài sen, tức là công nghiệp của Sanh hồn tạo nên. Lúc ấy gọi là hiệp nhứt, qui bổn hay là đắc vị đó vậy.

Cơ Đại Ân Xá nầy do nơi Chơn thần được Phật Mẫu định tỉnh sau khi trở về, nên Chơn Linh mới hiệp được, đặng trở về ngôi vị cũ. Đó là nói những Chơn linh không tạo được vị nhưng được giác ngộ trước ngày qui liễu.

C̣n nói về sự phạm tội, tùy theo nặng nhẹ mà chuyển kiếp, c̣n như phạm thệ th́ phải đến Phong Đô đặng định tỉnh Chơn thần.

Thừa Sử Phước bạch:-…….

-Vẫn theo đặng giáo hóa chớ, v́ vậy mà ngôi vị mới bỏ trống. C̣n như bị ngũ lôi tru diệt th́ nguồn điện của Chơn linh bị đánh tản không hiệp được với Chơn thần nữa. V́ vây Chơn linh ấy phải xiêu lạc, chờ ân xá, Phật Mẫu ban cho Chơn thần lại mới được tái kiếp trả quả và lập công.

Thừa Sử Phước bạch:-……

-Đánh tản Chơn thần làm cho Chơn linh xiêu lạc, Chơn thần ấy bị tản ra và Phật Mẫu thâu Âm quang lại.

Thoảng như bị Tận đọa Tâm đồ bất năng thoát tục th́ Chơn lin phải bị ngăn cản, không hiệp được với Chơn thần, làm cho Đệ nhị xác thân phải trở lại chuyển kiếp từ bực kim thạch cho đến làm người, và phải chuyển trở lại đủ 3 ṿng mới được khởi lập công trở lại.

-Bởi phạm thệ của Thiên điều, chớ không phải phạm tội. Phạm tội cũng có khi trở lại kim thạch chớ.

Cười…kiếp Hóa Nhân th́ về Quỉ vị, c̣n kiếp Nguyên Nhân phải bị đọa đày như vậy mới sánh với Quỉ vị được chớ. Đó là luật Thiên Điều đă định, dầu cho Nguyên nhân hay Hóa nhân cũng đồng h́nh phạt. Lẽ công b́nh là đó. Mấy em đă rơ chưa?

Phải học kỹ lại, Chị đă dặn rồi đa! Mấy em cũng có ṃi mệt mỏi. Thôi, Chị kiếu.

Tái Cầu:

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào mấy em.

Về Tam thể xác thân, mấy em được rơ như vậy là đủ. C̣n nói về các bí pháp khác, mấy em phải tự lấy trí mà kiếm hiểu. Phương pháp kiếm hiểu, Bát Nương đă chỉ rồi, mấy em ráng tập th́ sẽ được kết quả, cần nhứt là đừng để lục dục thất t́nh xao động. Phải coi chừng Hỏa Tinh đa.

Hỏa Tinh, tiếng Pháp gọi là Calorio về y học, c̣n gọi là Feu serpent về khoa Thần Linh học, nó chạy luồn theo tủy và tiết ra bởi các dây thần kinh.

Muốn luyện Hỏa Tinh, phải tịnh tâm định trí, trụ thần mà chuyển vận, tức là lấy khí Dương vào cơ thể đó vậy. Phải lấy trí mà điều khiển nó.

Mấy em c̣n chỗ nào muốn hỏi, kỳ tới Bần Đạo dạy thêm cho, rồi tiếp dạy về Bát Hồn.

Nhớ để ư lời của các Đấng đă để đó nghe!

Bần Đạo kiếu.

*Đêm 17-12-Tân Măo (dl 13-1-1952)

Pḥ loan: Luật Sự Hưởng-Luật Sự Nhung.

Hầu đàn: Thừa Sử Phước, Luật Sự Hợi và Cao.

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào mấy em.

Đêm nay, Bần Đạo dạy cho mấy em rơ thế nào là Tịnh thần trí và thế nào là Xuất chơn thần.

Mỗi khi muốn t́m hiểu một lẽ ǵ, hoặc về siêu h́nh hay về thể pháp, mà muốn có được ấn chứng của chơn lư hay là của một Đấng vô h́nh, th́ phải để tâm không và trí phải cố theo đuổi một lư lẻ muốn tầm ra, cần nhứt là đừng để cho tâm xao động, tức nhiên Hỏa tinh sẽ phát khởi, kích thích làm loạn năo cân th́ chẳng những không được ấn chứng mà có thể bị hại là rối loạn thần kinh hệ và trở nên loạn trí  hay điên cuồng. Định thần là vậy.

C̣n xuất chơn thần là khi ngồi, giữ tâm tịnh thần được minh mẫn, lấy trí mà khai hoát Nê huờn cung, cùng trong lúc ấy, vận chuyển Âm Dương cho điều ḥa, đem luồn Hỏa tinh chạy khắp 7 Phách, rồi định tỉnh tâm thần, được một lát th́ bắt đầu thấy buồn ngủ và Thần xuất ngoại bay đi. Phương pháp nầy phải lắm công phu và phải trọn vô tư mới được. Chớ nên nóng nảy hám vọng mà nguy đa! Trước hết phải rèn ḷng sửa tánh rồi mới luyện được.

Trong mỗi thể xác đều có 7 oan nghiệt mà chính nó là chủ khảo trên mặt thế đó. V́ cớ, Đức Chí Tôn đă nói rằng trong mỗi h́nh thể đều có quỉ, duy có thiết giáp Đạo bào mới ngăn nổi mà thôi.

Bần Đạo đă chỉ rơ các phương pháp đặng tạo thiết giáp ấy, mấy em khá nhớ cho lắm đa! Phải thực hành từ lời nói, việc làm cho đến ư chí mới mong đoạt được.

Mấy em đă hiểu chưa? Có ǵ muốn hỏi cứ hỏi.

-Xin Đức Ngài dạy chi tiết về khí Thái Cực và khí Hư Vô.

-Khí Thái Cực là khí Sanh quang, c̣n khí Hư Vô là khí Chơn như đó.

-Dạ, c̣n khí Âm Dương với khí Lưỡng Nghi?

-Vẫn đồng một.

-Có phải Hỏa Tinh là Chơn khí không?

-Không phải. Hỏa Tinh là sức nóng của Dương quang tạo thành. Nhờ sức nóng ấy nung nấu Chơn tinh mới bốc ra Chơn khí. C̣n hỏi chi nữa?

-Dương quang làm thế nào vào trong thể xác được?

-Dương quang vẫn vào trong cơ thể do Dương khí và tiết ra bởi những điển tử Dương do 7 Phách trụ lại.

Thừa Sử Phước bạch: -Nhiều lúc tôi làm việc bằng trí, thường Hỏa bốc lên nhức đầu, có phải là Hỏa Tinh bốc lên không?

-Phải đó. Hỏa Tinh ấy nếu không biết phép dưỡng sinh của Bần Đạo đă dạy th́ nó sẽ làm hại, hoặc trí, hoặc nhăn quan, hoặc tâm, hoặc phổi. Muốn giữ trọn pháp dưỡng sinh th́ ăn đừng no quá, ngủ đừng nhiều quá, hơi thở phải điều ḥa, ư chí phải trong sạch, tâm phải định, lục dục thất t́nh phải cản ngăn. Chỉ vậy là được.

Thoảng như thảo thực mà nhuốm bịnh th́ chỉ có nhịn đói, uống nước chín có chút đường sẽ lành mạnh. C̣n như nhục thực phải cần thuốc, bởi v́ hơi độc và vi trùng phá hoại cơ thể.

-Theo Đạo Nho dạy, nhục thực có hại cho khi xuất thần là chất thịt có tính cách lôi kéo điển khí, làm cho chơn thần bị điển đánh tan khi nó xuất ra đi.

-Nhục thực mà xuất chơn thần sẽ bị các linh uổn kiếp lôi kéo, cũng có hại là bị lôi theo âm khí mà gặp ngũ lôi nữa.

-Làm thế nào biết được trong ḿnh hết chất thịt, trong khi đă ăn chay một thời gian?

-Cười…có khó chi em! Lấy ví dụ cho các em hiểu: một chiếc xe hơi chạy bằng xăng xấu, được nữa chừng, em ḅ xăng xấu ấy đi, rồi lau rửa máy ấy, rồi đổ xăng tốt vào th́ máy chạy tốt ngay.

Thừa Sử Phước bạch:- Chúng em học luyện như vậy có sai với chơn truyền của Đạo Cao Đài không?

-Cười…Mỗi khi muốn học và luyện th́ phải đủ công đức mới có kết quả. Bần Đạo đă dặn rồi, mà khi đă đủ công đức th́ rơ nẻo thu chơn. Ai cũng được. Đó là luyện tập cho mỗi chơn thần, c̣n công quả vẫn phải tiếp tục, chớ đâu có phải ngồi nhắm mắt hoài đâu mà sái chơn truyền! Bần Đạo dạy mấy em là cốt rèn cho mấy em được xứng vị đó thôi.

Luật Sự Hưởng bạch:- Bạch Đức Ngài, trong sách Thông Thiên học có nói về cái Trí. Vậy xin cho biết cái Trí là thế nào?

-Trí là Linh đó. Bên Thần Linh học chưa t́m rơ chơn linh là thế nào, nói cho đúng hơn là họ chỉ muốn có một nền tảng thiển cận trong Bí Pháp Thiền mà thôi, c̣n đi đến đoạt Pháp th́ chưa hoàn bị.

-Chúng em coi sách về Thần Linh học hoặc Thông Thiên học có bổ ích trong sự học hỏi chăng?

-Coi sách có ích, nhưng cần phải định thần mà nghiệm lư mới được. Mấy em chịu khó một chút sẽ được kết quả.

Bần Đạo kiếu.

Thăng

*Đêm 19-12-Tân Măo (dl 15-1-1952)

Pḥ loan: Thừa Sử Phước-Luật Sự Nhung.

Hầu đàn: Luật Sự Hưởng, Hợi và Thơ kư Minh.

CAO THƯỢNG PHẨM

Bần Đạo chào mấy em.

Đêm nay Bần Đạo tính giải về Bát hồn, song nhận thấy lở dở. Vậy để qua năm tới sẽ tiếp tục.

Bây giờ Bần Đạo chỉ cho mấy em được biết về cách vận chuyển điển quang.

Trong mỗi thể xác đều có nhơn điển gọi là Âm Dương khí. Điển ấy chạy khắp châu thân do nơi 7 phách vận hành mà có. Khi điển ấy chạy trong cơ thể, là đem sanh lực cho lục phủ ngũ tạng đặng nuôi sống xác thân. Mỗi khi bị bịnh là do điển quang chẳng được lưu thông khiến nên mệt nhọc.

Vậy muốn vận chuyển điển quang trong cơ thể th́ phải, hoặc ngồi, hoặc nằm mà hô hấp cho điều ḥa và chậm chừng nào hay chừng đó. Trong khi ấy, phải để tâm được tịnh.

Mỗi buổi sang phải lấy khí dương cũng bằng cách hô hấp điều ḥa, nhưng đứng day mặt về phía Đông, buổi chiều lấy khí Âm đứng day mặt về Tây.

Mấy em ráng tập cho thường như vậy trong một thời gian sẽ có kết quả. Mỗi lần độ nữa giờ là đủ.

C̣n muốn vận điển quang của Chơn thần th́ trong lúc ấy đem hết khả năng tư tưởng trụ lại mà vận hành cho khí xuất dương, nghĩa là phải định Thần vậy.

C̣n muốn vận chuyển điển quang của Chơn linh th́ là phương tham thiền nhập định đó. Những nhà tu dụng được Đệ lục giác quang cũng nhờ phương pháp đó, rồi chuyển di tư tưởng.

Mấy em chịu khó công phu luyện tập th́ ngày sau sẽ dùng nó t́nh báo với nhau, nghĩa là giữa hai em xa cách có thể nói chuyện với nhau bằng Chơn thần mà hiểu nhau được. Cần nhứt là khi chuyển di tư tưởng, phải đúng thời đúng khắc, tỉ như máy thu thanh và máy phát thanh vậy.

Bần Đạo khuyên mấy em ráng tŕ chí. Bần Đạo rất mong kết quả.

Đêm nay như vậy là đủ và cũng để chấm dứt bài học về Tam thể xác thân.

Bần Đạo kiếu.            

Thăng

 

9. BƯỚC VÀO ĐỀN THỜ HỒI GIÁO BẠN THẤY G̀?

Trên thế giới, bất luận ở Trung Hoa hay Tây Ban Nha, ở Ba Tư hoặc ở Đại Hồi, tại Sài G̣n hay tại Ba Lê nếu bạn vào viếng một Thánh Đường Hồi Giáo điều làm bạc ngạc nhiên nhứt là  trong đền thờ không thấy một h́nh tượng hoặc trống chuông ǵ cả. Bạn nào có đến viếng Thánh Đường Jamia Mosquéc ở số 66 đường Thái Lập Thành Sài G̣n, hẳn bạn đă thấy khắp cả giáo đường được lát bằng gạch men trắng.

Trông vào chánh điện th́ đèn thắp sáng ḷa, dưới trải khắp mặt bằng nhung đỏ ŕa xanh, tả hữu là 2 tủ chứa toàn kinh sách, tuyệt nhiên không thấy bàn thờ phượng một h́nh tượng nào, ngay cả h́nh Đức Giáo Chủ Mohammed cũng không thấy. Lối trang trí thật đơn giản mà mỹ thuật.

Đă có lần chúng tôi phỏng vấn một giáo sĩ ở đây, thời may ông ta lại nói tiếng Việt rành rẻ v́ đă sống rất lâu năm tại Sài G̣n.

“Thưa ông, đây là chùa mà sao không thấy thờ phượng Trời Phật hoặc Tiên Thánh nào hết?”.

Vị ấy vui vẻ trả lời: “Chúng tôi kính trọng Thượng Đế lắm, không dám làm điều ǵ giả dối trước mắt Thượng Đế đâu, thưa ông”.

Chúng tôi nghe như thế chưa hiểu, nên lấy làm lạ, sao ḿnh hỏi một đằng mà ông ấy trả lời một ngă, bèn mạng phép cắt lời. “Tôi xin hỏi ông về sự thờ phượng trong nhà thờ kia mà.”

-Thời tôi xin trả lời ông về điểm đó chớ sao, xin quí ông b́nh tỉnh nghe tiếp: Đứng trước sự tưởng niệm Đấng vô cùng, ông vừa nói vừa dơ tay lên Trời, chúng tôi không dám giả dối một chút nào. V́ Thượng Đế là Đấng toàn tri, toàn năng, vô h́nh, vô ảnh, chúng sanh có biết h́nh ảnh Thượng Đế như thế nào, tay chân mắt mũi làm sao, cao bao nhiêu, thấp bao nhiêu mà dám bạo dạng họa h́nh Ngài mà thờ.

Hồi Giáo không thể lấy lư mà làm sự bằng cách tự ḿnh chiêm ngưỡng rồi tưởng tượng ra mà họa h́nh để thờ phượng, để cúng lạy lấy không làm có được!

Các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo cũng không thờ phượng Thượng Đế bằng h́nh tượng mà chỉ thờ h́nh ảnh của Phật, Thánh mà thôi.

Chúng tôi lại hỏi tiếp: Hồi Giáo quan niệm thế nào về Đấng Tối Cao?

Vị Giáo Sĩ vui vẻ nói tiếp: Câu trả lời của chúng tôi khi nảy đă nói lên quan niệm của người Hồi Giáo chúng tôi về Đấng Tối Cao rồi vậy. Đấng ấy không trước, không sau, toàn năng, toàn tri, Người chủ tể muôn loài vạng vật. Tất cả trên thế gian nầy đều từ Ngài mà đến, do Ngài mà có và tất cả đều hướng về Người. Hồi Giáo chúng tôi tôn ḱnh Thượng Đế trong tư tưởng, trong lời nói, trong hành động.

Chỗ nào có Thượng Đế, không cần phải lập bệ ngọc, đền vàng. Chúng sanh tưởng niệm Đấng vô cùng nơi đâu th́ người chứng giám cho ḷng thành ở đó. Như thế cần ǵ phải mượn điều giả tạo để tượng h́nh, nắn cốt người mà thờ, ngay cả h́nh tượng Đức Giáo Chủ chúng tôi cũng không treo trên đền thờ v́ người Hồi Giáo tôn thờ, sùng kính Ngài bằng cách theo những lời Ngài dạy bảo để được gần gũi với chơn lư hơn chớ không tôn sùng Ngài bằng cách treo h́nh và thấp nhan lấy lệ.

Chúng tôi vái chào Giáo Sĩ ra về, ḷng miên man suy nghĩ. Nếu chúng tôi không lầm, các sách Tứ Thời Ngũ Kinh nói rằng “Thượng Đế vô h́nh vô tượng”.

Kinh thi về sách Trung Dung cũng bảo rằng: “Mọi việc trên đời không tiếng, không hơi, xem mà chẳng thấy, lắng mà chẳng nghe, cho nên bậc trí giả giữ chỗ ḿnh chẳng thấy, sờ chỗ ḿnh chẳng nghe”.

Một thí dụ gần hơn là toàn thể sinh vật sống bằng không khí, nhưng có ai thấy được không khí, bắt được không khí đâu, không sờ mó được, nhưng nó lại bao trùm cả thế gian để nuôi sống vạn vật muôn loài. Nơi nào thiếu nó, nơi đó là địa hạt của tử thần.

Đức Phật lại bảo “Vạn tượng trong thế gian chỉ v́ mắt thấy đều có thể tan ră, duy chỉ có cái ǵ vô h́nh là cùng với Trời đất trường tồn”. Ngài c̣n nói rằng: “Có một Đấng tự hữu Chơn thần cần phải lấy lư mà suy, lấy các Kinh Thánh mà tin, niềm tin tưởng của thế gian đâu phải là vô lư. Đức Giáo Chủ Mohammed mỗi ngày xướng danh Thượng Đế kêu xin cho người thế gian bớt tội lỗi, lại dùng Koran để cải thiện loài người cũng cùng một ư nghĩa đó.

Con người muốn hướng về cơi thiện phải có đầy đủ đức tin. Có đức tin con người mới đi vào con đường chánh Đạo một cách sốt sắng được.

Đạo có thể xa muôn trùng cũng có thể gần trong gan tấc. Xa là xa với lẻ độc ác, thiếu niềm tin, mà gần là gần với người hiền lương và có đầy đủ đức tin.

(Trích trang 24-27 Hồi Giáo Khảo Lược Khảo của Phan Thế Châu)

 

10. NGUYỄN TRUNG TRỰC GIÁNG CƠ

*Rạch Giá, đêm mùng 1-10 Ất Mùi (dl 14-11-1955)

Tôn Thần NGUYỄN TRUNG TRỰC             

 

Trung Trực trải thân giúp Nguyễn trào,

Lạc Hồng ngàn thuở rạng danh cao.

Việt Nam nhứt thổ thiên niên thạnh,

Đàn nội gián lâm tỏ ư nhau.

 

Trước nghi án mây sầu vần vũ,

Bấm đốt tay xem thử máy Trời.

Thấy đời tiêu diệt đến nơi,

Xót thương nên mới để lời cạn phân.

Ḱa đại chiến đă gần rồi đó,

Khuyên chư hiền chịu khó tu hành.

Để mà thoát nạn chiến tranh,

Hết hai c̣n một người lành Trời thương.

Nh́n thấy cảnh sa trường máu đổ,

Nh́n ngũ châu thành phố tiêu điều.

Ruộng vườn xơ xác quạnh hiu,

Đường đi vắn vẻ dập d́u thây thi.

Khuyên bá tánh đừng v́ danh lợi,

Khuyên chư nhu kịp tới Đài Cao.

Dầu cho sóng bủa nước trào,

Đài Cao có sẵn không sao đến ḿnh.

 

Đây ta nói chúng sanh được rơ,

Trận kỳ ba đă ló bóng rồi.

Kể từ nước Việt chia đôi,

Can qua ngùn ngụt như hồi Đông Châu.

Nạn tương sát thần sầu quỉ khóc,

Nạn thủy tai động đất lan tràn.

Bập bồng Tần quốc tan hoang,

Hoàng cung không Chúa, ngai vàng không Vua.

Bom đạn nổ đền chùa sụp đổ,

Xác thây người chật lộ đầy sông.

Đế Thiên cho đến Cửu Long,

Xương vung như núi, máu hồng như sông.

Nga, Trung Cộng, Mỹ không nhượng bộ,

Tiếp lần qua châu thổ nước Lào.

Bốn phương dấy động binh đao,

Thứ ba thế chiến không sao tránh rồi.

Bom nguyên tử tới hồi tung nổ,

Biến cảnh trần như chỗ hoan vu.

C̣n chăng là kẻ chơn tu,

Cơ Trời đă định chư nhu nên tầm.

 

Đấng Thượng Đế cao thâm huyền diệu,

Khai Đạo Trời lấy hiệu Tam Kỳ.

Hiệp ḥa Tam Giáo Ngũ Chi,

Ngôi Hai tái thế từ bi không lường.

Người đem rải càng khôn khắp chốn,

Thấy mặt Trời cứu khổ trần gian.

Y quan xanh đỏ trắng vàng,

Cân dai rỡ rỡ, địa hoàn đều hay.

 

Phải nhớ kỹ Đạo khai tà khởi,

Quỉ Sa Tăng cũng tới đầy đàng.

Phá cho Thánh Giáo nát tan,

Dẫn người lương thiện vào đàng Bàng môn.

Chúng đủ thuốc mê hồn cám dỗ,

Sắc tài quyền tứ đổ đưa ra.

Đẩy người rơi xuống mê hà,

Muôn đời ngàn kiếp thoát ra được nào!

Lập đảng phái chen vào chánh giáo,

Xúi môn đồ phản Đạo hại Thầy.

Làm người như dại như ngây,

Không phân Nam Bắc, Đông Tây đàng nào.

Anh em nhà giết nhau như địch,

Con một cha tạo khích gây hiềm.

Nhớ câu máu chảy ruột mềm,

Đến chừng thức tỉnh tủi thân đă già.

………………

Khuyên thiện tín một ḷng tu niệm,

Để thoát cơn nguy hiểm kỳ ba.

Được xem đại hội Long Hoa,

Hưởng đời Thánh Đức nhà nhà yên vui.

Kiếu từ đàn nội xin lui.

 

11. THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP (LỄ RƯỚC CHƯ THÁNH)

*Đền Thánh đêm 30-12 N.T

Thưa chư Chức Sắc Thiên Phong và toàn cả con cái Đức Chí Tôn Nam Nữ, xin ngồi chỉnh tề tịnh tâm đặng Bần Đạo dâng Thần cho Đức Chí Tôn đến ban phép lành cho toàn thể  (ngồi xuống hết sau khi ban phép lành).

Bần Đạo nhắc lụng lại, khi Đức Chí Tôn đến mở Đạo năm Bính Dần tại chùa G̣ Kén, đêm giao thừa 30 tháng chạp Bính Dần, sáng ngày mồng một Đinh Măo. Đức Chí Tôn giáng cho Bần Đạo và Đức Cao Thượng Phẩm bảo đứng dậy giơ cần cơ ra ngay chính giữa, dặn các con cái Đức Chí Tôn mỗi người phải chung ngang qua cần cơ đó. Cái ơn Thiêng Liêng ấy không người nào mà Đức Chí Tôn không có ban cho. Con cái của ngày giờ phút nầy cũng vậy.

Mỗi năm đêm nay là đêm trọng hệ hơn hết. Bần Đạo dám chắc và quả quyết giờ phút nầy là giờ phút tối yếu tối trọng hơn cả. V́ cớ cho nên Bần Đạo dâng Thần cho Đức Chí Tôn đặng Ngài lấy h́nh thể hữu vi ấy mà ban cho con cái của Ngài.

Bần Đạo có giảng “Tam Bửu” đă nhiều phen rồi, cái Bí Pháp huyền diệu vô biên ấy nếu toàn thể con cái của Ngài, dầu cho đứng trong phần tử thánh thể của Ngài lớn nhỏ cũng vậy, toàn cả con cái của Ngài tức nhiên toàn thể của Ngài tại thế nầy đó vậy.

Nếu cả thảy khi dâng “Tinh” tức nhiên dâng cái xác thịt và cái sống của ḿnh cho Đức Chí Tôn, chỉ nhờ Đức Chí Tôn ban huyền diệu mới độ tận chúng sanh được; nếu cả thảy triệu người đều nhứt tâm nhứt đức th́ dầu cái thân h́nh và kiếp sống của ḿnh có khổ sở th́ cái cơ cứu khổ chẳng hề khi nào mà không làm được.

Tiếc thay!!! Con cái của Ngài chưa trọn tâm, nên cơ khải khổ cho nhơn loại chưa thật hiện đặng.

Nói về “Khí” tức nhiên cả trí óc khôn ngoan của chúng ta, nếu toàn con cái của Ngài cứ lo vật chất hữu h́nh, nào quyền lợi, nào thân danh dưới thế gian nầy nó đều là mộng ảo th́ kiếp sống ấy là vô vị, chúng ta đă thấy câu “Mộng uyển bào ảnh”, nên Đức Chí Tôn có nói : “Thiệt th́ bỏ giả vay nên nợ” cái tâm của ḿnh đă bị cái h́nh xô đẩy vào con đường trụy lạc th́ không mong ǵ thoát khỏi kiếp luân hồi của Đức Chí Tôn đă định. Vậy thảy dâng “Khí” tức là trí óc của ḿnh đó.

Bần Đạo dám nói chắc, cái thống khổ tâm hồn con người nơi mặt thế gian nầy, chúng ta có phương pháp có quyền năng an ủi được, Bần Đạo nói thiệt chúng ta sống là do cái hồn mà sống, chớ cái xác là vật tạm để chúng ta mượn đặng trả quả kiếp đó thôi. C̣n các bạn của chúng ta nơi cơi Thiêng Liêng Hằng Sống có hồn mà không xác là v́ họ đă thoát kiếp trần rồi.

Bây giờ họ ở trên ấy, họ sẽ đến cái cơ Thiêng Liêng vận chuyển pháp luân không cùng tận đó, rồi họ ở ngôi vị ấy chuyển luân măi măi, c̣n nơi mặt địa cầu nầy các đẳng linh hồn cùng chung sống với nhơn loại, nhưng chỉ cách nhau ở chỗ vô h́nh và hữu h́nh mà thôi.

Nếu toàn thể con cái Đức Chí Tôn trụ hồn lại cả thảy muôn triệu hay là một ngày kia toàn nơi mặt địa cầu này, mặt thế gian nầy làm một, th́ cái khối quyền năng vạn linh của thiên hạ nơi mặt địa cầu nó sẽ hiện tượng, mà có hiện tượng được là họ phải thọ khổ, thắng khổ rồi  giải khổ th́ mới mong đoạt vị đặng.

Chừng ấy chẳng phải Đại Đồng thiên hạ mà thôi, lại c̣n Đại Đồng tất cả Càn Khôn Vũ Trụ nữa mà chớ.

 

12. SỰ TÍCH LINH SƠN THÁNH MẪU

Nói đến núi non  ở Tây Ninh, ngàn người như một, không ai là không nghe tiếng núi Bà Đen, tục gọi núi Điện Bà, tức Linh Sơn.

Huyền sử về Bà Đen thật vô cùng cảm động. Hiểu qua sự tích theo mẫu giả sử, có vẻ như một huyền thoại hoang đường mà thật ư vị, hẳn người người đều khâm phục. Rồi dầu không tin tưởng vẫn phải đem ḷng mến mộ v́ sự tích rất thâm thúy, đủ để làm gương cho đời.

Tương truyền: Ngày xưa, núi Bà Đen gọi là núi Một, trên núi có tượng Phật rất linh. Tin đồn dần dần lan truyền khắp xa gần.

Nhưng bấy giờ đường xá vẫn c̣n sầm uất, rừng rậm bao quanh, cọp beo khá nhiều. Đường đi lên núi khó khăn. Thập phương bá tánh v́ ḷng tín ngưỡng nhiệt thành, bất chấp mọi gian lao nguy hiểm, hiệp nhau dọn đường lên cúng Phật. Mỗi lần lên núi, phải hiệp đoàn với nhau mà đi cho đông đảo, để tránh tai nạn thú dữ đón đường.

Tại Trảng Bàng, có một cô gái tên Lư Thị Thiên Hương thông thạo văn chương lại biết ít nhiều vơ nghệ, mỗi ngày rầm hay lên núi lễ Phật. Tuy diện mạ cô đen đúa, nhưng duyên dáng và tài năng khiến được ḷng người say đắm. Chàng trai trong làng là Lê Sỹ Triệt đem ḷng thầm yêu trộm nhớ. Cũng như nàng Lư Thị Thiên Hương, chàng Lê Sỹ Triệt văn hay vơ giỏi có tiếng trong vùng.

Giữa lúc chàng ấp ủ mộng ḷng cùng ai, ngờ đâu c̣n có con trai của một viên quan để ư đến Lư Thị Thiên Hương, quyết t́m cách bắt cóc cô về là thiếp. Đem tiền bạc, quyền qui cám dỗ không xong, hắn bèn sai một tên thuộc hạ dùng vơ lực bắt nàng cho kỳ được.

Lư Thị Thiên Hương bị côn đồ đón vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt xông ra giải cứu, đánh đuổi tên côn đồ tẩu thoát.

Nàng cảm động tạ ơn chàng rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ rơ. Để đáp ân sâu, cha mẹ nàng hứa gả nàng cho chàng. Được lời như cởi tấc ḷng, chàng Lê Sĩ Triệt hân hoan. Nhưng đang buổi bấy giờ giặc giả dấy lên, làm trai há đắm sat t́nh mà quên nhiệm vụ. Nhân khi Vơ Tánh đứng ra chiêu binh chống Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ṭng quân.

Ngày chia tay, nàng ngậm ngùi bảo chàng :

-Một lời đă hứa cùng nhau, thiếp nguyện thủ tiết đợi chàng. Xin chàng tin ở Thiếp, trăm năm chẳng lỗi thề, an tâm lên đường nghĩa vụ.

Chàng ra đi. Nàng ở lại ṿ vơ trông ngày đoàn tụ. Một hôm, nàng lên cầu khẩn trên núi lúc trở về gần chơn núi, th́nh ĺnh một bọn gia nô của con vị quan đến vây bắt. Nàn nhào xuống hố tử tiết không ai hay, ba hôm sau Lư Thiên Hương mới báo mộng cho vị ḥa thượng trụ tŕ trên núi Tây Ninh đang niệm Phật, bổng một người con gái mặt đen nhưng rất duyên dáng hiện ra mà bảo:

-Ta đây là Lư Thị Thiên Hương. Năm nay mười tám tuổi, chẳng may gặp bọn gia nô của quan trấn ở Trảng Bàng đuổi bắt ta nhào xuống hố thẳm tử tiết mà bỏ xác phàm. Nhờ căn tu mấy kiếp đă trải qua, nên linh hồn siêu thoát, đắc quả vị thần thông. Xác ta dầu đă ba ngày vẫn c̣n nguyên vẹn. Ḥa thượng nên xuống triền núi phía đông nam t́m thi hài ta mà chôn cất dùm.

 Ḥa Thượng theo lời mách bảo  t́m gặp xác, đem chôn cất.

Chuyện lạ đồn vang, thấu tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Vốn tánh cương trực, không tin điều huyền hoặc, Ngài Thượng Công thân hành lên núi xem xét hư thực. Ngài tuyên ngôn cho người khuất mặt biết:

-Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hăy xuất hiện cho bổn chức xem thử.

Lời Ngài Thượng Công tuyên phán với người khuất mặt vừa dứt, xảy thấy một cô gái chạy đến ứng tiếng:

-Xin chào Thượng Quan.

Ai nấy đều ngạc nhiên sửng sốt, Ngài Thượng Công nghiêm trang:

-Có chuyện chi?

-Tôi chính là Lư Thiên Hương Đây.

Th́ ra Lư Thiên Hương nhập xác vào cô gái và nói tiếp:

-Tôi xin mách bảo trước cho Thượng Quan được biết, hồn của Thượng Quan sau nầy sẽ được phong thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Quan sẽ bị hành hạ, mả bị xiền xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan.

Ngài Thượng Công Lê Văn Duyệt nói:

-Bổn chức không cần xin biết tương lai của ḿnh, mà muốn biết rơ căn do của nàng.

Hồn Lư Thị Thiên Hương thuật rơ mọi điều rồi nói:

-Thượng Đế chứng ḷng đoan trinh của Thiếp và tất dạ trung kiên của chàng Lê Sĩ Triệt, nên đă cho được hết đọa luân hồi. Nay Thiếp được ơn trên cho xuống trần cứu nhơn độ thế.

Nhớ lúc quốc biến, chúa tôi Nguyễn Ánh bôn tẩu vào Nam lạc hướng tại vùng núi Điện Bà, được Bà mách bảo phải tá binh Xiêm, sau nầy thống nhất được gian san. Dứt lời xác cô gái ngă nhào ra bất tỉnh hồi lâu mới tỉnh dậy.

Đă được chính mắt thấy tai nghe, Ngài Thượng Công không c̣n nghi ngờ nữa, mới dâng sớ về triều tâu mọi việc. Vua Gia Long nhớ lại chuyện năm xưa bèn sắc phong Lư Thị Thiên Hương là “Linh Sơn Thánh Mẫu chủ tŕ sơn tiên thạch động”, ngự ở núi Một, tức là núi Bà Đen hay núi Điện Bà ở Tây Ninh ngày nay.

Sự hiển linh của Đức Thanh Sơn Thánh Mẫu như thế nào, thập phương bá tánh đề đă biết. Ngay như lời tiên tri của Đức Linh Sơn Thánh Mẫu khi xưa, nói về cuộc đời của Ngài Thượng Công Lê Văn Duyệt, sau đó quả ứng nghiệm như lời.

Từ đó, sự linh thiên đồn khắp xa gần, truyền măi đến nay. Trên núi Điện Bà, quanh năm suốt tháng khói hương chẳng dứt. Sự tôn kính đối với Đức Thánh Mẫu Linh Sơn, biểu lộ ở sự kiên gọi tiếng Bà Đen, mà gọi là “Bà Thâm”. Và người địa phương thường dùng chữ thâm thay cho chữ đen trong ngôn ngữ.

Có thể nói rằng, uy thần hiển hách của Linh Sơn Thánh Mẫu núi Điện Bà, không kém ǵ Đức Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc vậy.

(Trích Tây Ninh Xưa và Nay từ trang 40-43)

 

13. KHI VÔ ĐỀN THÁNH BỎ HẾT PHÀM TÂM

*Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp tại Đền Thánh đêm 29 tháng giêng năm Mậu Tư (1948)

Hôm nay, Qua lên giảng giải là do đêm trước Truyền Trạng Ngọ đă giảng trong khi lănh trách nhiệm thay quyền Tiếp Lễ Nhạc Quân, đứng trên ngó xuống thấy mấy em có cử chỉ do tâm lư không chửng chạc và đúng theo nghiêm luật của Hội Thánh. Nhưng đó là bề ngoài chẳng nói chi, trọng hệ hơn hết là cái huyền vi bí mật của của Đền Thánh nầy, buộc ḷng Quan phải lên giảng.

Mấy em có biết tương lai nền chơn giáo nầy của mấy em là tạo đại nghiệp gia đ́nh cho một sắc dân gọi là Tân Dân của Chí Tôn, để nơi mặt thế nầy, là Thần Thông Nhơn. Mấy em kiếm hiểu hai tiếng Thần Thông, dầu không thấu lư mà nghe nói tiếng ấy cũng hiểu sự quan hệ của nó ra sao.

Ấy vậy, muốn tạo một tinh thần tới Thần Thông cho sắc dân Tân Dân của Chí Tôn đem đến mặt địa cầu nầy, do trong mấy em hiện tượng ra mà mấy em không tầm cái giống Thần Thông th́ làm sao tạo Tân Dân ấy cho được. Cả huyền vi bí pháp của Chí Tôn để tạo Thần Thông Nhơn ấy, mắt mấy em nh́n thấy không biết h́nh ảnh th́ làm sao đạt thành được.

Mấy em sẽ làm cha, làm mẹ của đám Thần Thông Nhơn ấy mà không có hột giống làm sao tạo h́nh cho đặng. C̣n như Qua đây là Hộ Pháp khi lên ngai đứng có mấy công chuyện mà quên trước quên sau, đó là buổi mới khai đạo. C̣n mấy em dầu khó khăng đi nữa, nay Đạo đă 22 năm mà c̣n quên th́ không biết nói làm sao đặng.

Mấy em có thấy đâu khi vô Đền Thánh, đền nầy gọi là Đền Thánh, th́ thế nào mấy em phải hiểu. Qua đứng trên ngai lấy hết tư tưởng của mấy em, cái giọng của mấy em cầu kinh Qua ôm hết đem dâng cho Đức Chí Tôn, dâng đây không phải là tiếng thường, ấy là cái thiên thiều. Ngài hưởng rồi, Ngài trả lại cho mấy em cái thiên thính. Có như vậy thi địa cầu mới an tịnh, mới thái b́nh được. Mấy em ôi! Nếu cúng mà giọng đọc thô bỉ, không đồng một nhịp nhàng, th́ mong ǵ cái thiền quang của càn khôn vũ trụ điềm tỉnh đặng an hưởng.

Qua đứng trên Ngai, Qua thấy trên nê hoàn cung của mấy em, nếu định tâm th́ có một hào quan xung lên đều đều, mọi người đều có cả hào quan đó, có một vị Phật ôm hết đem vào Bát Quái Đài, hiệp với đạo hào quang trong Càn Khôn đoạn đem trở ra bao trùm chỗ ngồi của mấy em, mà mấy em không thấy được. C ho nên mấy em hầu lễ, nếu biết hưởng cái ơn Thiêng Liêng ban cho đó, th́ tinh thần được an tịnh, hạnh phúc biết bao, nếu biết thọ hưởng cái hồng ân đó, cũng như lúc mấy em đói rồi có ai liệng cho đồ ăn, mà không biết hưởng, th́ làm sao no đặng, tức phải đói.

Đáng lẽ khi bước vô Bửu Điện, đi qua Hiệp Thiên Đài thấy toàn màu đỏ, màu đỏ thuộc về xác thịt, vậy đi qua rồi phải tịnh tâm. Qua không nói ai, v́ trước mỗi buổi đều tấm rửa, vô đó, dầu h́nh thể của mấy em có nhơ nhớp, thúi hôi, cùi đày mà cái tâm của mấy em trong sạch đó là tâm vô tội. Dầu kẻ nào tội t́nh ưu lự thế mấy mà bước vô Đền Thánh rồi, cũng phải tập tánh cho thanh khiết, bỏ cả những tư tưởng phàm tục, để tâm nhứt nguyện mới có sự hưởng ứng. Mấy em đem cái h́nh xác vào Đền Thánh, nhưng là cái xác vô tội đặng hiến cho Chí Tôn. Nếu không vậy th́ có vào Đền Thánh kẻ ngồi chỗ nầy, kẻ ngồi chỗ kia mà trong óc không niệm, th́ vô Đền Thánh có ích ǵ? Đi cúng, điều trọng yếu nhứt là tinh thần, cái huyền vi bí pháp tinh thần ở đấy là Cửu Trùng Đài rồi Bát Quái Đài thuộc về Chơn Linh, ấy là linh tâm xuất hiện, nếu mấy em có cảm mới có ứng, mà nếu có ứng th́ mấy em mới hưởng được, thảng không hưởng được là lỗi tại mấy em không trọn tâm thành kính.

Thỉnh thoảng rồi Qua sẽ giản bí pháp của Hộ Pháp đứng trên Ngai là ǵ? Mấy em không thấy cũng không đáng trách. Vậy từ đây về sau, Qua chỉ xin mấy em có một điều là hễ bước chân vô Đền Thánh, th́ phải bỏ hết cả phàm tâm, th́ hạnh phúc sẽ to lớn, bằng chẳng vậy, đừng đi cúng,v́ đến cúng, không những không hưởng được đặc ân, mà c̣n mang tội thêm mà chớ.

 

14. ĐỨC HỘ PHÁP HỌA BÀI THI CỦA BÁT NƯƠNG VẤN VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI.

Đêm mùng 2-6 Ất Sửu (1985), ông Thoại (Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại) thấy một vị mà không nói là ai, dạy Đạo nhiều việc nhưng chỉ tiết lộ về bài thi: “Xuân Thu xưa nay lại đổi Thu Xuân”. Và bài : “Hành tàng lui thiệt tại Cha Trời”.

Bài 1 có tánh cách tiên tri: Hễ Xuân sanh, Hạ trưởng, Thu liễm th́ Đông tàn. Dầu Đông có tuyết bủa khắc nghiệt thế nào đi nữa th́ Xuân cũng phải tới, cây phải trổ lộc, đâm chồi, sanh hoa trổ trái.

Bài 2: Năm Hồ hay năm Sông không phải nói vật chất mà nói Ngũ Thường. Năm sông cạn là Ngũ Thường đă bế tắc, Nhơn, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín không c̣n.

Bảy núi là thất t́nh, khi thất t́nh loạn động th́ đến hồi xă hội đảo lộn, không c̣n trật tự tức chiến tranh thế giới khởi đương, nhơn loại phải một phen kinh tâm tán đởm.

Xin mở dấu ngoặc nhắc 3 bài thi trên:

 

Dám hỏi đại huynh rơ máy Trời,

Chừng nào ba lửa cháy ba nơi.

Năm sông đua chảy, năm sông cạn,

Bảy núi đổi thay, bảy núi dời.

Tận thế Long Hoa sao chẳng thấy,

Cơ Trời ngạt khí có hay thôi.

C̣ bay, ngựa chạy do ai cởi,

Đất dậy dường bao đổi xác Trời.

                               Bát Nương

 

                  Họa:

Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời,

Đông măn, năm hồ chảy khắp nơi.

Châu Ngũ khí ḥa tầm ác nghiệt,

Thất sơn dấy động, thất sơn dời.

Thế nguy xuân Kỷ Long Hoa trổ,

Thưởng phạt cuối cùng Thánh đức thôi.

Long Mă ban vương Tiên Trạng Kỵ,

Cù phi băi sụp Lư thay Trời.

                                  Hộ Pháp

 

 

Non nước hồn thiêng đă tỉnh dần,

Xuân Thu xưa, nay đổi Thu Xuân.

Nam phong đỡ vững xa thơ Hán,

Bắc tục xô nghiêng đảnh nghiệp Tần.

Bác ái là đề thi tiến hóa,

Nghĩa nhân ấy mục định duy tân.

Thiên thời, địa lợi đời đương sẵn,

Chỉ thiếu ḥa nhân để họp quần.

                                  Hộ Pháp

 

15. Ư NGHĨA CÂY BẠCH KỲ NHAN UYÊN

    Ông Nhan Uyên tên là Hồi, học tṛ cao đệ và được sự thương yêu của Đức Khổng Phu Tử.

Đức Khổng Phu Tử dạy môn đệ th́ đông, nhưng tuyển chọn lại th́ c̣n Thất Thập Nhị Hiền. Môn đồ của Ngài phần nhiều được các vua chúa trọng dụng, kẻ th́ ở nước Tề, Lương, Lổ, Tống…

Một ngày kia, Đức Khổng Phu Tử nói với môn đệ rằng: Thoảng như trường hợp nước nọ chẳng ḥa với nước kia, đến đổi phải gây chiến tranh với nhau th́ chư môn đệ mới nghĩ sao? Chư môn đệ lần luợt trả lời cũng không ngoài ư nghĩ thường t́nh “ai v́ chúa nấy” cất binh đánh nhau. Duy chỉ có ông Nhan Hồi trả lời rằng: nếu gặp trường hợp ấy tôi nguyện cầm cờ trắng, xông ra giữa làng binh để giải ḥa hầu giải nạn tương tàn tương sát.

Cao quí thay cho tinh thần ấy, t́nh thế nước Việt Nam cũng sớm đi đến cảnh Nam Bắc phân tranh, diễn tuồng nồi da xáo thịt. Nhưng toàn dân tộc VN nếu một ḷng là: Tha thiết yêu chuộng ḥa b́nh và chỉ muốn cùng nhau chung sống.

Dựng cây Bạch Kỳ Nhan Uyên là khêu gợi và suy tôn tinh túy của Khổng Giáo và lại tượng trưng tinh thần Đạo đức của tôn giáo hiện hữu nơi mặt thế nầy: Từ Bi của Phật, Bác Ái của Tiên, Nhân Ái của Khổng và Huynh Đệ Đại Đồng của Thánh Giáo Jesus.

Tác giả Lê Văn Thoại

 

16. BÀI THƠ TỰ THÁN (Của Đức Cao Thượng Phẩm)

TỰ THÁN

Công tŕnh gầy dựng Thất Tây Ninh

Bằng địa sóng xao khiến rập ŕnh.

Tà mị phàm rung rinh chất Thánh,

Mùa màng sâu phá hoại hồn kinh.

Xưa Ṭa Thánh dập d́u lai văng,

Nay Bửu Đ́nh hiu quạnh lụy nh́n.

Thương Đạo mến Thầy xin sớm liệu,

Cộng tâm chung trí chớ làm thinh.

                           Cao Thượng Phẩm

 

Họa:

Dập d́u nào buổi Thất Tây Ninh,

Hiu quạnh hôm nay ngó rập ŕnh.

Trước ngơ lơ thơ vài chú Đạo,

Sau hiên meo mốc mấy pho kinh.

Rừng xơ vẻ thắm chim khôn đổ,

Cảnh lợt màu tươi khách biếng nh́n.

Xây dựng là ai, ai phá hoại,

Sụt sùi để bước khó làm thinh.

                       Cao Thượng Sanh   

 

 

17. NGÔI PHƯỚC LÂM CỔ TỰ VỚI NÚI ĐIỆN BÀ QUA NHIỀU GIAI ĐOẠN

Ngọn núi thiêng tại Tây Ninh có chánh danh là núi Bà Đen. Người trong vùng kính nể oai linh của Bà nên chẳng dám gọi chánh tên, mà chỉ gọi là Núi Bà hay là Núi Điện Bà.

Cốt của Bà Linh Sơn Thánh Mẫu được an vị và tôn thờ trên Núi Bà từ mấy trăm năm nay. Nhưng hiện nay cốt Bà lại được cung thỉnh về Phước Lâm Cổ Tự và được phụng thờ tại đây.

Vậy Phước Lâm Cổ Tự và Núi Điện Bà có liên quan với nhau như thế nào?

Tôi xin đưa đường để quí đọc giả biết qua di tích lịch sử đó.

Phước Lâm Cổ tự tọa lạc tại xă Hiệp Thạnh, thuộc quận Châu Thành Tây Ninh.

Chúng tôi được các bô lăo ở Tây Ninh kể chuyện và được biết như sau:

Phước Lâm Cổ Tự là một chi nhánh của chùa Linh Sơn trên núi Điện Bà. Chùa Linh Sơn do Tổ Sư Phước Chi là vị Tổ thứ tư, nối chí ba vị Tổ trước, tiếp tục tạo tác. Ngài là một trong các vị Tổ có công khai sơn phá thạch ở Núi Điện Bà, tạo nên ngôi Tam Bảo để có nơi thờ Phượng, sớm mơ chiều chuông, công phu tu niệm.

Tiếng đồn ngài là một vị chơn tu ẩn dật nơi non cao động thẳm. Khách mộ đạo xa gần nghe tiếng đến viếng chùa, viếng núi ngày càng đông.

Thời ấy, người ở lục tỉnh muốn đến Tây Ninh phải di chuyển bằng ghe thuyền xuôi theo gịng Vàm Cỏ Đông vô rạch Tây Ninh và đậu ghe lại đó. Người hành hương phải đi bộ vô núi, hoặc đi bằng các loại xe trâu, xe ḅ, đi cả ngày mới đến nơi.

Lúc bấy giờ, Tổ Sư Phước Chi thấy bá tánh đến Tây Ninh, phải ở một đêm rồi sáng ngày sau mới t́m cách đi vào núi. Nơi xứ lạ đường xa, khách thập phương phải ở lại một đêm là cả một vấn đề trở ngại. Do đó Tổ mới xuống núi, đến xă Thái Hiệp Thạnh cùng bổn đạo địa phương đứng ra xây cất ngôi chùa nhỏ bằng cây lá, hướng mặt ra bề mặt Tây Ninh để hiệu là Phước Lâm Tự.

Ngôi chùa cất xong vào năm Nhâm Thân đến nay năm Tân Hợi (1971) là đúng 100 năm.

Theo lời các bô lăo nói, dụng ư của Tổ Sư cất ngôi chùa nầy là để có nơi tiếp chư sơn Đại Đức cùng bá tánh thập phương khi lỡ độ đường vào núi. Ngoài ra ngôi chùa ở đất bằng là phương tiện dự trữ lương thực để tiện việc vận tải lên núi hầu có cung cấp cho ngôi Linh Sơn Tự. Muốn t́m hiểu đầy đủ hơn, chúng tôi thân hành đến ngôi Phước Lâm Cổ Tự để quan sát.

Một buổi sáng tinh sương, chúng tôi, ông Vơ Văn Nghĩa và tôi, khởi hành. Nhà của ông Nghĩa ở tai đường Yết Ma Lượng Tây Ninh, chúng tôi rời khỏi nhà nầy vào lúc 6 giờ sáng.

Xin đánh dấu ngoặc nơi đây để nói qua vài nét về ông Vơ Văn Nghĩa, ông là một văn sĩ ở Tỉnh Tây Ninh, tuổi trên 70 mà c̣n tráng kiện. Ông có tinh thần khảo cứu, sưu tầm, thích văn chương và được nhiều người mến danh.

Từ đường Yết Ma Lượng, chúng tôi sang qua con lộ tráng dầu, đó là đường Trần Hưng Đạo, đường nầy nằm sát bờ rạch Tây Ninh. Chúng tôi qua cầu phía bên kia đường Gia Long, xuống dốc cầu quẹo về tay mặt. Đây là con đường đá nhỏ gồ ghề quanh co. Đường nầy cũng nằm sát bờ rạch Tây Ninh. Đi bộ non một cây số ngàn, đến ngôi chùa ở phía bên trái. Trên cổng chùa có tấm bảng khắc 4 chữ “Phước Lâm Cổ Tự”.

Chúng tôi vào chùa hỏi thăm vị trụ tŕ và xin đến chánh điện lễ Phật và lạy Bà.

Chúng tôi may mắn được gặp sư trụ tŕ. Ngài vui vẻ tiếp đón chúng tôi. Sau khi dùng chung trà nóng, sau vài câu chuyện vấn an xă giao, chúng tôi vào đề và hỏi qua thân thế của Sư.

Hỏa Thượng trụ tŕ Thích Huệ Phương cho biết:

-“Trước đây Bần Đạo xuất gia tu trên núi Điện Bà. Từ năm 1929 đến nay, trên 40 năm theo Thầy học đạo, không rời Thầy Tổ. Nay v́ t́nh h́nh chiến cuộc, trên núi chẳng được an ninh, trở về đây coi sóc ngôi Tam Bảo của Thầy Tổ đă sáng lập từ trước”.

Dùng xong chung trà sư nói tiếp:

-“Ngôi chùa nầy từ trước tới nay trải qua nhiều lần trùng tu, từ chùa lá đơn sơ, nay vách tường, lợp ngói, nền cao, đầy đủ tiện nghi, đó là nhờ công lao của các vị trụ tŕ trước.”

Nói xong Ḥa Thượng hướng dẫn chúng tôi đi xem cảnh chùa từ chánh điện ra sau hậu tổ và chung quanh chùa.

Nơi chánh điện, cốt Phật sơn son phết vàng thờ phượng rất trang nghiêm. Phía sau hậu tổ thờ cốt Bà Linh Sơn Thánh Mẫu trong một cái khánh chạm trổ lộng lẫy, khói hương không dứt.

Phía sau là nhà khách, giảng đường, nhà ông Giám, nhà trù. Bá tánh thập phương đến có nơi ăn chốn nghỉ rộng răi.

Phía trái, hông chùa, có một dăy nhà để các ni cô ở, sự sắp xếp từ trong ra ngoài thật là kỹ lưỡng chu đáo.

Đi ṿng cửa hong chùa trở ra phía sau sân, ngay cửa chánh điện, bên ngoài có dựng một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát rất uy nghi. Tượng trắng màu sữa đục trong rất đẹp lành. Phía sau pho tượng là hồ bán nguyệt trồng sen trắng.

Nh́n tượng Phật Bà, chúng tôi cảm tưởng Đức Quan Thế Âm đang nh́n về chúng sanh c̣n đang lặng hụp giữa biển trần phù du giả tạm.

Cảnh trí nơi cuộc đất nầy rất thanh tịnh. Người có đạo tâm, có tinh thần cao cả, đến đây ḥa ḿnh với cảnh vật thiên nhiên, tâm hồn ắt được nhẹ nhàng, quên lảng cảnh trần ai nhiều gió bụi.

Kế đó chúng tôi được nghe Ḥa Thượng kể cảnh bi đát đă trải qua của cảnh chùa. Chùa đă chứng kiến biết bao cảnh đạn rơi bom nổ. Từ thời Pháp thuộc cho đến gót chơn xăm lăng của quân đội Phù Tang dẫm trên mảnh đất quê hương nầy, chùa chiền trải qua biết bao hâm họa, tăng ni trải qua biết bao khủng bố. Tuy vậy, nhờ có Long Thần Hộ Pháp che chở nên được an toàn đến ngày nay.

PHƯỚC LÂM CỔ TỰ Trải Qua Nhiều Vị Trụ Tŕ

Mặc dầu chùa bị lắm lần khủng hoảng, nhưng lúc nào cũng có mặt vị trụ tŕ và tăng chúng ở thường xuyên.

Vị tổ sáng lập ngôi chù là sư Phước Chi. Sau đó một thời gian khá dài, nhóm hậu sinh không biết các vị trụ tŕ tiền bối là ai. Chỉ biết khoảng thời gian 40 năm gần đây, các vị trụ tŕ được ghi như sau:

1.-Sư Yết Ma Chí Nguyện.

2.-Sư Yết Ma Chí Lợi.

3.-Sư Giáo Thọ Hồng Phước.

4.-Sư Yết Ma Giác Thiện.

5.-Sư Giáo Thọ Giác Đức.

6.-Ḥa Thượng Giác Điền (1951-1956).

7.-Ḥa Thượng Huệ Phương (1956-1971).

Vào khoảng năm 1951, 1952 trên núi Điện Bà bắt đầu mất an ninh, bá tánh không c̣n lên núi được nữa. Các nhà sư ở trên núi cũng chẳng an thân, nên nhiều vị xuống chùa Phước Lâm Cổ Tự để tạm ngụ.

Trong số các nhà sư tản cư có Sư Thích Giác Ngọc (đạo hiệu là Di Na) bị kẻ lạ mặt đến tại chùa bắt dẩn đi vào lúc 8 giờ đêm và từ đó đến nay biệt tích luôn.

Lúc đó (1951) Ḥa Thượng Giác Điền làm trụ tŕ ngôi Phước Lâm Cổ Tự. Đến năm 1956, Ḥa Thượng về Gia Định lập chùa mới và giao ngôi Phước Lâm Cổ Tự cho Ḥa Thượng Huệ Phương giữ cho đến nay.

CỐT BÀ TRÊN NÚI BỊ THẤT LẠC, 9 NĂM SAU MỚI T̀M LẠI ĐƯỢC

Đất nước Việt Nam trải qua lắm cuộc thăng trầm, quê hương đầy khói lửa. Cảnh núi xương sông máu diễn ra hơn một phần tư thế kỷ nay, từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến rừng sâu núi thẩm, đâu đâu cũng bị cảnh bom nổ đạn bay.

Vào khoảng năm 1945-1946 quân đội Pháp trở lại miền nam đem quân lên đóng tại tỉnh lỵ Tây Ninh. Một tiểu đoàn lính Lê Dương đến trấn đóng núi Điện Bà.

Trong tiểu đoàn đó, đa số là lính ô hợp, mang nhiều ḍng máu, bản tánh ngan tàng, không biết đạo đức là ǵ.

Chúng nghỉ rằng, nhà sư lẫn tránh đi có chôn dấu vàng bạc trong giữa các tượng Phật. Do đó chúng rinh các tượng Phật thờ trong chùa Linh Sơn xuống, lấy dao rạch bụng, rạch lưng kiếm vàng bạc, nhưng t́m chẳng gặp của cải chi, rốt cuộc chúng bỏ các tượng Phật nằm ngổn ngan giữ sân chùa.

Một thời gian sau, lúc quân đội rút đi, đồng bào Phật Tử lên núi, thấy cảnh tượng ấy ai cũng đau ḷng.

Ngày lễ giáng sinh 25-12-1954, Giáo Sư Nguyễn Ngọc An và Dược Sư Phan Quang Trữ, dẫn đoàn Thanh Niên Cấp Cứu Hồng Thập Tự Quốc Gia Việt Nam lên núi du ngoạn có chụp cảnh tượng ấy.

Trong lúc bọn lính Lê Dương hăng máu làm tàn, t́m không gặp vàng bạc, chúng ngỡ tượng Phật Bà Linh Sơn là bằng vàng, chúng mới đem tượng Phật Bà xuống chợ Tây Ninh bán cho một chủ quán rượu.

Khi coi lại th́ tượng Phật không phải bằng vàng, chúng liền gửi lại cho chủ quán.

Một thời gian khá lâu, chủ quán nầy mới biếu tặng lại cho ngôi chùa của bà dân biểu Tô Văn Qua.

Cốt Bà Linh Sơn thờ tại đây gần 9 năm mà không ai biết, cứ tưởng là cốt Phật Bà Quan Thế Âm.

THẦN LINH MÁCH BẢO T̀M GẶP CỐT BÀ LINH SƠN THÁNH MẪU

Một nhân vật ở Tây Ninh thổ lộ cho chúng tôi biết việc sau đây: Ông Nguyễn Văn Hảo cựu giáo viên trường tiểu học tỉnh Tây Ninh là một người tu tại gia.

Ông trường chay đă lâu, hằng đêm ông thường tham thiền.

Trong lúc ông tham thiền, ông được thần linh mách bảo rằng: “Cốt Bà Linh Sơn Thánh Mẫu từ lâu đă bị bọn lính Lê Dương lấy cấp , hiện nay được thờ tại một ngôi chùa trong tỉnh Tây Ninh, đến đó t́m sẽ gặp”.

Lúc ông Hảo xả thiền, trí suy nghĩ măi, không biết có đúng vậy không. Nhưng ông vẫn hăng hái cố tâm t́m ra sự thật. Nếu quả sự việc đúng vậy, th́ công phu ông tu hành từ trước tới nay chẳng hoài công.

Sáng sớm, ông thân hành đến chùa của Bà Tô Văn Qua để quan sát. Quả thật cốt Bà được để thờ tại đây. Ông rất hân hoan và liền báo tin cho Ban Quản Trị Núi Điện Bà hay tự sự.

Ḥa Thượng trụ tŕ chùa Linh Sơn và tăng chúng hay biết việc này rất là vui mừng.

Ban Quản Trị Núi Điện Bà và chư Tăng trong chùa Linh Sơn hiệp lại cử ban đại diện đến gặp ông bà Tô Văn Qua để xin thỉnh cốt Bà về núi thờ nơi Điện cũ. Ông Bà Dân Biểu chấp thuận.

LỄ CUNG NGHINH RƯỚC CỐT BÀ VỀ NÚI

Năm 1957, Ban Quản Trị Núi Điện Bà tổ chức một cuộc lễ cung nghinh cốt Bà Linh Sơn Thánh Mẫu về núi. Cuộc lễ cử hành trọng thể có đủ mặt thân hào nhân sĩ trong tỉnh. Bá tánh thập phương hay tin đến dự rất đông đảo. Đoàn xe hoa kết tua dẫn đầu. Theo sau đủ các loại xe, cờ xí tung bay phất phới. Cảnh non linh đất phước náo nhiệt tưng bừng.

Từ đó khách hành hương tới lui rộn rịp như hội hoa đăng,xe cộ chạy suốt ngày.

Dưới chơn núi, đồng bào che trại buôn bán, Người chụp ảnh lưu động, rất đông đảo. Bốn năm liên tiếp như vậy, Điện Bà chẳng lúc nào vắn khách.

Đến năm 1962, t́nh thế trên núi bắt đầu căn thẳng. Các vụ lộn xộn thường xảy ra, đường đi không được bảo đảm an ninh.

Ban Quản Trị chùa thấy vậy thương lượng cùng chư sơn trên Núi cung nghinh cốt Bà về thờ tại chùa Phước Lâm Cổ Tự cho đến ngày nay.

Lúc bấy giờ Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ làm Chánh Hội Trưởng Hội Núi Điện Bà.

Qua năm 1964, Ban Quản Trị Hội Núi Điện Bà bàn giao trách nhiệm lại cho các nhà sư trông nom việc thờ cúng và các việc liên hệ, thay thế cho Ban Quản Trị cũ.

Đứng trước t́nh thế khó khăn, ḷng người ly tán, người tu hành gặp nhiều cam go thử thách, các nhà sư không thối chí ngả ḷng, đứng ra đảm trách sứ mạng Thiêng Liêng.

Mặc dầu chiến tranh c̣n đe dọa trên lănh thổ Việt Nam, ngôi Phước Lâm Cổ Tự vẫn trơ gan cùng tế nguyệt, đêm đêm tiếng mơ chuông kinh kệ đều đều, khói hương không dứt, đồng bào Phật tử xa gần cũng thường tới lui chiêm ngưỡng Phật, Thánh, Tiên như tự thuở nào.

(Trích Tây Ninh Xưa và Nay của Huỳnh Minh từ trang 201-207)

 

18. VĂN CHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BÀ BÁT NƯƠNG

Bát Nương tên là Bạch Liên sanh đời nhà Hớn tu đắc Tiên vị, là Đấng văn chương hay nhứt trong Cửu Nương. Chúng ta được Bà dạy rất nhiều thi phẩm từ ngày khai Đạo đến nay. Những bài của Bà đă có in thành sách, chúng tôi xin miễn chép lại nơi đây. Chúng tôi chỉ nêu lên những tác phẩm mới học hỏi được để tô xuê cho vườn thơ Đại Đạo mỗi ngày có thêm cây thơm cỏ lạ đẹp vẻ mỹ miều.

Trong 5 tháng trường từ ngày 25-4-Canh Dần đến 29-9-Canh Dần, Bà nhọc nhằn dạy Chức Sắc Tiểu Cấp Hiệp Thiên Đài những bài song thất lục bát rất có giá trị.

Bà tả:

1)  Cửu Vị Tiên Nương

2)  Tứ Thời

3)  Tứ Dân

4)  Đạo Quân Thần

5)  T́nh Phụ Tử

6)  T́nh Phụ Phu

7)  T́nh Huynh Đệ

8)  Nghĩa Bằng Hữu

Xin cống hiến quí đọc giả món ăn tinh thần quí giá đó.

 

 1. TẢ CHÍN VỊ TIÊN NỮ

 

Một mày liễu trong ngần đoá ngọc,
Hai má đào phải trọng tiết trinh.
Mảnh thân trọn hiếu thâm t́nh,
Phải h́nh thục nữ, phải ǵn căn Tiên.


Ba yểu điệu thuyền quyên vóc hạc,
Bốn mỹ miều đài các trâm anh.
Khi vui bóng nguyệt rọi mành,
Khi ḍng bích thuỷ, khi cùng hoa xuân.


Năm phận gái hồng quần đáng mặt,
Sáu vẹn toàn quốc sắc thiên hương.
Ra vào phụng trướng loan đường,
Vào ra ngọc các cẩm tường xem hoa.

 
Bảy trau chuốt thân ngà mặt ngọc,
Tám, chín phần rèn tập nữ nhi.
Chung lo mối Đạo Tam Kỳ,
Giúp nhà Nam Việt kịp th́ Long Hoa.

                              BÁT NƯƠNG
                              (25-4-Canh Dần)

 

             2. TỨ THỜI

 

Mến những khách cầm, kỳ, thi, họa,

Mến những người nho nhă tri âm.

Khi vui ngâm khúc nguyệt cầm,

Khi nhàn dạo bước theo ḍng Đào Nguyên.

 

XUÂN

Khi thờ thẩn gian biên đợi khách,

Nghe oanh vàng véo vắt tin xuân.

Trăm hoa đua nở tưng bừng,

Vườn hồng phai thắm đến chừng hạ sang.

 

HẠ

Miền Tây Vức sen vàng khoe lục,

Cá Vị Hà trương vút hóa long.

Lưng trời gió dục Nam Phong,

Đờn ve hơi mơn tiết hồng thu sang.

 

THU

Ḱa thỏ bạc hồng nhan điểm soạn,

Nọ cúc vàng ngào ngạt đưa hương.

Chồi ngô vừa năy bên tường,

Rừng ṭng tuyết gội đă chường đông thiên.

 

ĐÔNG

Xem rừng trước Bảy Hiền ẩn dật,

Cụm thanh tùng bền chất kiên tâm.

Cung Tiên thảnh thoát hạc cầm,

Trời đông hầu măn bước tầm mai xuân.

 

              3.TỨ DÂN

NGƯ

Thuyền Ngư Phủ trông chừng băi hạc,

Bóng ác vàng vừa gát hiên Tây.

Kinh luân một quảng gánh đầy,

Vui miền Sông Vị tháng ngày thung dung.

 

Chờ vận thời tang bồng toại chí,

Đợi thời lai hồ thĩ tung hoành.

Non sông mở mặt hùng anh,

Đem tài thao lược giúp thành Nam Bang.

 

TIỀU

C̣n lắm kẻ tầm đàng Từ Thức, (1)

Mến cảnh nhàn mượn chức tiều phu.

Non Tiên học chước nhiệm mầu,

Gặp thời Tây Bá công hầu cũng vui.

 

CANH

Thương ông Thuấn tánh người khiêm tốn,

Mang áo tơi cày chốn Lịch San.

Nông phu cũng thú thanh nhàn,

Phải đời Thánh Đức mở đàng chăn dân.

 

MỤC

Trời rựng sáng ân cần chức nghiệp,

Túc c̣i sương vầy hiệp đoàn chiên.

Chăn nuôi lớn nhỏ vẹn tuyền,

Cầm cương giữ lấy mối giềng phận ta.

 

 

                 4. ĐẠO QUÂN THẦN

 

Noi chơn chánh trên ḥa dưới thuận,

Học đường Ngu Nghiêu Thuấn hóa dân.

Khắp trong bốn bể xa gần,

Làm cho thiên hạ vui mừng âu ca.

 

Lo ǵn giữ sơn hà xă tắc,

Chịu mạng Trời đáng mặt ngôi Thiên.

Lo cho sanh chúng phỉ nguyền,

Lo nhà Nam Việt vững bền muôn năm.

 

Đấng minh chúa tay cầm cương nước,

Đạo làm tôi học chước Nhạc Phi. (3)

Tận trung báo quốc vẹn ngh́,

Thờ vua trọn Đạo xá ǵ phận tôi.

 

Ăn lộc nước đền bồi cho nước,

Ở trong đời phải biết thương đời.

Trung cang chí chẳng đổi dời,

Thủy chung gởi một, một lời thệ minh.

 

 

               5. T̀NH PHỤ TỬ

 

Niềm nhơn Đạo thâm t́nh phụ tử,

Dạy cho con học chữ hiếu trung.

Mày râu cung kiếm vẫy vùng,

Quyết ra trừ lũ gian hùng tham ô.

 

Dạy con học cơ đồ Nam Việt,

Dạy con đ̣i oanh liệt trượng phu.

Dạy con xa lánh tội tù,

Nối giồng Hồng Lạc lo tu Đạo Trời.

 

Làm con phải dâng lời khuyến dạy,

Thương nước nhà nào nại hy sinh.

Gắn lo học tập tài lành,

Quốc gia hữu dụng đă đành ra tay.

 

Nghĩ đến nổi râu mày nên phận,

Nợ áo cơm oằng nặng vai mang.

Đem thân báo đáp vẹn toàn,

Ơn cha nghĩa mẹ đôi đàng cho phu.

 

Xưa khóc gậy Bá Du thương mẹ, (4)

Lăo Lai c̣n áo vẽ vui thân. (5)

Soi gương hiếu tử, trung thần,

Nhơn luân vẹn giữ báo ân trọn niềm.

 

 

                    6. T̀NH PHU PHỤ

 

Xem gương trước Cổ Kim chồng vợ,

Ai dám b́ duyên nợ Mạnh Quang. (6)

Chồng lo giúp việc tráo đàng,

Vợ hiền cơm bửa dựng ngan nét mày.

 

Duyên túc đế nên tài xạ tước, (7)

Đạo tùng phu noi bước Đổng Gia. (8)

Chồng dưng Thánh Chỉ trấn xa,

Tay đề bao tóc tuổi già cũng vui.

 

T́nh phu phụ đừng vui câu thệ,

Mà để chàng Hậu Nghệ ngóng trông. (9)

Tào khang không phụ tất ḷng,

C̣n nêu tiếng tốt Tống Hoằng ngày xưa. (10)

 

Hàn Túy Tần lá đưa khe ngự, (11)

Vu Hựu chàng để chữ hỏi duyên.

Trăm năm đôi lứa toại nguyền,

Mới hay Trời định may duyên lá hồng.

 

 

             7. T̀NH HUYNH ĐỆ

 

T́nh huynh đệ chung đồng cốt nhục,

Gầy huyết tinh một cục sẽ chia.

Anh em đâu nở phân ĺa,

Huyên tŕ đồng giọng chớ hề quên nhau. (12)

 

Niềm cốt nhục đồng bào ḥa ái,

Thái Tổ c̣n đốt ngại chia đau. (13)

Thuở xưa huynh đệ Tống Giao, (14)

Anh em đồng đậu phẩm cao trân đời.

 

Một khí huyết đồng hơi đồng tiếng,

Chia h́nh hài quyến luyến t́nh chung.

Đừng quên con Lạc cháu Hồng,

Điểm tô bờ cơi giống giồng Việt Nam.

 

Mùi ngon ngọt trận cam chia sớt,

Nghĩa anh em đâu lợt t́nh thương.

Trước sau cũng thuận một đường, (15)

Anh ḥa, em kỉnh, lễ nhường an vui.

 

 

             8. NGHĨA BẰNG HỮU

 

Người quân tử nếm mùi đạm bạc,

Nghĩa kim bằng sống thác thề chung.

Bền gan sánh thể cội tùng,

Trông nguồn nước chảy tất ḷng nên tin.

 

Lời ước hẹn Cư Trinh, Nguyễn Bá, (16)

Giữ một ḷng vàng đá nào phai.

Quản chi vắng bạn năm dài,

Dẫu rằng ngàn dậm bao nài đường xa.

 

Bạn tri kỷ Thúc Nha, Quản Trọng, (17)

Đời mấy ai ở đặng nghĩa giao.

Thương nhau chẳng khác đồng bào,

Vàng ṿng chia sớt quản bao ít nhiều.

 

Noi Khổng Mạnh học điều nhơn nghĩa,

Đạo luân thường ghi để ngàn thu.

Quân thần, phu tử, thê phu,

Anh em bậu bạn trọn câu trung thành.

 

CHÚ GIẢI:

(1) Từ Thức làm quan không biết đời nào. Ngày kia đi xem hoa mẫu đơn nở, thấy một người con gái bị lính canh giữ hoa bắt. Hỏi ra th́ người ấy tên là Giáng Hương, do rờ hoa Mẫu Đơn làm cho hoa rụng. Từ Thức động ḷng thương đem áo ḿnh chuộc tội cho người. Sau Từ Thức đi chơi hang đá, lần tới động Tiên ấy là Điện Huỳnh Hư, Đông La Phù, gác Dao Quang, gặp lại nàng Giáng Hương, kết duyên với nàng.

Giáng Hương là Tiên Nữ, tối ngày phải đi chầu Thánh Mẫu. Từ Thức ở nhà một ḿnh buồn ra động ḍm xuống thấy quê nhà động ḷng nhớ xứ sở bà con. Chừng Giáng Hương đi chầu về, Từ Thức một hai đ̣i về thăm nhà, Giáng Hương cầm mấy cũng không được đành phải để cho Từ Thức đi.

Về đến quê cũ th́ tất cả đổi dời, tứ bề lạ hết. Bây giờ muốn trở lại cùng Giáng Hương th́ t́m đâu thấy nữa.

Tỉnh Thanh Hóa ngày nay có một cái động gọi là động Từ Thức.

(2) Tây Bá là Tây Bá Hầu Châu Văn Dương là Đấng minh chúa đời nhà Châu, sau khi diệt Trụ được thái b́nh thịnh trị.

(3) Nhạc Phi tôi trung đời nhà Tống, lúc nhỏ mẹ có xăm 4 chữ sau lưng: “Tận Trung Báo Quốc”, lớn lên trở thành danh tướng, bị bọn nịnh thần dèm xiễm, ông bị cực h́nh mà vẫn một ḷng trung với vua, không hề oán trách.

(4) Bá Du người đời Hán rất hiếu thảo, ngày kia có lỗi bị mẹ đánh, Bá Du vùng khóc lớn. Mẹ ông hỏi: “Thường tao đánh mầy không khóc, sao hôm nay lại khóc?”. Bá Du thưa: “Trước mẹ đánh con đau mà con không khóc là con mừng mẹ c̣n mạnh, nay mẹ đánh con không đau mà con khóc v́ con thấy sức mẹ đă suy yếu rồi”.

(5) Lăo Lai người nước Sở đời Đông Châu, 72 tuổi mà mặc áo vẽ vời, giả dạng trẻ con, gánh nước làm bộ trật té cho mẹ vui cười.

(6) Mạnh Quang người đời Hậu Hớn, tánh nết đoan trang, 30 tuổi mà chưa chồng. Ai có hỏi th́ nói có được Lương Hồng th́ mới lấy, bằng không th́ ở vậy trọn đời. Lương Hồng cùng ở một huyện, nhà nghèo mà đức hạnh, nghe vậy mới tới xin cưới. Chừng về nhà chồng ăn mặc rực rỡ, ṿng vàng, kiềng chuỗi rất là sang trọng. Lương Hồng không bằng ḷng mà bảo rằng: “Tôi sở nguyện lấy vợ áo bả quần gai, cùng nhau cực khổ lo làm ăn, nay tôi thấy nàng môi son, má phấn tôi không vừa ḷng.

Mạnh Quang nghe vậy liền thay đồ văi, vắt trâm cây theo chồng làm mướn, tới bửa cơm thường bưng chén dưng ngan mày, thật là kính trọng.

(7) Xạ Tước Đậu Công có người con gái tên Đậu Hậu, muốn kén rễ cho xứng đáng, vẽ một con chim Tước (chim sẽ) ở b́nh phong rồi ra bảng: Ai bắn trúng mắt con chim Tước th́ gă Đậu Hậu. Lư Uyên lúc thời hàn vi tới bắn trúng được cưới Đậu Hậu. Sau Lư Uyên làm vua đời Đường, Đậu Hậu làm Mẫu Nghi Thiên Hạ.

(8) Đổng Gia người đàn bà họ Đổng gọi là Đổng Thị vợ của Giả Trực Ngôn đời nhà Đường. Khi Giả Trực Ngôn mắc tội bị biếm ra Lănh Nam, thấy việc chết sống không hẹn, dặng vợ ở nhà tự quyết định lương duyên (tái giá), không nên chờ đợi. Đổng Thị không trả lời, vào trong bới tóc đoạn trang, lấy vải bao lại rồi bảo chồng đề cho mấy chữ “Phi Quân Thủ Bất Giải” nghĩa là không phải tay chàng th́ không mở. Thủ tiết cho đến ngày chồng về, bao tóc muốn rách, tóc muốn rụng, nét chữ xinh vẫn c̣n. Trong Tân Kinh có câu:

“Ôm b́nh bao tóc sang hèn cũng cam,

“Thiếp xin bao tóc thờ chàng.”

Là do 2 điển tích trên.

(9) Hậu Nghệ chồng của Hằng Nga người đời nhà Hạ. Trong truyện Thần Tiên chép rằng: Hậu Nghệ xin được thuốc trường sanh bất tử của Bà Tây Vương Mẫu, Hằng Nga ăn cắp uống thành Tiên rồi trốn lên cung trăng ở.

(10) Tống Hoằng: Hồ Dương công chúa là chị của Hớn Đế Lưu Tú. Hớn Đế thấy bà chị góa chồng muốn gă cho Tống Hoằng đang làm quan cho ḿnh là người có vợ mù ḷa. Tống Hoằng từ khước mà nói rằng: “Tào khang chi thế bất khả hạ đường” nghĩa là vợ chồng là t́nh tắm mẫu chẳng nên bỏ nhau.

(11) Hàm Túy Tần một cung nữ đời Đường, ở trong thâm cung buồn bực đề thơ vào lá đỏ, thả xuống ḍng ngư câu.

Thơ rằng:

Nước chảy sao mà vội,

Cung sâu cả buổi nhàn.

Ân cần khuyên lá thắm,

Đi quách tới nhân gian.

Vu Hựu là môn khách nhà Hàn Vinh bắt được, đề thơ lại vào lá, rồi cũng bỏ xuống ḍng sông. Thơ như sau:

Đă theo lá thắm đề thơ oán,

Trên lá đề thơ định gởi ai.

Hàn Thị lại bắt được. Sau có dịp nhà vua thả cung nữ ra lấy chồng làm ăn, Hàn Thị là bà con cùng họ với Hàn Vinh, được Hàn Vinh đứng làm mối mai cho nàng kết duyên với Vu Hựu. Trong lúc hợp cẩn, hai người cùng mở rương lấy chiếc lá thắm đưa cho nhau và cùng cho là việc tiền định. Có thơ rằng:

Một đôi thi cú theo gịng nước,

Mười mấy xuân thu nhớ dẫy đầy.

Mừng bấy ngày nay loan sánh phụng,

Cũng nhờ lá thắm khéo làm mai.

(12) Huyện tŕ đồng giọng:

 Bát Nương giải: chàng Bá với chàng Trọng là anh em ruột, ở Bá thổi ống huyên th́ Trọng thổi ống Tŕ. Sách có câu: “Bá thị xuy huyên, trọng thị suy tŕ” ở trong Kinh Thi.

(13) Đốt ngại:

Bát Nương giải: Thái Tử là Tống Thái Tổ; ông Triệu Khuôn Dẫn là anh, khi thấy em là Khuôn Nghĩa có bịnh Ông đốt cỏ ngại để trị bịnh cho em th́ Triệu Khuôn Dẫn cũng đốt cỏ ngại mà chịu đau. Cỏ ngại là thuốc cứu.

(14) Tống Giao

Bát Nương giải: Tống Giao và Tống Kỳ là hai anh em ruột; em thi đỗ Trạng c̣n em thi đỗ kế. Nhà vua biết t́nh anh em của hai người rất khắn khít nên cũng cho anh đỗ Trạng luôn, không lẻ để cho em lại đứng trên anh.

(15) Thuận một đường

Bát Nương giải: đồng ở trong bụng mẹ sanh ra.

(16) Cự Khinh-Nguyên Bá là hai người bạn rất thân thiết cùng học một trường Thái Học. Cự Khinh hứa với Nguyên Bá: “2 năm sau khi măn học tôi sẽ ra mắt tôn thân”. Đúng 2 năm sau Nguyên Bá thưa với mẹ về lời hứa của Cự Khinh th́ bà mẹ nói rằng: “Hai năm cách biệt ngàn dặm xa xôi đâu có chắc hẹn được”.

Nguyên Bá nói: “Cự Khinh là người trung tín sĩ, há chẳng sai lời”.

Nói vừa xong thật quả Cự Khinh đến và đi thẳng lên lạy ra mắt mẹ Nguyên Bá. Sau đó câu chuyện hàn huyên giữa hai anh em rất nên chí thiết. Tiệc xong th́ cuộc vui cũng măn, Cự Khinh từ giả ra về.

(17) Thúc Nha-Quảng Trọng: Đời Đông Châu lúc nhỏ Thúc Nha kết bạn với Quảng Trọng tự là Di Ngô Bảo Thúc Nha gia thế khá hơn Quảng Trọng thường hay giúp Quảng Trọng mà không thối chí.

Sau Quảng Trọng làm Quan thường hay nhắc: “Hồi thuở ta c̣n nghèo hùng vốn với Bảo Tử mà buôn bán chung, hễ có lời chia phần ta nhiều hơn phần Bảo Tử mà Bảo Tử chẳng nói là THAM, ấy là biết ta nghèo vậy. C̣n ta tính việc chi với Bảo Tử th́ mỗi việc mỗi sai mà Bảo Tử không cho là DẠI, ấy là biết thời ta chưa tới là vậy. Khi ta ra lập chữ công danh, 3 lần xin làm việc th́ 3 lần bị đuổi mà Bảo Tử chẳng cười ta là đứa BẤT TÀI, ấy là biết ta chưa gặp vận vậy.

Đến khi ta được làm Quan rồi, cầm binh ra đánh giặc, 3 lần đánh 3 lần thua Bảo Tử cũng chẳng cho ta là TƯỚNG NHÁC, ấy bởi biết ta c̣n mẹ già, nên không dám liều mạng vậy. Cho nên ta biết rằng: “Sanh ra ta là cha mẹ, mà biết ta là Bảo Tử mà thôi”. Thật là bạn tri kỷ trên đời hiếm có.

 

  Viết xong ngày 24-12-Quí Hợi (1983)

QUANG MINH

(Xin xem tiếp Quyển XVIII)

 

                                                             

MỤC LỤC:

1.  NGÀI CAO ĐỨC TRỌNG VỀ CƠ

2.   BÀI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP (Tiết lộ về sự ra đời của Đức Phật Di Lạc)

3.  ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM, THÁNH HIỂN, BÁT NƯƠNG DTC GIÁN CƠ KHUYÊN DẠY CHỨC SẮC HTĐ.

4. LIỄU NHỨT CHƠN QUÂN GIÁN CƠ (Tiết lộ về trận chiến kỳ III)

5. GIẤC MỘNG CỦA NARA

6.  NGUYÊN NHÂN, HÓA NHÂN, QUỈ NHÂN

7.  CHUYỆN ĐẶNG CHẤT

8. TAM THỂ XÁC THÂN (Lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm)

9. BƯỚC VÀO ĐỀN THỜ HỒI GIÁO BẠN THẤY G̀?

10. NGUYỄN TRUNG TRỰC GIÁNG CƠ

11.THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP (LỄ RƯỚC CHƯ THÁNH)

12. SỰ TÍCH LINH SƠN THÁNH MẪU

13. KHI VÔ ĐỀN THÁNH BỎ HẾT PHÀM TÂM

14. ĐỨC HỘ PHÁP HỌA BÀI THI CỦA BÁT NƯƠNG VẤN VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI.

15. Ư NGHĨA CÂY BẠCH KỲ NHAN UYÊN

16.BÀI THƠ TỰ THÁN (Của Đức Cao Thượng Phẩm)

                           17.NGÔI PHƯỚC LÂM CỔ TỰ VỚI NÚI ĐIỆN BÀ QUA NHIỀU GIAI ĐOẠN

                           18.VĂN CHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN BÀ BÁT NƯƠNG

Top of Page

      HOME