GÓP NHẶT CHUYỆN ĐẠO

 

QUYỂN XIII

        QUANG MINH

Viết xong ngày 22-1-Qúi Hợi (1983)

 

MỤC LỤC:

1. SỰ TÍCH NHỮNG CỘ BÔNG ĐĂ TRƯNG BÀY TRONG CUỘC LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀  CUNG (Ngày 15 tháng 8 Bính Thân)

2.  NGÀY VĨ ĐẠI (Ngày Đức Hộ Pháp Qui Tiên)

3.  LUẬN VỀ GIÀU NGHÈO

4.  LINH HỒN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA THỂ XÁC

5.  NỘI KHẢO NGOẠI KHẢO LÀ ĐỀ THI, HÀNH ĐỘNG LÀ VĂN UYỂN

6.  BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI ĐỀN THÁNH NHÂN LỄ VÍA ĐỨC QUAN ÂM BỒ TÁT 18-02-Kỷ Sửu (1949)

7. THỦ TƯỚNG NGUYỄN VĂN TÂM  VIẾNG T̉A THÁNH TÂY NINH, ngày 15-8-Qúi Tỵ (1953)

8.  GIEO GIỐNG

9. BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI ĐỀN THÁNH NHÂN LỄ ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ, Đêm 15-2 Canh Dần (1950)

10. ÁN TRỤC XUẤT

          11. NGŨ CHI LUẬN (Của Đức Quyền Giáo Tông)

12. TAM QUI-NGŨ GIỚI (Của Đức Quyền Giáo Tông)

13. KỶ YẾU BAN SƠ KHAI ĐẠO (Các Đấng Đem Tin Cứu Thế)

14. CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG, QUAN NIỆM CHÍNH XÁC

(Qua cuộc phỏng vấn cụ Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa tại Thánh Thất Cao Đài Nam Vang năm 1956).

15. ĐỨC HỘ PHÁP KÊU GỌI CHỨC SẮC ĐẠI THIÊN PHONG LƯỠNG ĐÀI THI HÀNH CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG

16.THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI TRÍ HUỆ CUNG (Ngày 26 tháng 12  năm Canh Dần)

17. MĂNH LỰC CỦA ĐỨC TIN (Hàng vạn tín đồ ở các nơi về Ṭa Thánh, người Miên vượt biên giới đến làm công quả)

18. TRÍ THỨC, TRÍ HUỆ (Lời giảng của Ngài Hiến Đạo)

19. ĐÔI VẦN TƯỞNG NIỆM ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM (Huệ Phong)

20. NGÀI KHAI ĐẠO GIẢNG VỀ SỰ TÍCH CẦU NGUYỆN CHO NHI ĐỒNG, NGÀY RẰM THÁNG    TÁM TIẾT TRUNG THU

21.ĐỨC HỘ PHÁP THUYẾT ĐẠO VỀ HÀNH TÀNG TRONG BA THÁNG ĐỨC NGÀI NHẬP TỊNH NƠI TRÍ HUỆ CUNG (Thuyết Đạo đêm 17 tháng 4 năm Tân Măo (1951) tại Đền Thánh).

22. NGƯỜI TU HÀNH (Thơ của Đức Hộ Pháp)

23. THÁNH GIÁO ĐỨC KHỔNG TỬ

 

1.    SỰ TÍCH NHỮNG CỘ BÔNG ĐĂ TRƯNG BÀY

TRONG CUỘC LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀  CUNG

(NGÀY 15 THÁNG 8 BÍNH THÂN)

 

CỘ SỐ 1: CỘ BÔNG H̀NH ĐỨC PHẬT MẪU VÀ CỬU VỊ NỮ PHẬT

Của Hội Thánh Phước Thiện

Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu: -Là mẹ sanh của toàn thiên hạ, Chưởng  Quản Tạo Hóa Thiên, ai đă đến thế gian nầy đều phải nhờ ơn Phật Mẫu, v́ các nguyên nhân nơi Tạo Hóa Thiên đều do Phật Mẫu lựa chọn cho xuống trần chịu khổ học khôn cho tới đoạt thành Phật vị. Ơn tạo h́nh hài, ơn dưỡng nuôi giáo hóa và ơn d́u dẫn thoát trần của Phật Mẫu thật là vô lượng vô biên.

Hai chữ Kim Mẫu là hai chữ nối tắt, chính thật là Kim Bàn Phật Mẫu, trong Di Lạc Chơn Kinh có chỉ rơ. Bởi vậy nơi cơi trần Phật Mẫu là mẹ của toàn nhân loại, mà nơi cơi hư linh Phật Mẫu là mẹ của các Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Bà Nhứt Nương:-Cầm cây đờn Tỳ Bà Chưởng Quản Vườn Ngạn Uyển xem xét cho biết số nguyên nhân tái trần hay qui vị. Mỗi đóa sen trong vườn Ngạn Uyển là một chơn linh, khi chơn linh tái trần th́ hoa nở, khi chơn linh qui vị th́ hoa tàn.

Bà Nhị Nương:-Cầm Lư Hương Chưởng Quản Vườn Đào của Tây Vương Mẫu ngự tầng Thiên thứ hai. Tiếp các chơn hồn qui Thiên, mở tiệc Trường Sanh (Bàn Đào) và đưa các chơn hồn đến Ngân Kiều cơi Kim Quan triều kiến Ngọc Hư Cung.

Bà Tam Nương:-Cầm quạt Long Tu, thả Thuyền Bát Nhă nơi bể khổ, đến nẻo cửu tuyền độ các chơn hồn qui nguyên “Chở cho khách tục cửu tuyền ngăn sông”.

Bà Tứ Nương:-Cầm Kim Bản, làm giám khảo tuyển chọn các văn tài trong mỗi khoa thi, ai có đức và học giỏi mới được chấm đậu “Vàng treo nhà ít học không ưa”.

Bà Ngũ Nương:-Cầm Như Ư ra lịnh cho các Đấng Thiêng Liêng tiếp các nguyêu hồn về cơi Xích Thiên, khai kinh vô tự đặng xem quả duyên của chơn linh và đưa các chơn hồn đắc Đạo triều kiến Đức Chí Tôn “Dựa xe Như Ư Oai Thần tiễn thân”.

Bà Lục Nương:-Cầm Phướn Tiêu Diêu (Phướn Truy Hồn) độ dẫn khách trần tiếp các chơn hồn hữu căn về đến cơi Kim Thiên, dẫn đến đài Huệ Hương xong thơm linh thể, và ra lịnh trổi Thiên Thiều đưa các chơn hồn đến Tây Phương Cực Lạc.

Bà Thất Nương:-Cầm Bông Sen khiêu đuốc Đạo buổi sơ khai, và t́nh nguyện lănh lịnh Thiên Điều đến Âm Quang độ rỗi các tội hồn khi giác ngộ lại chỉ chỗ đầu thai đặng theo Đạo lần về cựu vị (Nhứt là Nữ phái).

Bà Bát Nương:-Cầm giỏ Hoa Lam (Hớn Liên Hoa), một Đấng Thiêng Liêng rất linh hiển, dày công giáo hóa buổi Đạo khai, có phận sự độ rỗi các nguyên nhân tại thế, nhứt là Nữ Phái, và tiếp đưa các chơn hồn qui vị về tới Phi Tưởng Thiên đến Cung Tận Thức dự tiệc thoát trần (Tiên tửu nơi Phi Tưởng Thiên là nước Cam Lồ). Ai có việc chi đến cầu khẩn nơi Bát Nương th́ đắc nguyện một cách rất linh hiển.

Bà Cửu Nương:-Cầm Ống Tiêu, có phận sự giác ngộ của chơn linh đọa lạc nơi trần thế.

Tóm lại các nghề hay nghiệp khảo về nữ công hoặc cầm kỳ thi họa và triết học văn chương đều nhờ Cửu Vị Nữ Phật giáo hóa và ung đúc cho thành tài.

 

CỘ SỐ 2: CHIM BỒ CÂU NGẬM CỜ H̉A B̀NH ĐỨNG TRÊN TRÁI ĐẤT

Của Hội Thánh Cửu Trùng Đài

Lúc Đức Thích Ca tham thiền dưới cây đại thọ, Đức Phật … định giữ căn tu của Ngài, mới hóa ra con Bồ Câu bị con Ó rượt bắt ăn thịt, con Bồ Câu không chống cự, chỉ bay t́m nơi thoát thân lánh cơn nguy hiểm đáp ngay chỗ thiền định của Phật. Phật thấy Bồ Câu quá hiền lành, động ḷng từ bi Đức Phật mới kêu chim Ó mà phán rằng: “Nhà ngươi nên tha cho kẻ hiền lành”.

Ó trả lời: “Đời tôi sống phải nhờ loại vật nhỏ để nuôi thân, tha th́ lấy ǵ đặng sống?”

Đức Phật giảng giải: “Nếu nhà ngươi tha cho chim Bồ Câu được sống th́ ta sẽ lóc thịt của ta cho mi đỡ dạ.”

Tóm lại chim Bồ Câu có tính chất hiền lành, nên đời lấy nó làm tượng trưng cho ḥa b́nh, đây chim Bồ Câu ngậm cỏ ḥa b́nh đứng trên trái đất có ư nghĩa là Hội Thánh cầu nguyện cho toàn nhơn loại trên quả địa cầu được ḥa b́nh đại đồng thế giới.

 

CỘ SỐ 3: CỘ BÔNG TAM THÁNH KƯ H̉A ƯỚC

Của Hội Thánh Ngoại Giao

Bước vào Đền Thánh chúng ta thấy bức họa Tam Thánh, trên để Thiên Thượng Thiên Hạ và Bác Ái Công B́nh, có ư nghĩa Tam Thánh vân thiên mạng hạ trần trao cho nhơn loại thiệt thi ḥa ước thứ ba với Đức Chí Tôn trong ngươn hội Tam Kỳ Phổ Độ.

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ:-Tự là Nguyễn Bỉnh Khiêm tục gọi Trạng Tŕnh sanh tại Bắc Việt nước Việt Nam đời Hồng Đức vua Lê Thánh Tông nhờ thông suốt bộ Thái Ất Thần Kinh mới suy đoán đặng lẻ âm dương thạnh suy của tạo hóa. Được nổi danh là nhà huyền bí tiên tri độ nhứt dân  tộc Việt Thường. Ngài tự tâm giác ngộ lánh xa đường danh nẻo lợi về ẩn Bạch Vân Am để tu tâm luyện tánh và đoạt Đạo. Trước tác bộ Bạch Vân Thi Tập, ngày nay vẫn c̣n noi truyền là Quốc Sư của thiên hạ.

Buổi Tam Kỳ Phổ Độ Ngài lănh trách nhiệm trọng yếu là Sư Trưởng tại Bạch Vân để khai cơ chuyển thế kỳ ba.

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn:-Tự là Victor Hugo sanh tại nước Pháp nhờ sự bác học uyên thâm được nổi danh văn hào thi sĩ đệ nhứt của dân tộc Pháp. Ngài quyết chí binh vực quyền lợi cho dân v́ thế mà bị lưu đày nên gây được cảm t́nh với nhơn loại trên đường công lư.

Buổi Tam Kỳ Phổ Độ đắc lịnh Đức Chí Tôn giáng cơ truyền Đạo lập thành Hội Thánh Kim Biên đưa lối cho Hội Thánh trên đường ngoại giao mở mang Đạo cả.

Đức Tôn Sơn Chơn Nhơn:-Tự là Tôn Dật Tiên kêu là Tôn Văn, sanh tại Trung Quốc đời vua Tuyên Thông nhà Thanh, nhờ có đại chí ḥa hiệp các bậc chơn thành cách mạng nên giải phóng được trên năm trăm triệu đồng bào thoát khỏi ách đô hộ của nhà Thanh để lập thành Trung Hoa Dân Quốc với chủ nghĩa Tam Dân.

Tóm lại: Hiện nay Tam Thánh có trách nhậm độ rỗi các bực nguyên nhân hữu căn c̣n lẫn lộn khắp hoàn cầu đưa vào khuôn linh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

CỘ SỐ 4: CỘ ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Của Hội Thánh Đường Nhơn

Đức Phật Thích Ca giáng sanh tại Ấn Độ là Thái Tử Sĩ Đạt Ta con vua Tịnh Phạn, được Phú Hữu Tứ Hải, nhưng xem cuộc đời là mộng ảo, con người chỉ bị giam hăm trong ṿng tứ khổ: Sanh, Lăo, Bệnh, Tử giác ngộ nên xóa vinh hoa phú quí đền đài lầu các, chịu khổ hạnh 6 năm nơi Tuyết San, sau khi thiền định 49 ngày dưới cội Bồ Đề, Ngài được giải thoát chứng quả Như Lai, dày công phổ hóa chúng sanh, lập thành Phật giáo tại xứ Ấn Độ, truyền bá đến Trung Hoa, sang Việt Nam v.v…

V́ được khắp cả nhơn sanh trọng Pháp nên Tử Độ đều tôn thờ Ngài là Như Lai Phật Tổ, tức là Phật giáo chấn hưng. Đức Thích Ca có sứ mạng trong Tam giáo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, độ rổi nhơn sanh thoát khỏi kiếp luân hồi nơi trần tục.

CỘ SỐ 5: CỘ BÔNG TÍCH ĐỨC BRAHMA  PHẬT

Của Hội Thánh Tần Nhơn

Đức Brahma Phật lúc tạo thiên lập địa Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Ngài đứng chính giữa trái đất bốn phương trời chấp tay bắt ấn tư niệm kinh xuất hiện biến ra diệu pháp mà cứu độ chúng sanh.

 

CỘ SỐ 6: CỘ BÔNG ĐỨC PHẬT DI LẠC LÂM PHÀM

Của Ḥa Viện Nội Chánh

Lúc hổn độn sơ khai buổi tạo thiên lập địa nơi quả địa cầu 68 nầy chưa có nhân loại, th́ Đức Di Lạc Vương Phật vâng lịnh Đức Phật Mẫu làm chủ Bát Nhă Thuyền chở trăm ức nguyên nhân xuống thế.

Trải qua hai kỳ Long Hoa Đại Hội, Thượng Ngươn và Trung Ngươn, chỉ độ rỗi được 8 ức nguyên nhơn, c̣n lại 92 ức chưa về ngôi vị đặng.

Nay cuối tam ngươn, bắt đầu ngươn tứ chuyển lại nhằm thời kỳ đại ân xá, Đức Ngài vâng lịnh Ngọc Hư Cung làm chủ Bát Nhă Thuyền một lần nữa để rước cửu nhị ức nguyên nhân về và độ rỗi chúng sanh.

Hơn nữa Tam Kỳ Long Hoa Đại Hội Đức Ngài trọn quyền làm chủ khảo để định vị cho con cái của Đức Chí Tôn trong trường Phổ Độ Kỳ Ba nầy. Vậy nên kinh Đại Tường có câu:

“Di Lạc Vương thâu thủ phổ duyên,

“Tái sanh sửa đổi chơn truyền,

“Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.

“Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị…

 

 

CỘ SỐ 7: CỘ BÔNG ĐỨC LƯ NGƯNG VƯƠNG ĐẮC ĐẠO

Của Lại Viện N.C

Đức Lư Ngưng Vương tục gọi là Đức Lư Thiết Quả hay là Xích Hoài vị Tiên lớn làm đầu trong Bát Tiên, lúc xuất hồn về Thầy chưa đúng ngày giờ bị học tṛ thiêu xác, khi trở lại phải nhập xác người cùi què một chơn, Ngài thường để bước ngao du khắp cùng trời đất, vui thú với nước biết non xanh, vai mang bầu phép, tay chống gậy tre t́m kẻ hữu duyên độ qua bể khổ nên có bài thi rằng:

“Trời đất riêng tay giữ một bầu,

“Ngàn mây dặm gió gót chơn thâu.

“Rừng ṭng thong thả nhàn ra dạo,

“Đền Ngọc thung dung rảnh đến chầu.

“Thoát tục sớm điều nên băy bạn,

“Dẫn phàm nay dạo khắp năm châu.

“Thế trần mừng gặp Tam Kỳ Độ,

“Biển khổ thuyền đưa khách lánh sầu.

 

 

CỘ SỐ 8: CỘ BÔNG TÍCH LỤC TỔ HUỆ NĂNG

Của Lưỡng Viện Nội Chánh

Kể từ lúc Đức Phật Thích Ca ra đời cho đến Lục Tổ Huệ Năng th́ chơn pháp của nhà Phật vẫn c̣n huyền bí cao siêu, từ đó đến sau diệu pháp không c̣n như trước nữa là v́ khi Đức Ngũ Tổ Huỳnh Mai tức là Hoàng Nhẫn gần ngày điểm Đạo đă cho môn đồ có phán bảo mỗi đệ tử làm một bài kệ về chơn lư của nhà Đạo.

Thần Tú làm chức Giáo Thọ trong nhà Thiền viết trước cửa chùa bài kệ:

Thân như Bồ Đề Thọ,

Tâm như Minh Cảnh Đài.

Thời thời thường phất thức,

Bất nhá nhập trần ai.

Nghĩa là:

Thân là cội Bồ Đề,

Tâm như đài Minh Cảnh.

Giờ giờ hằng trau giồi,

Không để nhiễm bụi nhơ.

Huệ Năng th́ dốt nát đến chùa tu chỉ biết làm công quả lănh phần giả gạo cho 500 bần Đạo ăn, v́ không biết chữ nên cậy Tiểu Tăng Trương Nhật Dụng viết dùm bài kệ:

Bồ Đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệt phi Đài.

Bổn lai vô nhứt vật,

Hà xứ nhá trần ai.

Nghĩa là:

Bồ Đề chẳng có cây,

Minh Cảnh cũng không Đài.

Đoạt lư không c̣n vật,

Cần chi lánh trần ai.

Tóm lại bài kệ Đức Ngũ Tổ biết Thần Tú c̣n phàm tục tự đắc khoe khoan, c̣n Huệ Năng giác ngộ được Phật tánh nên bài kệ đoạt được Pháp chơn Như Lai, nên Ngài biểu lấy nước rửa bài của Huệ Năng, v́ sợ Huệ Năng bị Thần Tú giết. Ngài lấy gậy đánh đầu Huệ Năng ba lần, Huệ Năng bị 3 gậy đoạt được ư Phật nên thừa lúc canh ba vào am Ngũ Tổ được Ngũ Tổ cho thọ Y Bát chơn truyền tức là bí pháp của Phật cho Huệ Năng để đoạt chơn truyền của Đạo Phật. Như vậy Y Bát được truyền đến Lục Tổ Huệ Năng là dứt về sau không c̣n truyền lại cho ai nữa.

Sau nầy Thần Tú lập Đạo Thiền, cải cách âm thinh sắc tướng ca điệu Phật Tự mở phướn xá chay đàn.

Tóm Lại:

Đức Lục Tổ Huệ Năng đắc Đạo chỉ nhờ làm công quả giả gạo cho 500 bổn Đạo ăn tức là hiến trọn h́nh hài xác thổ làm con tế vật cho Phật sai khiến, cũng như anh em chúng ta hiện giờ đă đặt trọn thân vào đường công quả để cho Đức Chí Tôn sử dụng, hầu hoằn khai chánh giáo th́ nên noi gương sáng của Đức Lục Tổ Huệ Năng mà hành Đạo.

 

 

CỘ SỐ 9: CỘ BÔNG NGŨ ĐẾ GIÁNG TRẦN

Của Công Viện Nội Chánh

Hồi đời phong kiến Xuân Thu cơ Trời định Tần Thủy Hoàng gồm thu Lục Quốc, nhưng chưa đến ngày giờ, nên bị Liễu Nhất Chơn Nhơn Tôn Tẩn chống quân ở nước Triệu và nước Tề.

Cũng v́ binh đệ tử mà hai vị Lăo Tổ là Hải Triều Thánh Nhơn và Chưởng Giáo Nam Cực Tiên Ông đấu phép tranh tài làm cho chư Tiên lâm khổ nạn.

Tại nước Tề nơi Thành Lâm Trị Chưởng Giáo Nam Cực bài trận Kim Quan Tụ Tiên vây khổn thầy tṛ của Hải Triều Thánh Nhơn, xúc t́nh đồng Đạo môn nên Ngũ Lăo tức là Ngũ Đế : Đông Ba Đế Quân, Tây Ba Đế Quân, Nam Ba Đế Quân, Bắc Ba Đế Quân và Trung Ba Đế Quân  gián trần phá trận cứu Hải Triều rồi lập trận Xum La vây lại Nam Cực và các Tiên.

Sau nhờ 5 vị tiểu chúa Tây Thiên ở núi Tạo Hóa Sơn vâng lịnh Đức Bàn Cổ hạ san phá Xum La trận để giản hồi cho hai phái, chư Tiên về núi, Tần Thủy Hoàng hạ thành lâm trị, gồm thâu lục quốc dứt cuộc đao binh.

 

 

CỘ SỐ 10: CỘ BÔNG TÍCH THẦN NÔNG

Của Nông Viện Nội Chánh

Đức Thần Nông giáng sanh đời Thượng Cổ, Ngài có công t́m ra 5 giống lúa, dạy dân cày cấy gieo trồng đặng có phương nuôi sống, nếm đủ tánh chất trăm thứ cỏ cây, lập ra bổn thảo tánh dược trị bịnh cho người gọi rằng phương thuốc cứu thế.

V́ ḷng yêu ái nhơn sanh Ngài mới mưu đồ diễn đại chí kế tạo nghề sanh hoạt và t́m phương trị bịnh để lưu truyền vạn đại. Sự sống của nhân loại có ảnh hưởng một phần rất lớn do Đức Thần Nông, đói có cơm ăn, đau có thuốc uống từ đời thượng cổ đến giờ nhơn sanh đă thọ ơn của Đức Ngài chẳng nhỏ vậy.

 

 

CỘ SỐ 11: CỘ BÔNG CÁ TRƯƠNG VI HỚP NGUYỆT, CHIM VỖ CÁNH HỨNG SƯƠNG

Của Ban Quản Trị Long Hoa Thị

 

Cá Lư Ngư theo sách Ngư Câm có đặc điểm là lúc phong ba sóng dậy th́ trầm xuống vực sâu, khi biển lặng sóng êm th́ trừng lên mặt nước trương vi hớp nguyệt, báo điềm cho Điền Ngư biết để bủa lưới giăng câu.

Chim Phụng được tôn trọng là linh điểu được liệt vào hàng tứ phẩm trong Tứ Linh, cơn loạn lạc chim ẩn ḿnh vào núi, lúc thái b́nh hiện ra vỗ cánh hứng sương múa gáy.

Như lời nhà Thương Trụ Vương thất chính th́ Phụng gáy Tây Kỳ, ứng điềm cho Châu Vơ Vương điếu dân phạt Trụ, thống nhất bát bá chư hầu về một mối.

Tóm Lại:

Đời thái b́nh th́ muôn dân được an cư lạc nghiệp cộng hưởng hồng ân của Trời Đất, muôn chim đặng vỗ cánh hứng sương, cá đặng tự do hớp nguyệt.

 

 

CỘ SỐ 12: CỘ BÔNG BA CON VƠ HẦU, BỊT MẮT, BỊT TAI, BỊT MIỆNG

Của Trung Tông Đạo

Tượng trưng người tu hành phải luyện Nhăn, Nhĩ và Khẩu tinh vi mới mong đắc Đạo.

Khỉ là một giống vật ai cũng biết, có tánh hoạt động lao nhao không ngồi yên một chỗ, mắt láo liên, mặt nhăn nháy, không ngớt ngồi một chỗ mà bịt mắt, che miệng, đậy tai, tỷ như người bước vào đường Đạo tu hành cần giữ cái tâm không cho xao động phóng túng, dục tắc lửa ḷng, dứt sự luyến ái hồng trần mới mong đi đến đường Tiên nẻo Phật. Cái bí quyết trau dồi kềm chế  nên có câu:

-“Mục bất kiến phi lể chi sắc” nghĩa là mắt đừng xem sắc đẹp, danh vọng, tài lợi, vui sướng v.v…là dục ḷng ham muốn làm cho ḿnh u ám quên cả nghĩa nhân Đạo đức.

-“Nhĩ bất thính phi lễ chi thính” nghĩa là tai chẳng nghe những điều chẳng phải lễ, những tiếng thị phi.

-“Khẩu bất Đạo phi lễ chi ngôn” nghĩa là miệng chẳng nói những lời không phải lễ.

Ấy vậy phương châm tịnh dưỡng tinh thần sống cuộc đời yên tịnh vô biên, trao ḷng trong sạch thanh cao, sửa tánh xấu ra tốt đẹp, chế ngự dục t́nh đoạn trừ ích kỹ, luật Đạo Trời là phương pháp tu hành đoạt Đạo.

 

 

CỘ SỐ 13: CỘ BÔNG LONG MĂ PHỤNG HÀ ĐỒ

Của Khâm Thành

Đời Tam Hoàng vua Phục Hy tức vị vào ngươn Thánh Đức mới sơ diễn văn minh, vơ trụ c̣n mịt mờ chưa phân phương hướng.

Th́nh ĺnh có một trận phong ba giông tố nước lụt dâng lên quá cao, nhân dân hải hùng lo sợ, ngoài biển nổi lên một con quái vật h́nh giống ngựa, đầu có sừng, đứng khơi trên mặt nước, lưng mang Bát Quái Đồ Thơ xóc ngang cây bửu kiếm. Triều Đ́nh báo cáo vua Phục Hy ngự đến xem biết là Long Mă con thú linh, Ngài mới phán rằng: “Nếu phải nhà ngươi đem vật báu ấy dâng cho ta th́ đến gần đây”. Long Mă gật đầu rồi từ từ vô bờ qú trước mặt nhà vua, vua đỡ báu vật và cây Bửu Kiếm tức th́ Long Mă ra khơi lặng mất, nước sụt xuống như thường không c̣n ngập lụt nữa.

Nhờ Bát Quái Đồ Thơ đó vua Phục Hy khảo cứu lần biết những huyền bí thời tiết trong vũ trụ , phân ra những phương hướng giúp cho muôn dân trong nước được hưởng thái b́nh thịnh trị.

 

CỘ SỐ 14: CỘ BÔNG ĐƯỜNG TAM TẠNG THỈNH KINH

Của Đệ Nhất Phận Đạo

Đời Nhà Đường vua Thế Dân thất nhựt du âm phủ đến thành Uổng Tử bị các chơn hồn thác oan v́ cuộc tranh hùng của Thập Bát Phân Vương níu kéo đ̣i mạng.

Khi hồi dương thế, Ngài mới phái Đường Ngự Đệ Trần Huyền Trang Tam Tạng qua Tây Phương bái Phật thỉnh kinh về nước cầu siêu cho các đẳng vong hồn được siêu thăng tịnh độ. Đường Tam Tạng cùng ba đệ tử là Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng, chịu biết bao nhiêu triêu cay ngậm đắng, ăn tuyết nằm sương trên đường thiên sơn vạn hải, trót 14 năm bền chí kiên tâm, vượt qua muôn ngàn trở lực khó khăn khổ hạnh mới đi đến Tây Phương thỉnh được 3 tạng kinh: Luận Thiên, Luận Địa và Luận Nhơn lưu truyền cho nhơn gian cộng hưởng đến ngày nay.

Tóm lại xưa sao nay vậy, luật Trời có một vào Đạo tu hành th́ phải nhẫn nại, tŕ chí, kiên gan, cam chịu những điều khổ hạnh khảo đảo để lướt xua những thử thách khó khăn nguy hiểm mới đoạt được lư của Đạo Trời. Chúng ta nên lấy đó mà làm gương hành Đạo khỏi uổng một kiếp sanh may duyên gặp Tam Kỳ Phổ Độ như Đường Tam Tạng 81 nạn mới được thành công.

 

 

CỘ SỐ 15: CỘ BÔNG TRIỆU KHUÔN DẪN ĐÁNH CỜ VỚI TRẦN ĐOÀN LĂO TỔ

Của Đệ Bát Phận Đạo

Xưa lúc triệu Khuôn Dẫn chưa gặp thời, nhàn du trên núi Hoa Sơn gặp Trần Đoàn gây cuộc đánh cờ.

Trần Đoàn rơ thời cơ biết Triệu Khuôn Dẫn có mạng Đế Vương sau sẽ lập nghiệp Tống Trào làm chúa thiên hạ, mới lập kế đánh cờ ăn tiền để chiếm núi Hoa Sơn.

Triệu Khuôn Dẫn thua luôn ba bàn không tiền trả, Trần Đoàn mới buộc làm tờ thế núi. Triệu Khuôn Dẩn xét rằng: Núi đó không phải núi của ḿnh nên Triệu Khuôn Dẫn không ngần ngại hạ tờ cho Trần Đoàn làm chủ. Đến khi đắc thời lên ngôi, Cửu Ngũ Tổng Thái Tổ không được nh́n núi đó của Quốc Gia nên có thơ rằng:

Hi Di được rơ thời cơ,

Thắng luôn họ Triệu viết tờ kư tên.

Trần Đoàn cất giữ nào quên,

Để sau Khuôn Dẫn được lên ngai vàng.

Hoa Sơn bị cố muôn năm,

Vô phương đ̣i lại giấy nằm c̣n trơ.

Khuyên đừng vui thú cuộc cờ,

Siêng năng Đạo đức th́ giờ vàng thoi.

Ấy vậy, chúng ta là người Đạo đức chớ nên vui chơi cờ bạc lăng phí ngày giờ mà quên đường Đạo đức.

 

 

CỘ SỐ 16: CỘ BÔNG TRƯƠNG LƯƠNG THỔI TIÊU PHÁ DINH SỞ

Của Đệ Tứ Phận Đạo

Ống Tiêu là cổ nhạc của vua Huỳnh Đế sáng tạo bằng một ống trúc, Thuấn Đế nhái theo canh cải tiếng nghe véo vắt thanh tao thảnh thót thông cảm ḷng người. Tục truyền hồi thời Thuần Đế khi nghe thổi ống Tiêu th́ chim Phụng Hoàng đến chầu, chim Khổng Tước đến múa.

Trương Lương nhờ một vị Tiên Trưởng truyền dạy nên đời Tây Hớn Ngũ Bá tranh cường, thất hùng tinh xuất: Triệu, Yên, Sở, Hàn, Tần, Ngụy tranh thiên hạ, mạng trời định Lưu Ban thống nhất sơn hà lập thành Đại Hớn.

Lúc Tây Sở Bá Vương Hạng Vơ kéo bá vạng hùng binh cùng tám ngàn Tử Đệ đại chiến với Hán Bá Công Lưu Ban bị mưu của Hàn Tín vây khổn tại núi Cửu Ly Sơn và Minh Kê San, song tài hàng binh xuất quỉ nhập thần của Hàn Tín cũng không thắng nổi sức mạnh của Tây Sở Bá Vương, chỉ nhờ Trương Lương một đêm trung thu lên chót núi thổi Tiêu làm cho binh sĩ của Hạn Vơ phải rúng động tâm thần, nhớ nhà mà ngă ḷng ly tán, bỏ Hạn Vơ thân cô mà chạy đến sông Ô Giang, cắt đầu giao cho Đ́nh Trưởng.

Tóm lại mạnh như Hạng Vơ c̣n phải chịu khuất phục với tâm lư tinh thần, tiếng Tiêu của Trương Lương nhường cho Hớn Bái Công được thiên hạ với danh nhơn nghĩa đúng theo lư Trời. Tinh thần thắng vật chất, c̣n nhu nhược thắng can trường.

 

 

CỘ SỐ 17: MẠNH TỬ KHIÊM-KIẾN LƯƠNG-HUỆ VƯƠNG

Của Đệ Ngũ Phận Đạo

Thầy Mạnh Tử một nhà Đại Học Triết Gia, tên tục là Mạnh Kha, tự là Dư Sanh ở đất Châu, tỉnh Sơn Đông nước Tàu, ứng hiện thường du lịch nước Tề, Lương Tống đặng để đem Đạo Thánh Nhân ra cứu đời. Ngày kia, ông đi đến nước Lương, vua Lương Huệ Vương hỏi ông rằng: “Ông có điều chi làm lợi cho nước Lương không?”.

Ông gạt đi mà trả lời rằng: “Vương Hà tất viết, lợi viết hửu nhơn nghĩa nhi dĩ hỹ”.

Nghĩa là: Vua hà tất phải nói lợi, chỉ có nhân nghĩa mà thôi.

Nếu vua nói rằng: Làm thế nào lợi cho nước ta, kẻ trên người dưới đều tranh lợi, kẻ sĩ thứ dân nói làm thế nào lợi cho thân ta, mỗi đều thủ lợi th́ là mất nước vậy.

Lấy nhơn mà nói th́ Đạo làm tôi đem điều nhân nghĩa mà thờ vua, Đạo làm con đem ḷng nhân mà thờ cha, Đạo làm em đem nhân nghĩa mà thờ anh, Vua, tôi, cha, con anh em đều vô lợi chỉ đem ḷng nhân nghĩa mà tiếp đăi nhau như thế là thâu được thiên hạ, vậy hà tất phải nói lợi.

Tóm lại cái học thuyết của Mạnh Tử cốt lấy sự nhân  nghĩa  ḥa b́nh mà bảo tồn lấy dân, ấy là chánh sách của đời vậy.

 

 

CỘ SỐ 18: THÁNH THẤT CHƯNG THIÊN BÀN

 TỤNG KINH CẦU NGUYỆN

Của Hương Đạo Trường Ân Đệ Cửu

Cầu Thần Thánh ban ơn tế độ,

Cầu Phật Tiên pḥ hộ người ngay,

Cầu tu rạng tiếng Cao Đài,

Cầu cho bá tánh dồi mài chơn tâm.

 

Cầu Bồ Tát giáng lâm dạy Đạo,

Cầu từ bi chỉ bảo lời vàng,

Cầu mong hoàn vơ thế gian,

Cầu xin tránh khỏi tai nàn Đạo binh.

 

Cầu cho vạn gia đ́nh luân lư,

Cầu ngày sau Thánh ư ban lành,

………………………. (1)

Cầu cho Đại Đạo vang danh khắp cùng.

 

Cầu Đạo Hữu vĩnh sùng chánh giáo,

Cầu Nhơn Sanh  hườn đáo cựu ngôi,

Cầu xin Thiên Địa gặp hồi,

………………………. (1)

 

Cầu độ trả dặm dài vững bước,

Cầu phước Thầy tránh chước Quỉ vương,

Cầu mong khỏi phải lạc đường,

Cầu mong tới đặng khoa trường Long Hoa.

 

Cầu Đức Phật Thích Ca tế độ,

Cầu Quan Âm ủng hộ đêm thanh,

Cầu cho chơn lư bày rành,

Cầu cho trên dưới anh em thuận ḥa.

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

(1)      Bảng chánh đánh máy bị thiếu

 

 

CỘ SỐ 19: CỘ BÔNG ĐỨC LƯ NGƯNG VƯƠNG CHÚC THỌ CHO BÀ TÂY VƯƠNG MẪU

Của Châu Đạo Phước Thiện Tây Ninh

Đức Bà Tây Vương Mẫu giáng sanh tại đất Y Xuyên, họ Hầu tên chữ Thái Hư sau trở về ngôi cũ là cung Diêu Tŕ, Vườn Thượng Uyển tại hướng Tây thuộc núi Côn Lôn.

Nhơn đến ngày sanh nhựt của Đức Bà Tây Vương Mẫu, chư Thần Tiên đồng pḥ hộ dâng lễ chúc thọ và Hội Yến Bàn Đào.

Đức Lư Ngưng Vương vị Tiên thứ nhứt trong hàng Bát Tiên dâng lễ chúc thọ cho Đức Bà một bài thi xưng tụng Diêu Tŕ và Vườn Ngạn Uyển do nàng Chức Nữ thiêu tạc chữ gấm sau nầy:

Thiên thượng Thần Tiên Phũ,

Nhơn gian tế tướng gia.

Hữu điền giai Chưởng Ngọc,

Vô địa bất tài hoa.

 

 

CỘ SỐ 20: CỘ BÔNG TÍCH TRƯƠNG LƯƠNG, HÀN TÍN, TIÊU HÀ

Của Tộc Đạo Trảng Bàng

Ba vị công Thần đời Tây Hồng, pḥ Lưu Bang diệt hạng vơ, lập nhà Đại Hớn.

Trương Lương: Thờ Lưu Ban diệt Hạng Vơ để trả thù cho nước Hàn, làm quan đến chức Tam Công, không màng danh lợi, công thành, thân thối bỏ chức Lưu Hầu mà lên núi Chung Nam t́m Tiên học Đạo, sau đắc quả thành Tiên, nên đời sau làm bài thi khen Trương Lương rằng:

Khai sáng nhà Lưu đệ nhứt công,

Thù Hàn trả đặng phá Quang Đông.

Coi dèo biết ư Hớn Cao Tổ,

Mộ Đạo chiều ḷng Huỳnh Thạch Công.

Thong thả trời mây dầu chỉ muốn,

B́nh bồng non nước phỉ ḷng trông.

Công danh vừa toại lui ḿnh trước,

Trí thức như vầy có mấy ông.

Hàn Tín: Mưu cao trí dài dám chịu nhục ḷn trôn giữa chợ mà chờ thời để lập thân danh. Tiếc rằng trí không bằng Trương Lương, công thành thân thối làm quan đến chức Tam Tề Vương mà để chết về tay đàn bà là Lữ Hậu, đời sau có làm thơ chê Hàn Tín rằng:

Nghĩ lúc đăng đàn tại Hớn Trung,

Tam Tần như gió vụt cây rung.

Lấy Yên phá Triệu ngàn cân sức,

Dẹp Sở an Tề rất lớn công.

Nên hội rồng bay dầm sức ngựa,

Chưa hay chim thác bỏ quên cung.

Chi bằng chước nhiệm lưu hầu sẵn,

Thông thả Trương sanh với xích ṭng.

Tiêu Hà: Làm quan đến chức Thừa Tướng, xưa kia ba phen tiến cử Hàn Tín cho Hớn Bái Công, đến khi Hàn Tín bị Lữ Hậu giết mà Tiêu Hà không có một lời can gián trần thiết công khai quốc, thật là thiếu ḷng trung hậu với bạn đồng trào, đời sau có thơ chê Tiêu Hà rằng:

Hàn Tín cơ mưu chất tợ nhà,

Tiêu Hà tiến cữ định san hà,

Ai dè công lớn mà ra oán,

Nên cũng Tiêu Hà thác cũng Hà.

 

 

CỘ SỐ 21: CỘ BÔNG TÍCH ÔNG GIÀ VỚI BỐN NGƯỜI CON

Của Tộc Đạo G̣ Dầu Hạ

Một gia đ́nh kia ông cha sanh đặng bốn người con, ông đă tuổi quá lục tuần nên kêu bốn đứa con đến dạy rằng: Từ lâu cha đă để dành được một số vàng, bạc nên kêu trong bốn người con nói đứa nào bẻ gảy bó đũa nầy th́ cha cho vàng bạc ấy.

Động ḷng tham, đứa nào cũng muốn ḿnh được nên dành nhau mà bẻ, trái lại người nào bẻ cũng không gảy cả. Sau đó ông cha cầm bó đũa lấy ra từ chiếc một biểu bẻ th́ chiếc nào cũng gảy rất dể dàng.

Nhơn đó ông mới nói rằng: Trong gia đ́nh nếu các con chẳng biết thương yêu ḥa thuận đoàn kết cùng nhau, th́ chẳng khác nào như bó đũa nầy, c̣n như bất ḥa chia ra th́ không khác ǵ như bó đũa lẻ. Ở đời cũng thế, đoàn kết th́ sống, chia rẽ th́ chết.

Hôm nay Đức Chí Tôn khai Đại Đạo cốt yếu là Ngài muốn làm thế nào cho tất cả con cái của Ngài tức là toàn nhơn loại biết thương yêu để gây t́nh cốt nhục, vừa thi hài vừa trí thức lẫn tinh thần th́ mới mong cộng hưởng cảnh ḥa b́nh đại đồng thế giới.

 

CỘ SỐ 22: CỘ BÔNG H̀NH ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM

Của Tộc Đạo Thái B́nh

Nhắc đến Đức Cao Thượng Phẩm (Cao Quỳnh Cư) trong cửa Đạo, nếu ai biết được sự gian lao khổ hạnh của Đức Ngài trong buổi ban sơ th́ giờ nầy không khỏi bùi ngùi thương nhớ. Đă về Thiêng Liêng mà Đức Ngài c̣n thổ lộ tâm sự trong bài thi:

Ngoảnh lại mà đau cảnh đoạn trường,

Cơi Thiên mừng đặng đứt dây oan.

Nợ trần phủi sạch ḷng son sắc,

Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.

Cỗi tấm chơn thành ḷa nhật nguyệt,

Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san.

Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,

Để mắt xanh coi  nước khải hoàn.

Bộc lộ cái hoài vọng ái quốc nồng nàn, ḷng ái truất chúng sanh vô hạng của Đức Ngài. V́ thế nên phải hy sinh cả hạnh phúc của kiếp sống cam chịu tất cả những điều khổ năo truân chuyên, éo le nghịch cảnh đem h́nh hài xác thịt thề trọn dâng cho Đức Chí Tôn làm con tế vật mà cầu đăo cho loài người, đă cố gắng buổi sanh tiền cầm Thần cho Đức Chí Tôn khai Đạo, lúc đăng Tiên cầm quyền bảo vệ và định vị cho con cái Đức Chí Tôn buổi chung qui.

Đức Cao Thượng Phẩm là đại ân nhân của Đạo được tượng h́nh đứng kế ngai Thất Đầu Xà của Đức Hộ Pháp để cho chúng sanh tường niệm tri ân và noi gương hành Đạo.

 

CỘ SỐ 23: CỘ BÔNG TÍCH BA BỨC ẢNH CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG

Của Trường Trung Học Lê Văn Trung

H́nh mặc áo đen là lúc Đức Quyền Giáo Tông c̣n thế đương kim Hội Đồng Thượng Nghị Viện thay mặt cho toàn dân Việt Nam tranh đấu cho quyền lợi xứ sở lúc c̣n bị đô hộ, Ngài nhận thấy dân ta thiếu học v́ chánh sách ngu dân bị thiệt tḥi nhất là nữ phái nên tự quyết ráng thành lập cho kỳ được Nữ Học Đường mà hiện giờ ngôi trường vốn c̣n đồ sộ ở Sài G̣n đó là trường Nữ Sinh Áo Tím (Nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai) để đào luyện phái nữ, xây dựng nam nữ b́nh quyền.

 

MỤC BỔ KHUYẾT

Nếu có người thắc thắc hỏi: Tại sao Đền Thánh thờ Thiên Nhăn là tượng trưng Thần lương tâm của nhân loại, c̣n Đền Thờ Phật Mẫu lại tạo h́nh tượng mà thờ, như vậy có chánh lư chăng?

Chúng tôi xin trả lời:

-Tiên Nho có nói: “Thiên tượng địa h́nh” nghĩa là Trời không có h́nh ảnh nên chỉ tượng trưng bằng Thiên Nhăn mà thôi. C̣n Phật Mẫu phải tạo cốt tượng, phải có h́nh thể.

Hơn nữa đời Hớn Vơ Đế được hân hạnh tiếp rước Tây Vương Mẫu tức Phật Mẫu đến thế gian dự lễ đáo tuế của Vua. Ngài cỡi Thanh Loan đi cùng Cửu Vị Tiên Nương và 4 vị hầu. Nhờ ông Đông Phương Sóc là đạo gia sắp đặt lễ ấy, nên bức tranh hiện thờ tại Đền Thờ Phật Mẫu được vẽ hồi đời Hán truyền tụng đến ngày nay.

Đức Hộ Pháp lấy h́nh đó mà đắp h́nh tượng y hệt như người Trung Hoa hằng thờ mấy ngàn năm nay.

C̣n h́nh Hớn Vơ Đế không biết tạo ra sao nên Đức Ngài tạo h́nh của Đức Cao Thượng Phẩm thế vào v́ Đức Cao Thượng Phẩm có một kiếp làm Hớn Vơ Đế.

Cốt ấy có giống Phật Mẫu không?

-Xin thưa, làm sao giống hệt được. Như h́nh Phật Thích Ca, người Ấn th́ tượng tóc quăn, da đen, mặc y phục như quốc phục Ấn Độ. C̣n người Trung Hoa th́ tạo tượng trọc đầu, da vàng, lỗ tai dài, mặc quốc phục của Tàu.

Chúa Jesus cũng tượng h́nh  chưa chắc xứ nầy giống xứ khác.

 

·        * * *

Cũng có người cho bà Maya, mẹ của Đức Sĩ Đạt Ta là Phật Mẫu, lại có kẻ cho Bà Thánh Maria, mẹ của Jesus Christ là Phật Mẫu có đúng không?

Chúng tôi xin đáp:

-Bà Maya cũng là một chơn linh cao trọng mới sản xuất từ ḷng ḿnh một vị Phật. Bà Maria ắc một chơn linh cao trọng mới sanh đặng một vị Chúa Cứu Thế. Nhưng hai vị ấy cũng mang xác tục phàm thể ắc phải được Phật Mẫu tạo hóa tức phải là con của Phật Mẫu, Chơn Thần của hai vị phải được Phật Mẫu ban mới có, nên có câu:

Chưa ai vào đến cơi trần nầy,

“Chẳng thọ lấy chơn thần tay Thiếp”.

***

Người ta để ư, nơi Đền Thánh, chức sắc có phẩm trật trên dưới, áo nầy, măo nọ, c̣n đến Phật Mẫu toàn là áo dài trắng là nghĩa thế nào?

-Xin thưa: Phật Mẫu chỉ nhận nh́n con cái của Ngài chớ không phân đẳng cấp, trái lại Bà không ưa đứa khôn hiếp kẻ dại, người giàu hiếp đứa nghèo, kẻ quyền thế hiếp người cô lẻ. Cho nên trong Đạo Cao Đài không có vấn đề giai cấp đấu tranh. Nếu kẻ có trí th́ phải dạy lại cái hay đẹp của ḿnh cho em ḿnh được trí như ḿnh. Kẻ có đức th́ cũng phải làm gương cho em út ḿnh tập tành trở nên được người có đức như ḿnh. Chẳng những d́u dỗ nhau trong lúc ốm đau nghèo khó mà c̣n dẫn độ nhau thế nào cũng về cảnh Hằng Sống chung ngồi trong ḷng của Bà Mẹ Thiêng Liêng cho vẹn câu:

“Anh trước em sau mà dắt nhau đến nơi Bồng Đảo”.

***

Có kẻ hỏi: Nếu nói không đẳng cấp sao c̣n có Hiệp Thiên Đài qú ngoại nghi tức có sự ưu đăi của Mẹ ?

-Xin trả lời: Đây không phải là đẳng cấp mà là phận sự, v́ Hiệp Thiên Đài đâu có mảo cao áo rộng mà nói đẳng cấp, họ cũng mặc khăn đen áo dài vậy. Nhưng phận sự hành Pháp của họ nên họ phải qú ngoại nghi để trấn Pháp vào Tam Bửu để dâng cho Mẹ. Bông, Rượu, Trà mua ở ngoài chợ, nếu không có chức sắc Hiệp Thiên Đài th́ làm sao biến ra Tiên Hoa, Tiên Tửu, Tiên Trà mà hiến lễ trọng cho Mẹ. Đó là nhiệm vụ họ chớ không phải đẳng cấp.

***

C̣n một điều lưu ư nữa là trong Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung chỉ có chức sắc Hiệp Thiên Đài bồi tửu, sao không cho Cửu Trùng Đài và Phước Thiện dự vào ?

-Xin trả lời:

Buổi ban sơ, trước khi khai Đạo, ngày rằm tháng 8 Ất Sửu (1925) Thất Nương đă dạy Đức Hộ Pháp tổ chức lễ ấy tại nhà Đức Cao Thượng Phẩm tại Sài G̣n. Tham dự hữu h́nh chỉ có Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, đại diện cho Chơn Thần của nhơn sanh. Th́ nay lấy cựu lệ ấy mà làm. Nếu quí ông lớn về cùng Chí Tôn th́ chức sắc Tiểu Cấp Hiệp Thiên Đài phải lănh trách nhiệm ấy chớ không có sự tham dự của Cửu Trùng Đài hay Phước Thiện.

Một lẽ nửa thuộc bí pháp. Chí Tôn ra lịnh cho Phật Mẫu tạo càn khôn thế giái th́ Đức Phật Mẫu nhờ Đức Thái Thượng tượng trưng khí hóa và nhờ Hộ Pháp hành Pháp; nơi nê hoàn cung của chúng ta đều có Hộ Pháp hằng ngự để giữ chơn thần.

Hội Yến là cái phép của Hộ Pháp tŕnh các chơn thần lên Phật Mẫu để Phật Mẫu ban lại cho sự sáng suốt khôn ngoan hầu đi một con đường tu tiến, nên ngoài Hiệp Thiên Đài ra không ai được làm chủ lễ. Hễ Hộ Pháp chủ lễ th́ Hiệp Thiên Đài là tay chân của Ngài phải chủ lễ.

Hơn nữa quả Đào Tiên là chơn khí của Phật Mẫu tạo thành. Ngài ban cho ai tức người ấy được trường sanh bất tử. Cũng như ở thế gian người ta sạc b́nh accu vậy. Mỗi năm Ngài truyền chơn thần thiêng liêng cho chơn thần phàm tục được sống sung măn hầu mở huệ khiếu cho chúng ta đạt được phép hằng sanh của tạo hóa, có thể thấu triệt huyền linh máy tạo mà trở về nguyên bổn.

Tử Quan

 

2. NGÀY VĨ ĐẠI (Ngày Đức Hộ Pháp Qui Tiên)

Thần Linh Học và Thông Thiên Học là hai tổ chức chuyên nghiên cứu  t́m hiểu thế giới vô h́nh. Hai tổ chức nầy có chi nhánh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Có nhiều nhà Thần Linh Học, Thông Thiên Học tu luyện đến mức xuất thần tiếp xúc với Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Khi một nhà Thần Linh Học hay Thông Thiên Học phát giác một hiện tượng lạ trong thế giới vô h́nh, liền thông báo với các nhà Thần Linh Học hay Thông Thiên Học khác để kiểm chứng lại xem vào cùng thời gian đó có phát giác ra hiện tượng đó không?

Phải có ít nhất ba nhà Thần Linh Học hay Thông Thiên Học ở ba nơi khác nhau đồng xác nhận th́ hiện tượng ấy mới được công bố.

Nhờ hành động thận trọng và chu đáo nên những điều họ công bố rất có giá trị với công luận quốc tế.

Ngày 17 tháng 5 năm 1959 (mùng 10 tháng 4 năm kỷ hợi) nhà Thần Linh Học ALIN phát giác ra hiện tượng:

Các Thiên Thần cầm lọng vàng nạm ngọc, tề tựu đến đứng thành h́nh bán nguyệt. Những chơn linh lớp mặc thiên phục trắng, lớp mặc thiên phục đỏ, lớp mặc thiên phục xanh, lớp mặc thiên phục vàng, từ khắp nơi tụ về đứng trước các Thiên Thần, tạo thành chiếc móng bốn màu vàng, xanh, đỏ, trắng tuyệt đẹp để nghinh tiếp một chơn linh từ trần thế trở về. Chơn linh vừa về, hào quang chói ḷa, xua đuổi các hung thần ra xa tít.

Những chơn linh mặc thiên phục trắng tung hô:

-Tiết độ là t́nh thương yêu làm cho chúng ta ǵn giữ trong sạch những ǵ chúng ta yêu mến.

Những chơn linh mặc thiên phục đỏ tung hô:

-Dũng lực là t́nh thương yêu giúp chúng ta đảm nhận mọi khó khăn cho cái ǵ chúng ta yêu mến.

Những chơn linh mặc thiên phục xanh tung hô:

-Thận trọng là t́nh thương yêu phân biệt điều ǵ đưa chúng ta đến chỗ thiện và điều ǵ có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.

Những chơn linh mặc thiên phục vàng tung hô:

-Công b́nh là t́nh thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho t́nh bác ái.

Bốn lớp chơn linh tung hô xong, th́ tiếng nói từ thượng giới vang xuống, tiếng nói vang trong tâm mọi người từ thượng giới, trung giới và hạ giới đều  nghe thấy:

-Con đă xuống thế hạ ḿnh một cách cao cả, làm một vị lănh Đạo tôn giáo một cách toàn vẹn. Hộ Pháp! con hăy trở về trong ḷng ta và giữ lời thánh huấn của ta.

Nhà Thần Linh Học ALIN vội thông báo hiện tượng trên cho các nhà Thần Linh Học và Thông Thiên Học khác xin kiểm chứng kết quả:

1.-Nhà Thần Linh Học SARAH-BARTHEL xác nhận:

Cũng thời gian nêu trên có nghe tiếng nói giữa không trung:

Sở dĩ Đạo đức đưa đến một đời sống hạnh phúc, v́ Đạo đức là t́nh thương yêu cao cả, mà t́nh thương yêu nầy chỉ là một với t́nh yêu nhơn loại và vũ trụ.

Tiếng nói ấy thoát ra ngoài vật thể và ngh́n chỗ trên thế giới khi để tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu ở phương Đông cũng như phương Tây, phương Nam cũng như phương Bắc.

Tiếng nói ấy là tiếng nói của một chơn linh vừa từ cơi Đông Nam Á trở về Thiên Giới.

2.-Nhà Thông Thiên Học Sarah Barthel cũng xác nhận:

Cùng thời gian nêu trên, có buổi lễ long trọng trên thế giới, rất đông Phật, Tiên, Thánh dự, đón rước một vị Phật khôi giáp uy nghi, lưng giắt gậy đă yêu, từ Châu Á trở về. Xác của vị Phật ấy ngồi kiết già trong liên đài tám góc, hai ḷng bàn tay ngửa ra, ban phép lành cho bốn hàng môn đệ mặc sắc phụ vàng, xanh, đỏ, trắng.

3.-Nhà Thần Linh Học PIAOREN cũng xác nhận:

Cũng thời gian nêu trên ông đă gặp và phỏng vấn ở thế giới vô h́nh một Đấng hào quang rực rỡ, điển lực huyền diệu phi thường, vừa từ trần thế trở về, đấng ấy thuyết Đạo rất uyên bác, giải thích cơ mầu nhiệm của vũ trụ rất thỏa đáng, cảnh tỉnh loài người hăy tôn thờ Thượng Đế.

4.-Cũng thời gian nêu trên, đài thiên văn kiểm soát ngoại từng không gian ở Anh Quốc cũng phát giác hiện tượng:

Ngoại từng không gian yên lặng một cách khác thường và bí mật.

Tổng hợp những hiện tượng trên, tổ chức Thần Linh Học thế giới công bố trên báo chí và sóng điện một kết luận:

Có một vĩ nhân vừa từ trần, yêu cầu các quốc gia trên thế giới cho biết chi tiết về bậc vĩ nhân nầy.

Ngài Thời Quân Hồ Bảo Đạo đă phối hợp với Bộ Ngoại Giao Cam Bốt tŕnh bày việc Đức Hộ Pháp triều thiên khiến dư luận quốc tế xôn xao, danh thể Đạo Cao Đài và đức Phạm Hộ Pháp vang lừng khắp thế giới.

Ngày 17 tháng 5 năm 1959 (Mùng 10 tháng tư năm Kỷ Hợi) không chỉ riêng là ngày tưởng niệm của dân Việt và tín đồ Đại Đạo mà c̣n là ngày đang nhớ  của tổ chức Thần Linh Học thế giới.

Thật là Ngày Vĩ Đại!

Lê Ngọc Lợi

(Trích từ quyển Đặc San Hội Yến Diêu Tŕ Cung ngày 22 tháng 6 Canh Tuất (24-7-1970)

 

3. LUẬN VỀ GIÀU NGHÈO

Người sống trên mặt thế không ai lại không muốn giàu sang. Đó là mục đích của mọi người đều nhắm đến để mà sống. Nhưng nghĩ cho cạn có mấy ai được diễm phúc ấy. Có kẻ th́ cần cù làm ăn, cày sâu cuốc bẩm, hoặc buôn bán thật thà, hoặc nuôi tầm trồng dâu, thức khuya dậy sớm mà đục bào để có của. Nhưng cũng có kẻ dùng phương pháp bất chánh để áp chí kẻ nghèo phải nai lưng đóng góp mà nuôi ḿnh, toa rập với kẻ quyền thế mà giành trâu cướp ruộng mưu thâm kế độc để thâu góp cho nhiều hầu tạo nghiệp, cất nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con xinh, ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa. Lại có người trí thức dùng trí thông minh mà đoạt địa vị quan chức rồi hối mại quyền thế mà vơ vét, chỉ biết ḿnh chớ không biết cái đau khổ của kẻ nghèo hèn không gặp thời.

Nên Đức Chúa Jesus đă nói trong Tân Ước trang 125 rằng: “Lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dể hơn một người giàu vào nước Đức Chúa Trời”.

Đây Đức Chúa Jesus không luận cuộc sống ở mặt thế mà đề cập đến linh hồn của kẻ giàu. V́ muốn giàu mà phải ác đức, phải quỉ quyệt, mà ác đức quỉ quyệt th́ làm sao về với Đức Chúa Trời cho đặng.

Hơn nữa kẻ đă xu hướng theo vật chất th́ tối ngày chỉ tính toán việc vô tiền, có 1 muốn có 2, có 2 muốn có 4, mà túi tham th́ bao giờ cho đầy, c̣n ngày giờ đâu mà nghĩ đến linh hồn. Linh hồn có tinh tấn th́ phải lắm công phu tu chỉnh tánh t́nh, gieo nhân rải nghĩa, giúp khó trợ nghèo. Mà hễ làm nhơn, làm nghĩa, làm lành th́ phải xuất tiền mà cho kẻ cô đơn lạc bước, bịnh tật ốm đau. Việc ấy rất phật ư kẻ muốn giàu, tức muốn thâu vào mà không muốn xuất ra.

Xưa Mạnh Thường Quân rất giàu có, trong nhà đăi 3.000 khách chia ra làm 3 hạng. Hạng ăn cơm thường với cá, hạng ăn cơm có thịt, hạng ăn thịt lại có xe đi.

Có một khách mới vào vài hôm tên là Phụng Quan than rằng: “Về đi thôi, ăn không có thịt”. Ông cho nha trảo đem lên hạng ăn thịt. Ít hôm vị khách ấy lại nói: “Về đi thôi, đi chẳng có xe”. Ông bèn sắp khách vào hạng thượng khách.

Lần lựa Mạnh Thường Quân sa súc, sai Phùng Quan về Ấp Tiết để đ̣i dùm tiền nợ. Phùng Quan ôm một sấp giấy nợ ra đi, đến Ấp Tiết kêu các chủ nợ trả lại họ hết giấy nợ và tuyên bố: “Mạnh Thường Quân giàu có nhưng thiếu nhơn nghĩa, nay ông sai tôi đi mua nhơn nghĩa nên tôi trả giấy nợ cho quí vị. Ai nấy đều mừng rỡ, sẵn của người nào làm ăn cũng phát đạt.

Một thời gian Mạnh Thường Quân bị kẻ phản phúc tố giác với vua là có ư muốn làm loạn, nuôi 3.000 khách để chống triều đ́nh. Ông bị cắt chức và trở nên nghèo khó. Chừng đó khách đă đi hết, Phùng Quan nói với Thường Quân: “Bây giờ Thầy tṛ ta về Ấp Tiết ắc phục hưng lại được v́ tôi đă gieo nhơn nghĩa cho Tướng Công. Phùng Quan nghe lời về Ấp Tiết, thiên hạ nghe nói đến thăm giúp đỡ. Thường Quân dựng lại sự nghiệp. Dân chúng c̣n lập kiến nghị tôn Thường Quân lănh Đạo Ấp Tiết, Vua chuẩn phê. Thành ra chức quan cũng c̣n mà tiền của cũng không mất.

Ấy vậy, nếu Trời cho ta giàu, ta phải biết sử dụng đồng tiền cho đúng chỗ th́ sự giàu ấy mới bền vững được.

Phùng Quan là kẻ tôi trung, biết cái sơ hở của chủ khi trên đái vinh quan mà bổ khuyết nên dựng lại quyền tước và của cải của chủ được tồn tại.

Ngày nay danh từ Mạnh Thường Quân không c̣n là tên riêng của các ông giàu mà nó đă là “thành ngữ” có nghĩa một người giàu ḷng bác ái, sẵn sàng giúp đỡ.

Về mặt tâm linh, nếu kẻ giàu xuất tiền bố thí, ai đau cho thuốc, ai chết cho ḥm, ai rách cho vải, ai cô đơn lỡ bước giúp cho họ an ủi tâm hồn th́ cửa Thiêng Liêng họ ắc cũng đặng một phần thưởng chớ chẳng lẻ có tội.

 

 

4. LINH HỒN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM

CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA THỂ XÁC

Giảng về Tam Bửu Đức Hộ Pháp hằng sánh thể xác như con ngựa, tinh thần trí năo như dây cương hàm thiết và linh hồn như người cưỡi ngựa.

Người cưỡi ngựa phải g̣ cương buộc con ngựa phải đi theo ư muốn của ḿnh. Nếu ḿnh muốn qua phải mà nó muốn tŕ qua trái th́ nhờ dây cương kéo nó qua trái, nếu nó cưỡng lại phải dùng roi mà đánh cho nó đau tức nó phải tuân theo. Ta muốn đi 5 dặm mà mới 3 dặm nó không chịu chạy th́ cũng phải thúc lưng ḥ hét. Khi nó gặp cỏ xanh bên lề, lôi ta vào bụi rậm ta phải kéo cho nó ra kẻo gai đâm ta hay ong đánh ta hay rủi gặp giếng lạng th́ nguy cho tánh mạng của nó và của ta. Khi nó thấy ngựa cái muốn lại làm quen mà ta buông lỏng cương th́ nó quăng ta xuống đất có khi gảy tay gảy chân là khác.

Thể xác ta có nhiều khi tranh đấu với tinh thần rất mảnh liệt v́ tánh nó là con vật tức xu hướng theo phàm. Linh hồn ta vốn thọ điển linh quang của Chí Tôn nên nó là Phật. Phàm Phật phản trắc nhau th́ nhờ đệ nhị xác thân là trí năo làm trung gian dung ḥa. Tỷ như miệng ta muốn ăn những đồ ngon như thịt cá, muốn uống những món kích thích như cà phê, rượu mạnh, muốn hút chất ma túy thơm tho ngây ngất, thân ta thấy sắc lịch th́ mê mẫn tâm thần, thấy tiền bạc ṿng vàng th́ muốn thêm cho nhiều, thích ăn sung mặc sướng, muốn ở nhà cao cửa rộng, muốn vợ đẹp con xinh, muốn quyền cao tước trọng. Bao nhiêu cái trêu nhử để thỏa măn thú tánh th́ linh hồn lại biết cái tai hại cái gàn dở mà không thuận theo.

Nếu không nhờ cái trí quyết đoán thắng nổi phàm tâm th́ như trong kinh đă nói: “Mảnh h́nh hài biết hiểu lương tâm chúng ta phải sa ngă vào ṿng vật dục mà thất Đạo”.

Vậy 3 thể phải tương liên với nhau nhờ người cầm cương quyết đoán làm chủ con ngựa của ḿnh th́ mục đích đến với ḿnh chắc tới được. Chúng ta tu mà thắng được lục dục thất t́nh th́ ắc đoạt ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật được.

Đức Cao Thượng Phẩm cũng có giáng cơ dạy về Luật Tam Thể, Ngài ví con người như cái xe ngựa, phải có cả đỡ bắt kế, con vật và người cầm cương. Ba cái phải hiệp một người ta mới gọi là cái xe.

Như cái xe ở trong một cái nhà nào đó chẳng hạng, khi cái xe bắt kế chạy đặng là một, c̣n khi về nhà là vật ở trong chuồng, cái xe và đỡ bắt kế để một chỗ nào nhứt định của chủ nhà. C̣n người cầm cương th́ phải ở chung trong nhà với chủ.

Khi con người đă chết đi rồi th́ cũng như cái xe đă đem về nhà mà không chạy nữa. Nếu nói rằng con người không có tội là do nơi linh hồn chớ đâu phải do xác thân hay là đệ nhị xác thân. Như cái xe hư hỏng là do người cầm cương không cẩn thận chớ đâu phải cái xe và con vật bị bắt kế đó làm hư đâu?

Như vậy linh hồn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các tội lỗi gây ra bởi thể xác hoặc tinh thần. Nó được đoạt vị hay bị sa đọa hay tái kiếp cũng do nơi nó định số phận của nó mà thôi.

 

5. NỘI KHẢO NGOẠI KHẢO LÀ ĐỀ THI

HÀNH ĐỘNG LÀ VĂN UYỂN

Trong dịp chúc tết năm Kỷ Dậu 1969 Ngài Hồ Bảo Đạo có nói về sự khó khăn của Đạo bị Nghị Quyết  124/NQ của chánh quyền Tỉnh Tây Ninh buộc giải thể Hội Thánh cấm cơ bút và chiếm một số cơ sở nội ô, Ngài thêm một câu có ư nghĩa sâu xa: “Nội khảo, ngoại khảo là đề thi c̣n hành động là văn uyển”. Chúng tôi xin giải thích câu ấy để làm sáng tỏ nghĩa lư của nó.

Nội khảo là ǵ?

Ở cá nhân, chúng ta bị gia đ́nh ràng buộc, nghèo khổ nhưng phải ly gia cắt ái, phế đời hành Đạo. Nếu bà nội trợ biết hy sinh cho chồng hành Đạo th́ c̣n dễ chịu, trái lại bà buộc ông chồng phải gánh vác với bà mọi nổi sanh hoạt của gia đ́nh th́ thời giờ đâu mà đi lập công bồi đức.

Ở tập thể, chúng ta là Chức Sắc Hành Chánh hay Phước Thiện, hay Phổ Tế hay Pháp Chánh trong các cơ quan chánh trị Đạo của Đức Chí Tôn phải trên thuận dưới ḥa, anh bảo em vâng, nhứt tâm nhứt đắc, tùng lịnh Hội Thánh mà đều bước để nâng đỡ khuôn thuyền Bát Nhă hầu rước khách tục làm rạng danh nền chánh giáo khắp bốn bể năm châu. Nếu trái lại các cơ quan nghịch lẫn nhau chia phe phân phái từ nhóm từ cḥm luận luận bàn bàn gây thù oán làm cho Thánh Thể bất nhứt, một lịnh ra th́ bị năm bảy ư kiến chống lại, không trọng thiên mạng của Hội Thánh là h́nh thể Chí Tôn tại thế th́ thuyền từ bảo sao không lắc lư, một luồng gió thoáng cũng đủ làm cho nó ch́m giữa bể cả.

C̣n ngoại khảo là ǵ?

Ở cá nhân, dù vợ con thuận ḥa nhưng cha mẹ già đau ốm cần phải dưỡng nuôi, con cần học mà tiền nong túng thiếu, hay lâm cảnh gảy gánh giữa đường phải phận gà trống nuôi con. Có khi v́ tai nạn giao thông mà phải tật nguyền thành phế nhân không phương t́m cuộc sống.

Ở tập thể, các cơ quan đều có bền câu đoàn kết mà quyền đời lại nghi kỵ muốn gh́m sự bành trướng của nền chánh giáo để kéo quần chúng tín đồ về với chánh thể hiện hành. Bổn phận người tu không ai cấm, nhưng bổn phận công dân khi đổi chủ th́ chế độ nào chúng ta cũng phải chiều theo th́ mới mong đứng vững. Ḍng suối chảy xuôi mà ta lội ngược th́ sao cho tiện. C̣n nếu buông xuôi theo thế tục th́ nền chánh giáo hóa ra phàm, lần hồi chức sắc lợt điểm Thánh tâm tín đồ lơi mùi Đạo hạnh. Đời xu hướng vật thể c̣n Đạo xu hướng tâm linh, hai cái tŕ kéo nhau nên hóa ra xung đột.

Những cái mà chúng ta gặp phải tức là đề thi của cá nhân và tập thể để chúng ta phải giải đáp. Hành động của ta hạp với Đạo lư, nhân nghĩa là ta thi đậu, bằng trái lại sái tam cang, nghịch ngũ thường, bất trung bất chánh th́ bài thi phải ít điểm phải bị loại tức thi rớt. Hành động của Hội Thánh đối phó thế nào với thời cuộc làm con cái Chí Tôn c̣n giữ được Đạo tâm, c̣n đủ phương thế tu hành dù mặt vật chất có thiệt tḥi đôi chút mà tinh thần vẫn trụ vững nơi Chí Tôn Phật Mẫu cùng các Đấng Thiêng Liêng th́ chúng ta đă nạp bài thi trên điểm trung b́nh tức đă đậu. Những hành động ấy hoặc cá nhân, hoặc tập thể, gọi là văn uyển. Vậy văn uyển là bài nạp cho giám khảo để chấm đậu rớt trong trường thi Long Hoa Đại Hội nầy.

Người chủ khảo lại là kẻ không ưa Đạo đức, chủ trương bạo lực, lấy vật chất đánh tinh thần, lấy cường bạo chà công lư, đó là Kim Quan Sứ. Ngài đă khảo Phật giáo, khảo Thiên Chúa giáo và nay đến khảo Cao Đài giáo. Chúng ta được các Đấng dạy dỗ 57 năm (bài nầy được QM viết năm 1983)  trường th́ đây đến kỳ thi, mỗi người đều phải nạp văn uyển. Sự gắt gao của giám khảo càng tột độ th́ giá trị cấp bằng càng cao quí. Chúng ta rớt là chúng ta bị trong ṿng trói buộc của tà quyền, chúng ta đậu th́ chúng ta mới xứng ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật, chính đó là ư Chí Tôn muốn phải có trường khảo thí để tuyển lựa người thật tâm Đạo đức, loại bỏ kẻ giả nhơn giả nghĩa, thiếu Đạo đức, lột thánh tâm.

Vậy cơ khảo đến là một việc mừng của cá nhân và mừng của tập thể chớ không có chi phải bị oan cả. Hành động cá nhân và hành động của tập thể sẽ định đoạt số phận của chúng ta đó vậy.

 

6. BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

TẠI ĐỀN THÁNH  

NHÂN LỄ VÍA ĐỨC QUAN ÂM BỒ TÁT 18-02-Kỷ Sửu (1949)

 

Hôm nay là ngày vía Đức Quan Âm Bồ Tát, Bần Đạo đă thường nói nơi cửa Thiêng Liêng Hằng Sống, Đức Quan Âm Bồ Tát là một đấng trong gia tộc sang trọng, oai quyền hơn hết.

Cái nguyên căn của Đức Quan Âm Bồ Tát do nơi pháp thân của Từ Hàng sản xuất. Quan Âm đến thời đó chỉ rơ cho chúng ta biết nguyên căn của ḿnh. Quan Âm là cái thời gian của luật tạo càn khôn thế giới, ấy là một chơn linh rất cao trọng đó vậy, cũng như Đức Lư Thái Bạch là một chơn linh của ánh sáng, hào quang Thái Cực khi đă hiện ra tức nhiên bóng đèn, chúng ta ngó thấy khối lửa có ánh sáng kia tức nhiên là Đức Lư Giáo Tông.

Đức Quan Âm Bồ Tát đă cầm quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm chẳng cần luận thuyết. Cả thảy cũng điều biết cái quyền oai của Ngài vĩ đại như thế nầy, nhứt là phái nữ nên để ư bài giảng nầy cho lắm. Vả chăng thời gian, chúng ta sẽ nói thời gian mà thôi, chúng ta phải kiên nhẫn và từ ḥa, nếu chúng ta hấp tấp hay lật đật th́ chẳng hề khi nào chúng ta để thời gian đến trước mặt chúng ta đặng.

Chơn linh của người tức nhiên thể tánh của người chứng tỏ rằng, một đấng đă có 52 kiếp ở trong trái địa cầu 68 nầy và có đảm nhận trọng trách lớn lao hơn hết, là buổi mà trái địa cầu nầy nó chưa thoát xác của nó, là nó đầu kiếp lụng lại cho tới độ tứ chuyển ngày nay. Đức Quan Âm Bồ Tát đă cầm quyền điều khiển trong càn khôn vũ trụ nầy từ thử đến giờ đă 52 kiếp.

Ngài đă đầu thai thế gian nầy mấy kiếp, chỉ có tánh đức từ ḥa và tinh thần Đạo pháp mà thôi, tỉ như Bạch Vân Ḥa Thượng. Bạch Vân là ai? –Bạch Vân là Ngài. Ngày nay Ngài ở trong cửa Đạo, trong một cơ quan trọng yếu của Tam Kỳ Phổ Độ nầy.

Bạch Vân Ḥa Thượng kiếp trước là Đức Quan Âm Bồ Tát đầu kiếp ở bên nước Tàu trước, rồi mới đầu kiếp ở bên xứ Việt Nam ta, kêu là Thanh Sơn Đạo Sĩ tức nhiên là Trạng Tŕnh đó vậy. Trong 52 kiếp có một kiếp trọng hệ có thân t́nh với ṇi giống Việt Nam ta hơn hết. Chúng ta có hạnh phúc lắm mới được Ngài đầu kiếp ở trong nước tới hai lần.

 Lần thứ nhứt đầu kiếp làm người đàn bà tức nhiên Thị Kính. Chúng ta đă biết Quan Âm là ai rồi bởi vậy cho nên kỳ Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức Chí Tôn đă chọn lựa một đấng cao trọng cho đến mặt địa cầu 68 nầy. Có lẽ chúng ta đều biết danh Ngài hết, nhứt là Ngài lựa chọn một đấng có thâm t́nh với ṇi giống chúng ta hơn hết. Cái tánh đức từ ḥa yêu ái của Ngài, chúng ta đừng kiếm Đức Quan Âm ở đâu xa hơn là Thị Kính. Kiếm cái đức Thị Kính thế nào th́ tánh đức trạng thái của Quan Âm như thế ấy. Tánh đức của Ngài là từ ḥa, nhịn nhục, hiền lương, ân tha, mọi điều oan khúc chịu nổi, thắng nổi thời gian là đức Quan Âm.

Đức Quan Âm chơn linh của Ngài là Thời Gian cho nên tánh đức của Ngài không bao giờ thối tâm ngă ḷng hay bật rật, gấp rút, lật đật. Bà là người điềm tỉnh, bởi thế cho nên khi bà đầu kiếp bị người ta vu oan đủ mọi điều, nhưng tánh đức từ ḥa nhẫn nại của bà vẫn chịu nổi đủ phương diện khổ năo và oan khúc, chịu nổi thế t́nh ấy là một vị trạng sư đắc lực và oai quyền nơi cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống, bảo vệ nữ phái vậy. Chúng ta lấy làm hạnh phúc lắm, Bần Đạo lấy làm mơ vọng và Bần Đạo nói quả quyết rằng rất hạnh phúc cho chơn linh kẻ nào được gia tộc của Ngài, gia tộc vinh hiển tối cao tối trọng trên cửa Thiêng Liêng Hằng Sống, dầu bên cửa thiên oai hay là bên Cực Lạc cũng thế.

Bần Đạo quả quyết rằng: Ngài là một Đấng Phật Mẫu yêu ái hơn hết, tôn trọng hơn hết.

 

 

7. THỦ TƯỚNG NGUYỄN VĂN TÂM  VIẾNG

T̉A THÁNH TÂY NINH - ngày 15-8-Qúi Tỵ (1953)

 

Đức Hộ Pháp thuyết Đạo tại Đền Thánh đêm rằm tháng 8 Qúi Tỵ

Thưa Quan Thủ Tướng,

Thưa chư vị viên quan giới chức và toàn thể quan khách Đạo, Đời.

Nhơn dịp lễ Hội Yến Diêu Tŕ, Bần Đạo hân hạnh được Quan Thủ Tướng đến dự lễ một phen nữa, toàn Đạo chúng tôi lấy làm cảm kích ḷng hạ cố của Quan Thủ Tướng và tôi nhân danh cho toàn Đạo để lời cảm ơn Thủ Tướng và chúc cho Quan Thủ Tướng mạnh tiến trên đường phục quốc, hầu đem nước nhà Việt Nam chúng ta đến cảnh thái b́nh.

Một phen nữa tôi để lời cám ơn Quan Thủ Tướng./.

 

THỦ TƯỚNG NGUYỄN VĂN TÂM ĐÁP TỪ

Kính thưa Đức Hộ Pháp,

Kính thưa Chức Sắc trong Đạo Cao Đài.

Thưa Qúi Đồng Bào.

Mỗi lần tôi về Tây Ninh là tôi lấy làm cảm động. Hơn nữa tôi sanh trưởng tại xứ nầy, v́ phận sự, v́ chức vụ mà phải ra đi mấy chục năm nay. Có lẻ v́ Đạo Cao Đài làm cho tôi càng thâm thúy càng cảm động trong ḷng, càng yêu mến xứ sở. Về năm ngoái một lần, hôm nay lại về một lần nữa, về măi càng ngày càng giục thúc trong ḷng tôi. Hễ mỗi khi có dịp là muốn về trước là chào mừng Thánh Địa của chúng ta, và chào mừng bảng sở, chào mừng đồng bào. Bởi v́ trong đám đông nầy có bao nhiêu người là người cố cựu, bao nhiêu người là người cô bác khi xưa, bao nhiêu người là người anh em bạn học, mỗi mỗi đều làm cho ḷng tôi phấn khởi vô cùng.

Về đến đây được Đức Hộ Pháp tiếp rước một cách long trọng, tôi xin cảm ơn Đức Hộ Pháp vô cùng và cảm ơn đồng bào đến đây đông đảo. Tôi mừng cho xứ sỡ Việt Nam chúng ta, mừng cho đất nước non sông được văn hồi trật tự. V́ xứ sở, v́ tổ quốc chúng ta bao nhiêu người tập hợp lo việc nước, bao nhiêu thanh niên đều huấn luyện nơi trường để ngày sau phụng sự cho quốc gia, làm ǵ mà không thịnh vượng, tiến triển và độc lập.

Hơn nữa, tôi là người xứ nầy, về đến đây tự thấy Thánh Thất th́  nhớ lại khi xưa, chiều lối 6 giờ là không dám đi, v́ rừng bụi cọp hùm mà ngày nay khai mở đất đai rộng răi như thế nầy là mối lợi ích cho Đạo Cao Đài, làm cho đồng bào chúng ta khỏi khổ cực, v́ đồng bào chúng ta đang bị nạn chiến tranh đói khó. Càng thấy đồng bào chúng ta đông đảo  rồi cảm tưởng đến con người bất kỳ xứ nào, bất kỳ Đạo nào cũng phải có Đạo đức đặng giữ ǵn tương lai cho ḿnh. Đạo đức chúng ta đă thấy loan ra trong xứ Việt Nam bao nhiêu người hưởng ứng, bao nhiêu người đă theo Đạo Cao Đài.

Theo Khổng Giáo “Quân Thần, Phụ Tử, Phu Phụ” chúng ta thấy rơ ràng con người không có luân lư của ngày xưa th́ ngày nay không nên được. Chúng ta thấy cái thuyết bên ngoài làm cho can thường luân lư chúng ta điên đảo, nào cha mất con, vợ mất chồng cũng v́ không Đạo đức. Tôi hết sức vui ḷng thấy đồng bào chúng ta giữ cái căn cội ngày xưa, giữ một ḷng trên biết Trời, dưới biết Tổ Tiên, biết thương yêu đồng bào chúng ta th́ làm sao mà không nên được một dân tộc thịnh vượng, cường thạnh  ngang hàng với cường quốc cùng các nước hoàn cầu.

Một lần nữa tôi vui ḷng về đến xứ sở thấy đồng bào đông đảo ḷng tôi lai láng.

Nhân Lễ Hội Yến Diêu Tŕ, tôi cầu chúc đồng bào mạnh khỏe và Đạo Cao Đài càng ngày càng thạnh vượng, Đức Hộ Pháp muôn tuổi.

Tôi xin cám ơn đồng bào một lần nữa./.

 

 

8. GIEO GIỐNG

Việc Xây Bàn, Pḥ Cơ, Chấp Bút thông công với cơi vô h́nh, mà Đạo Cao Đài đang sử dụng.

-Do chức sắc tiền bối của Đạo Cao Đài bày ra?

-Hay do Thiêng Liêng hướng dẫn từ xa xưa?

T́m hiểu vấn đề nầy qua sách báo xưa cũ, chúng ta bắt gặp những sự việc đáng ghi nhận như sau đây:

1)-Ở Trung Hoa: từ đời Ngũ Đế, các bậc chơn tu đă biết pḥ cơ, chấp bút thông công với cơi vô h́nh.

2)-Ở Việt Nam: Từ 1284 vua Trần Nhân Tông đă nhờ các bậc chơn tu pḥ cơ, chấp bút thỉnh giáo cơi vô h́nh về việc trị nước, nên mới được thịnh trị.

Năm 1542 ông Phùng Khắc Khoan (tức Trạng Bùng) nhờ pḥ cơ, chấp bút, thông công với cơi vô h́nh, nên đă trở thành nhà tiên tri nổi danh.

3)-Ở Hoa Kỳ: Năm 1848 tại tiểu bang New York, nơi nhà của Weckman đêm đêm xảy ra hiện tượng có tiếng gơ cửa, nhưng ra xem th́ chẳng thấy ai.

Một hôm cô bé Mess-Kate vỗ tay chơi bỗng nghe tiếng gơ cửa đáp lại, động tính hiếu kỳ, cô vỗ tay ba tiếng, th́ có đúng ba tiếng gơ cửa đáp lại.

Mẹ cô Mess Kate bảo:

-Gơ mười tiếng xem.

Có đủ mười tiếng gơ cửa đáp lại.

Bà kinh ngạc bảo tiếp:

-Nếu linh hiển hăy gơ đúng tuổi của bé Mess Kate.

Có tiếng gơ cửa đúng với số tuổi của bé  Mess Kate đáp lại.

Hiện tượng nầy được loan truyền ra, giới tu sĩ, giới trí thức, giới b́nh dân tấp nập đến thử để t́m hiểu. Kết quả họ ngạc nhiên lẫn kinh sợ chớ không giải thích được hiện tượng nầy.

Hội đồng thành phố Rochester thành lập hội đồng điều tra hiện tượng kỳ bí nầy, sau mấy năm điều tra, nghiên cứu, ba lần họp, có đến hàng trăm diễn giả thuyết tŕnh, tranh luận sôi nổi, nhưng không đưa đến một kết luận nào. Kinh sợ trước những hiện tượng huyền bí mà họ đă chứng kiến, họ hồ đồ cho rằng gia đ́nh của bé Mess Kate là phù thủy, là hiện thân của ma quái, kết quả: cha mẹ của bé Mess Kate bị đập chết bằng gậy, chị em bé Mess Kate bị xé xác chết thê thảm.

Sau khi gia đ́nh bé Mess Kate bị thảm sát, hiện tượng  “gơ cửa” lại xảy ra nhiều nơi ở Hoa Kỳ.

Ông Loars Post đề nghị với cơi vô h́nh căn cứ vào thứ tự của các chữ vần trong bảng mẫu tự mà gơ (gơ một tiếng là chữ A, gơ hai tiếng là chữ B, gơ ba tiếng là chữ C v.v…rồi ông ráp lại thành chữ thành câu.

Thế là ông đă t́m được phương pháp thông công với cơi vô h́nh.

Nhờ phương pháp nầy, phong trào t́m hiều cơi vô h́nh lan rộng khắp Hoa Kỳ.

Luật sư J.Edmods, Giáo Sư E.Mapes (Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ), Giáo Sư Robert Hare (Đại Học Pensylvania) sau nhiều năm nghiên cứu việc thông công với cơi vô h́nh, đă nhiều lần thuyết tŕnh và viết nhiều sách tŕnh bày kết quả cuộc nghiên cứu, xác nhận có cơi vô h́nh, và loài người thông công được với cơi vô h́nh.

4)-Ở Pháp: năm 1853, tại Jersey văn hào Victor Hugo và bạn hữu tổ chức xây bàn chơi để đỡ buồn.

Đêm 11 tháng 9 năm 1853 việc xây bàn được tổ chức, có mặt: Ông Bà văn hào Victor Hugo, cậu Charle Hugo, cậu Francois Hugo, cô Madelène Hugo, Đại Tá Le Flo, Bà De Girardin, Ông De Tre1veneue, Ông Auguste Vacqueria đêm ấy vong linh Bà Charvic Vacquerie (Con gái của văn hào Victor Hugo) giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và tiết lộ nhiều điều huyền bí ở cơi vô h́nh.

Đêm 12 tháng 9 năm 1853, tiếp tục việc “Xây Bàn” có vong linh xưng là “Bóng Hư Linh” giáng bàn bảo văn hào Victor Hugo hăy đặt trọn đức tin vào Thượng Đế.

Tiếp tục việc xây bàn, nhóm của văn hào Victor Hugo đă thông công được với:

-Các v́ giáo chủ Socrate, Luther, Mohamet, Jesus Christ, Moise.

-Các danh nhân: André Che1nier, Shakespeare, Moliere, Chateaubriand, Dante, Racine, Lion d’Androclès.

-Các vong linh ẩn danh: Sứ giả Thượng giới, người trong cơi mộng, bóng hư linh, bóng dưới mồ, Thần chết v.v…

Đêm 11 tháng 10 năm 1853. Nhận thấy những điều tiết lộ, những điều khuyên bảo , những giáo lư, những triết lư nhận được từ cơi vô h́nh việc Xây Bàn rất có ích lợi cho loài người, nên văn hào Victor Hugo hỏi vong linh đang giáng bàn:

-Những lời vàng tiếng ngọc mà chúng tôi được hân hạnh đón nhận từ mấy lâu nay, thật đáng xem là một bảng chơn truyền vô giá, chúng tôi có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng đọc hay chăng?

Vong linh ấy đáp:

-Không v́ chưa đến ngày giờ.

Văn hào Victor Hugo hỏi tiếp:

-Đến bao giờ? Chúng tôi có c̣n sống đến ngày đó không?

Vong linh ấy đáp:

-Nếu không thấy nơi nầy, th́ sẽ được thấy ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ sẽ có lịnh. Hiện tại có thể phổ biến hạn chế cho những người có đức tin.

Nhóm của văn hào Victor Hugo càng ngày càng đông, âm thầm tiếp tục thông công với cơi vô h́nh.

 Những “Thánh Giáo” nhận được trong những cuộc “Xây Bàn” nầy, về sau được ông Gustave Simon in thành sách với tựa: “LES TABLES TOURNANTES DE JERSEY CHEZ VICTOR HUGO”

Quyển “Thánh Ngôn” nầy được tái bản mấy mươi lần, làm chấn động dư luận nước Pháp và thế giới.

Giáo Sư Charles Richets (Đại học Sorbonne Bale sau nhiều năm nghiên cứu việc xây bàn, pḥ cơ chấp bút đă xuất bản quyển: “TRAITÉ DE ME1TAPHYSIQUE”

Tŕnh bày kết quả cuộc nghiên cứu của ông, khẳng định: Có vô h́nh, và loài người thông công được với cơi vô h́nh.

Năm 1914 Thánh Nữ Jean d’Arc giáng bút tại Algérie dạy rằng gần đến ngày thế gian có đại biến (tức trận đại chiến 1914-1918) sẽ có ngôi ba của Đức Chúa Trời truyền Thần cho con người mà cứu thế (chỉ Thần điển, cơ bút) “Thánh giáo” nầy được đăng liên tục trong các số báo tháng 3, tháng 5, tháng 7 năm 1914 của hai tạp chí  La Vie Nouvelle và La Revue Sprite ở Ba Lê.

5)-Ở Anh Quốc: Nhà Bác Học Villiam-Crookes sau gần 20 năm nghiên cứu việc thông công với cơi vô h́nh, ông đă viết sách tŕnh bày kết quả cuộc nghiên cứu của ông, ông đă trịnh trọng kết luận bài thuyết tŕnh trước Đại Hội Thần Linh Học Thế Giới tại Luân Đôn bằng câu:

“Tôi không nói là những điều tôi đă nghe, những việc tôi đă thấy, có lẻ có được, mà tôi dám nói chắc rằng có hiển nhiên như vậy”.

Lời khẳng định nầy làm chấn động giới tu sĩ  và giới trí thức khắp thế giới.

Qua những việc vừa tŕnh bày đă cho thấy: Việc xây bàn, pḥ cơ, chấp bút, thông công với cơi vô h́nh mà Đạo Cao Đài đang sử dụng không phải do các vị chức sắc tiền bối của Đạo Cao Đài bày ra mà do các đấng Thiêng Liêng hướng dẫn loài người từ xa xưa./.

Lê Ngọc Minh (Sưu Khảo)

 

 

9. BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU

CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI ĐỀN THÁNH NHÂN LỄ

ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ, Đêm 15-2 Canh Dần (1950)

Hôm nay là ngày vía Đức Thái Thượng Đạo Tổ, mỗi năm đến ngày vía của Ngài, Bần Đạo và chư vị Đại Thiên Phong đă có thuyết minh Đạo sử của Ngài, nếu có thuyết lại cũng không ích, v́ cả thảy đều biết. Hôm nay Bần Đạo chỉ thuyết ảnh hưởng triết lư Đạo giáo của Ngài đă để lại như thế nào?

Thời buổi hổn loạn, nhơn loại nơi mặt địa cầu  nầy, Bần Đạo nói họ đang dong ruổi trên con đường quyền lợi. Với triết lư cao siêu của Đức Thái Thượng Đạo Tổ để lại, giờ phút nầy nhơn loại chịu ảnh hưởng của triết lư ấy như thế nào, Bần Đạo xin luận thử cho con cái Đức Chí Tôn t́m hiểu hơn nữa.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ lấy căn bản tinh thần vi chủ của Ngài: Trong mỗi kiếp sanh, con người có thể tấn triển măi thôi, tấn triển về trí thức tinh thần. Thật ra nhơn loại đă hưởng được cao siêu của triết lư ấy, nhứt là các nhà học thức đă t́m tàng, đă đoạt huyền vi bí mật và năng lực của cơ thể  tạo đoan mà đào luyện kiếp sanh hôm nay, có lẽ chúng ta tưởng đă đi đến một đặc điểm khá cao. Bần Đạo nói, thời kỳ nguyên tử  nhơn loại đă đoạt đặng do sự xu hướng đặc biệt huyền vi bí mật ḍm lên kia quyền năng tạo đoan cũng khá nhiều.

Nhưng chỉ có một điều là đoạt được cái năng lực của cơ thể tạo đoan ấy, thay v́ để phục vụ nhơn loại với Đạo đức nhơn nghĩa. Trái ngược, lộn lại, cả tài t́nh của họ đào luyện thu hoạch quyền lực, cơ tạo đoan của nhơn loại nắm trong tay là để làm cái lợi khí tiêu diệt nhơn loại.

Thật nguyên tử lực của các nhà học thức, bác sĩ, bác vật đă đoạt đặng. Đức Thái Thượng  Ngươn Thủy đă biết nó trước, duy chỉ có một điều chủ hướng của Ngài là bảo tồn sanh mạng con người chớ Ngài không tiêu diệt người như ngày nay.

Bí truyền của Ngài để nơi tinh thần luyện khí cốt yếu là đoạt đặng nguyên tử lực vào con người. Vậy, bí mật của việc luyện khí là do đó. Điều Ngài biết đă chính ḿnh Ngài thâu hoạch được trước hai ngàn năm trăm năm. Ngài tưởng năng lực ấy để bảo vệ nguyên linh ta thắng được phản lực của h́nh thể ta, tinh thần ta vi chủ kiếp sống của ta.

Hại thay, các nhà truyền giáo tưởng đă đủ năng lực loài người bằng triết lư cao siêu ấy. Trái ngược lại, ta thấy những nhà hành Đạo truyền giáo họ thúc giục tương tranh, tương đấu nhau vào trường chiến trận mà thôi. Ta thấy lịch sử lưu lại triết lư tiên gia chỉ giục loạn chớ không trị b́nh đặng.

Ngày giờ nào, nhơn loại biết chỗ chơn thật của triết lư ấy, thấu triệt đặng phụng sự nhơn loại với cái trí quá khôn ngoan trong năng lực của Ngài mới thiệt hiện. Và ngày giờ ấy nhơn loại mới hưởng được đặc ân của Ngài đă để lại nơi mặt thế nầy.

 

 

10. ÁN TRỤC XUẤT

“Ngày ḿnh không c̣n ở trong Tông  Đường của Đức Chí Tôn là ngày ḿnh bị nhục. Tưởng sống mà thân ḿnh trả đặng nợ hay chưa cũng không đáng sợ. Trong Tông Đường của ḿnh bị nhục mới đáng sợ”

 

Luật pháp của Đại Đạo, khi có án trục xuất th́ phải chiếu theo thập h́nh của Đức Lư Giáo Tông mà định án.

Quyển Đạo Luật trang 36 nói về Phạm Pháp:

Đệ Nhứt H́nh:

1.Không tuân Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị Định.

2. Phản loạn chơn truyền.

3.Chia phe phân phái và lập tả Đạo bàn môn.

Những vị nào phạm các điều trên đây th́ khép vào tội thứ nhứt trong Thập H́nh của Đức Lư Giáo Tông, nghĩa là trục xuất (excommunier)

Đạo Luật trang 38 nói về Phạm Luật

Đệ nhứt h́nh:

1.Không tuân Tân Luật và Luật Hội Thánh.

2.Công kích Hội Thánh.

3.Nghịch mạng.

Những vị nào phạm vào các khoản trên đây th́ bị khép vào tội thứ nhứt trong Thập H́nh của Đức Lư Giáo Tông, nghĩa là trục xuất.

Ấy vậy án trục xuất phải chiếu theo Thập H́nh của Đức Lư Giáo Tông về Phạm Pháp và Phạm Luật mà áp dụng.

Ngoài ra c̣n có những Thánh Lịnh của Đức Hộ Pháp, Chưởng Quản Nhị Hữu H́nh Đài, tức cầm quyền thống nhứt chánh trị Đạo kư, th́ mới có quyền trục xuất.

***

Thế thường muốn áp dụng quyền trục xuất một can nhân th́ phải đệ ra một phiên ṭa: Hoặc Ṭa Tam giáo Cửu Trùng Đài, hoặc là Ṭa Tam Giáo Hiệp Thiên Đài. Nếu can nhân c̣n xin chống án th́ nội vụ phải đệ lên Ṭa Tam Giáo Bát Quái Đài để phân xử.

Trong các phiên ṭa phải có:

1 vị Buộc Án

1 vị Cải Án

1 vị Chánh Án.

1 Ban Nghị Án

Hồ sơ phải có đơn của tiên cáo, tờ biện bạch của bị cáo cùng lư đoán của Pḥng Thẩm Vấn Bộ Pháp Chánh luận lư lẻẽ của sự việc đầu đuôi, chiếu theo chứng cớ của đôi bên tiên bị mà ghép vào Thập H́nh của Đức Lư Giáo Tông để định tội. Đó là thông thường từ trước đến nay trong cửa Đại Đạo.

Nay (1983) Hội Đồng Chưởng Quản do ông Phối Sư Thái Hiểu Thanh thay mặt Chưởng Quản lại ra Huấn Lịnh số 025/58-HĐCQ-H-L trục xuất 12 người, vừa Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Hiền Tài Ban Thế Đạo, cùng Đạo Hữu mà không có một phiên ṭa. Như vậy vụ án không đúng pháp lư, các bị can không được tự biện minh tội trạng hoặc bị một vị Cải Án binh vực.

C̣n nếu chiếu Thông Tri  số 12/58 ngày 5-3-1983 trục xuất ra khỏi cửa Đạo đối với người Đạo có liên quan đến các vụ án phản Cách Mạng lại c̣n trái luật hơn nữa. Nếu họ chống Cộng Sản th́ nhà nước Cộng Sản phạt xử tử, tù đày, lưu xứ họ chớ họ có phạm luật Đạo đâu mà trục xuất họ?

Để được sáng tỏ chúng tôi xin sao y nguyên văn huấn lịnh trên để chúng ta quan sát tận tường bản công văn ấy hầu sau nầy làm tài liệu binh vực kẻ cô thế bị quyền đời đè nén, quyền Đạo chẳng những không bênh vực mà c̣n xu phụ theo để áp bức tâm lư nhơn sanh.

 

Hội Đồng Chưởng Quản                                     Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Văn Pḥng                                                              (Ṭa Thánh Tây Ninh)

Số: 025/50/HĐCQ.HL                                             Ngủ Thập Bát Niên

                                                             Hội Đồng Chưởng Quản Ṭa Thánh Tây Ninh

Chiếu Đạo Nghị Định số 01/Hội Thánh-ĐL ngày 07-03-1979 tổ chức Hội Đồng Chưởng Quản với chức năng thay mặt toàn Đạo quản lư nền Đạo đi theo con đường tôn giáo thuần túy;

Chiếu thông tri số 02/58 ngày 5-3-1983 trục xuất ra khỏi cửa Đạo đối với người Đạo có liên quan đến các vụ án phản Cách Mạng;

Theo báo cáo sơ khởi của Ban Từ Hàn, danh sách người Đạo liên quan với vụ án Thiên Khai Huỳnh Đạo và Hội Thánh Tân Triều “tại Ṭa Thánh và Thánh Thất Cao Lănh tỉnh Đồng Tháp”;

Theo biên bản phiên hợp tại Giáo Tông Đường ngày 05-03-1983, Hội Đồng Chưởng Quản đă nhận định xem xét mức độ  sai phạm của các đương sự đối với nhà nước với Đạo rất nghiêm trọng; nên:

HUẤN LỊNH

Điều thứ nhứt:-Hội Đồng Chưởng Quản quyết định thâu hồi phẩm tước và đưa ra khỏi cửa Đạo đối với những vị Chức Sắc, Chức Việc, Tín Đồ liên quan vụ án phản cách mạng nêu trên, danh sách kèm theo Huấn Lịnh nầy.

Điều thứ nh́:-Kể từ nay:

a)Toàn Đạo không ai được phép nh́n nhận những kẻ có danh sách đưa ra khỏi cửa Đạo là môn đệ của Đức Chí Tôn, cho đến khi họ biết ăn năn cải hối tốt.

b)Toàn Đạo không ai được phép chứa chấp, nuôi nấng những kẻ can phạm vụ án phản cách mạng c̣n đang lẫn tránh pháp luật nhà nước, kể cả những kẻ khác c̣n đang ngấm ngầm nhen nhóm tổ chức phản động đội lốt tôn giáo. Ai cố t́nh vi phạm phải chịu trách nhiệm liên can.

c)Hội Đồng Chưởng Quản khoan hồng cho những người phạm sai lầm biết tự giác hối cải ra tŕnh diện nhận tội với chánh quyền cách mạng.

Điều thứ ba:-Vị Từ Hàn Hội Đồng Chưởng Quản, chư vị cai quản Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu ban hành Huấn Lịnh nầy cho Chức Sắc, Chức Việc và tín đồ Nam Nữ nghiêm chỉnh tu hành.

Lập tại Ṭa Thánh ngày 23-1 Qúi Hợi (07-03-1983)

TM. Hội Đồng Chưởng Quản

Q. Thái Chánh Phối Sư

Thái Hiểu Thanh

(Kư tên và đóng dấu)

Vâng lịnh thi hành

P.Từ Hàn HĐCQ

Cải Trạng Lê Minh Khuyên

(Kư Tên)

Danh sách Chức Sắc, Chức Việc và Tín Đồ liên quan các vụ án phản cách mạng.

(Đính kèm Huấn Lịnh số 025/58)

1. Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt (tự Trân)

2. Truyền Trạng Vơ Văn Nhơn

3. Hiền Tài Trịnh Quốc Thế

4. Hiền Tài Lê Văn Tấn

5. Giáo Hữu Thượng Sanh Thanh (Nguyễn Quan Sanh)

6. Lễ Sanh Thượng Ḥa Thanh (Nguyễn Ngọc Ḥa)

7. Đạo Hữu Lê Hoàng Ân

8. Đạo Hữu Nguyễn Văn Chánh

9. Hiền Tài Nguyễn Ngọc Nương

10. Đạo Hữu Nguyễn Văn Bửu (Chí Mỹ)

11. Đạo Hữu Hồ Vũ Khanh

12. Đạo Hữu Nguyễn Thanh B́nh

Mười hai vị

Ṭa Thánh ngày 23-1-Qúi Hợi (07-3-1983)

TM Hội Đồng Chưởng Quản Q. Thái Chánh Phối Sư

Thái Hiểu Thanh

(Kư tên và đóng dấu)

 

Xem Huấn Lịnh trên chúng ta thấy Hội Đồng Chưởng Quản c̣n dè dặt, không nêu hai tiếng “trục xuất” rơ ràng. Chỉ nói : “Thâu hồi phẩm tước và đưa ra khỏi cửa Đạo”.

***

Chúng  tôi c̣n nhớ việc Tướng Tŕnh Minh Thế tách Quân Đội Cao Đài ra rừng chống Pháp. Chánh phủ Pháp yêu cầu Đức Hộ Pháp trục xuất Tŕnh Minh Thế ra khỏi Đạo Cao Đài.

Đức Ngài từ chối và tuyên bố: “Tŕnh Minh Thế chống Pháp là nó phạm tội với nhà nước Pháp th́ quí ông có quân đội cứ đem lực lượng bắt nó mà trị tội. C̣n đối với Đạo nó có phạm luật lệ ǵ đâu mà chúng tôi ra lịnh trục xuất nó”.

Chúng  tôi thấy Đức Ngài cầm cân Thiêng Liêng một cách chặt chẻ, công b́nh. Tại sao Hội Đồng Chưởng Quản do ông Quyền Thái Chánh Phối Sư lănh Đạo không lấy gương sáng kể trên mà trả lời cùng quyền đời, lại ra lịnh thâu hồi phẩm tước  và đưa ra khỏi cửa Đạo 12 bị can một cách ngang nhiên. Sử Đạo sẽ ghi sự việc nầy và có lẽ sẽ có quyền của Nhơn Sanh xét lại khi áp lực của quyền đời không c̣n đè nặng như hôm nay.

 

 

11. NGŨ CHI LUẬN

Sujets donnés par Đức Quyền Giáo Tông

Le 29 Juin 1933 (mồng 7 tháng 5 Qúi Dậu)

Ngũ Chi là: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thành Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo.

Cả toàn quả địa cầu nầy hễ làm người th́ là có nhơn Đạo nơi ḿnh rồi, mà ḿnh nông nả làm ra người hữu dụng cho đời tức nhiên ḿnh đă hơn người, ấy là thăng lên Thần Đạo đó vậy. Hễ hữu dụng cho đời, tức là ḿnh hơn đời gọi là quán thế, tức nhiên ḿnh làm Thánh Đạo đó vậy. Ḿnh hơn đời là nhờ cái khiếu thông minh nó hứng sự thông suốt của đời dạy ḿnh cho nhiều rồi lại biến hóa ra thêm, trí hóa phù hợp với cơ huyền vi mầu nhiệm của Trời Đất. Nếu đoạt đặng cơ mầu nhiệm ấy mà làm của ḿnh, rồi lại truyền bá ra cho cả nhơn sanh học hiểu cái biết của ḿnh mà thực hành ra sự hữu ích cho đời, tức là ḿnh làm Tiên Đạo đó vậy. Biết đời rồi biết ḿnh, ḿnh biết đặng tinh thần ḿnh rồi, hễ nhờ nó mà nhơn phẩm ḿnh đặng cao trọng bao nhiêu th́ lại càng yêu thương lại nó bấy nhiêu,  nên buộc phải lo cho đặng thanh tịnh nghỉ ngơi đôi lúc mà đợi ngày thoát xác, tức là Phật Đạo đó vậy.

Với các nguyên nhân th́ Ngũ Chi tỷ như một cái thang  năm nấc bắt cho ḿnh leo lên một địa vị ngang bậc cùng Thầy, tức là Phật phẩm đó vậy. Chưa ai thấy một nhảy mà lên đến một tầng lầu năm thước bề cao, mà như ai để sẵn một cái thang năm nấc ḿnh có thể lần lần mà leo lên đặng.

Thầy hiệp Ngũ Chi đặng làm một trường học năm lớp cho ḿnh tu hành, chẳng khác một trường học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa vị của ḿnh, hễ ngồi đặng phẩm nào th́ địa vị ḿnh nơi ấy, chẳng ai c̣n tranh giành ngược ngạo không nh́n nhận cho đặng.

Ḿnh là người tức nhiên có sẵn nhơn phẩm, ḿnh mới luyện nhơn hồn theo gương của chư Thần mà chúng ta thờ phượng, th́ tức nhiên cũng đoạt đặng đức tánh của chư Thần mà làm Thần vị đặng vậy, đặng Thần vị rồi th́ xem gương của các Thánh mà tu luyện Thần hồn cho đặng Thánh đức tức nhiên cũng đoạt đặng Thánh vị. Rồi ta cũng tu luyện Thánh hồn theo đức tánh của Tiên th́ ta sẽ đoạt đặng Tiên vị, khi biết ḿnh đă vững nơi Tiên vị rồi th́ ḿnh cố đào luyện Tiên hồn theo gương chư Phật th́ ta cũng gấm ghé vào Phật vị.

Thoảng như có kẻ hỏi Thần, Thánh, Tiên, Phật xa cách với người như Trời với Đất, khác nhau kẻ tục người thanh, th́ thế nào kẻ phàm lại mong mỏi leo lên phẩm vị ấy cho xứng đáng?

Ta lại đáp như vầy: Dầu cho hạng hóa nhân đi nữa, th́ là:

Những vật chất hồn có một điểm thảo mộc hồn trong đó như bông đá (éponge)  đó vậy.

Thảo mộc hồn th́ cũng sẵn có một điểm thú cầm hồn trong đấy vậy, như cây mắc cỡ (sensitive).

Thú hồn th́ cũng có nhơn hồn như loài chim két, cưỡng, nhồng, chó, ngựa, khỉ, cá ông đó vậy.

Nhơn hồn th́ Thần hồn đă đành chẳng cần giải, Thần hồn th́ có Thánh hồn, Thánh th́ có Tiên hồn, Tiên th́ có điển Phật.

Mỗi chơn hồn thấp th́ tự nhiên sẵn có một điểm chơn hồn của địa vị cao hơn ngay.

Ấy vậy, nơi ḿnh chúng ta có sẵn điển Thần, Thánh, Tiên, Phật, nếu ta biết làm cho chơn hồn tăng tiến lên hoài cho tới khi phẩm vị Tiên, Phật th́ phải tập tu hành và lo lập công bồi quả cho đầy đủ.

Muốn tu ắt phải có Đạo, v́ vậy Thầy mới đến lập Đạo. Nếu có kẻ hỏi: Đạo vốn vô vi mà lấy hữu h́nh lập thành th́ thế nào đắc Đạo vô vi đặng?

Ta lại đáp rằng: Không hữu h́nh, vô vi cũng khó có, mà chẳng có vô vi th́ hữu h́nh thế nào bền vững, tỉ như hồn và xác ta đây vậy. Không hồn th́ xác phải tiêu diệt, mà có xác không hồn cũng không có cơ khí mà lập thành Đạo người vẹn vẻ. Hai đàng phải tương hợp nhau mới đặng hoàn toàn. Ấy vậy có vô vi tất phải có hữu h́nh, nhờ cái hữu h́nh ta mới biết cái vô vi đặng.

Chánh Pháp và Hội Thánh của Đạo là hữu h́nh mà hữu h́nh ấy nó lại phù hợp với luật Thiên điều và đối chiếu với Cửu Thiên Khai Hóa Luật Đạo ấy là Thiên Điều. Hội Thánh là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại thế đó vậy.

Thượng Trung Nhựt

 

 

12. TAM QUI-NGŨ GIỚI

THÍCH: Tam qui - Ngũ Giới

TIÊN: Tam Ngươn - Ngũ Hành

NHO: Tam Cang - Ngũ Thường

***

Tam Qui của Phật là: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng

1.-Qui y Phật: là thường tồn ngươn thần, linh hồn chẳng khá vọng động lo tưởng.

2.-Qui y Pháp: là thường giữ cho ngươn khí chẳng cho hao táng.

3.-Qui y Tăng: là thường giữ  ngươn Tinh chẳng cho tẩu triệt hao ṃn.

Tam Ngươn của Tiên là: Tinh, Khí, Thần (cũng như của Phật đă nói trên đó).

Ngũ Thường của Nho là: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (cũng như Ngũ Giới của Phật, Ngũ Hành của Tiên).

NHƠN: là ḷng nhơn chẳng sát hại loại vật sanh linh.

(Phật gọi là “Bất Sát Sanh” Tiên gọi là “Chẳng Hao Phế”) Kim

NGHĨA: là ḷng háo nghĩa, không ham việc trộm cướp, chẳng muốn gian tham một măi của người.

(Phật gọi là “Bất Du Đạo”; Tiên gọi là “Chẳng Hao Can”) Mộc

LỄ: là lễ phép, trật tự, phải biết điều liêm sỉ, không sắc dục dâm t́nh.

(Phật gọi là “Bất Tà Dâm”; Tiên gọi là “Chẳng Hao Thận”) Thủy

TRÍ: là trí thức khôn ngoan, độ lượng, không ham thịt, rượu.

(Phật gọi là “Bất Tửu Nhục”; Tiên gọi là “Chẳng Hao Tâm”) Hỏa

TÍN: là tánh chất, thật tánh, là không nói dối, giữ ḷng chơn thật.

(Phật gọi là “Bất Vọng Ngữ”; Tiên gọi là “Chẳng Hao Tỳ”) Thổ

THƯỢNG TRUNG NHỰT

 

 

13. KỶ YẾU BAN SƠ KHAI ĐẠO (Các Đấng Đem Tin Cứu Thế)

Tháng 6 năm Ất Sửu (1925)

Trong Đạo Sử số I

1.-Khởi Xây Bàn

Ngày 15-8 Ất Sửu (26-7-1925)

2.-Hội Yến Diêu Tŕ Cung

Ngày 1-11 Ất Sửu (15-12-1925)

Thầy thâu các Ông: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh

3.-Vọng Thiên Cầu Đạo là ngày Đức A, Ă, Â thâu phục Hiệp Thiên Đài: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh trước.

Ngày 11-1-1926

Ông Lê Văn Trung nhập môn.

Tuy là năm 1926 mà c̣n bên quyền 1925 trang 37.

Khai Đàn cho ông Lê Văn Trung:

Một trời một đất một nhà riêng,

Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.

Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,

Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.

 

 

4.-Thầy thâu phục Cửu Trùng Đài vào ngày 11 Janiver 1926 là ngày ông Lê Văn Trung nhập môn rồi Thầy cho một bài thi dưới đây:

Già trí đừng lo trí chẳng già,

Lương tâm ḿnh biết hỏi chi xa.

Thềm đầuThầy ngó ḷng Nhơn Đạo,

Hư thiệt rồi đây cũng biết mà.

***

Đă thấy ven mây lố mặt dương,

Cùng nhau xúm xích dẩn lên đường.

Đạo cao phó có tay cao độ,

Gần gũi sau ra vạn dậm trường.

Thăng

 

Thầy lập Thiên Phong:

Ngày 14-3 Bính Dần (25-4-1926)

5.-Lập Thiên Phong tại nhà Anh Cả Thượng Trung Nhựt, vào ngày 14-3- Bính Dần (25-4-1926 dl) trang 112 quyển Đạo Sử Xây Bàn (1925)

Khai Đạo nơi Chánh Phủ là 23-8-Bính Dần (29-9-1926)

6.-Dưới thế nầy không ai biết chi hết. Thầy dùng huyền diệu giáng cơ dạy sao cứ làm y theo Thánh ư rồi quí ông hội lại đi.

KHAI ĐẠO NƠI CHÁNH PHỦ

Nghĩa là đem đàn tŕnh cho Chánh Phủ Pháp biết là ngày Hội Thánh sẽ đi cùng trong cơi Đông Dương “Á Đông” nầy là : Phổ thông Đại Đạo khắp cả toàn cầu.

Nhằm tháng 9 năm Bính Dần (1926)

 

7.-PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH

Nghĩa là xin quí đọc giả nhớ:

Thầy đến lập Tam Kỳ Phổ Độ trước Thầy độ Hiệp Thiên Đài đặng cho có đủ 3 vị Giáo Chủ đặng Thầy lập 3 Chi: THẾ, PHÁP, ĐẠO tức là Thầy lập Pháp. Hễ có Pháp rồi phải có Luật, nên ngày rằm tháng 10 Bính Dần Khai Đạo rồi, th́ ngày 16 tháng 10 Thầy lập Pháp Chánh Truyền.

Thầy độ:

Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài xong rồi th́ Hội Thánh đi phổ độ lục tỉnh đặng đi độ các chơn linh là môn đệ của Thầy đặng họ về hiệp tác với Hội Thánh mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại chùa G̣ Kén (Từ Lâm Tự) Tây Ninh.

Rằm tháng 10 Bính Dần (18 Novembre 1926)

Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài đi phổ độ lục tỉnh, nghĩa là đi độ cho đủ thêm một Đài nữa mới đủ 3 đài, mới gọi Vạn Linh hiệp với Chí Linh tức là Đạo.

 

Giải nghĩa giai đoạn I

 Xây Bàn

VÔ VI HIỆP VỚI HỮU H̀NH

Mở cơ tận độ 92 ức nguyên nhân

***

Giai đoạn 1 Xây Bàn:

Đức Chí Tôn dùng huyền diệu khiến như có Thần Linh đem đến. Nên ba ông Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh hâm mộ xây bàn để giao thông vô vi hiệp với hữu h́nh mở cơ tận độ.

Nghĩa là Hiệp Thiên Đài là hồn, Cửu Trùng Đài là xác, rồi hồn xác hiệp lại làm một gọi là Thánh Thể. V́ cớ nên Thầy vừa mới mở Đạo th́ Thầy giao cắt phận sự cho mỗi người, đều có tên trong chương tŕnh.

Xem quyển Đạo Sử II, trang 13 cho tới trang 17.

Phổ Độ Lục Tỉnh

Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hợp lại đi phổ độ lục tỉnh, bốn phương cho có đủ nhơn vật các phẩm: Thượng đẳng nhơn sanh và hạ đẳng, dầu hạng nào cũng là môn đệ của Thầy, nên Chức Sắc có bổn phận đi phổ độ lục tỉnh, các chơn linh cho đủ 3 Đài mới gọi Vạn Linh hiệp với Chí Linh.

 

 

Đă có xem, xin Hiền Tỷ gắng công giáo hóa Chức Sắc Nữ Phái trở nên sáng suốt, thông hiểu Đạo lư hầu tự kềm chế ḿnh trong khuôn viên Đạo đức thuần túy. Đó là hiến dâng cho Đức Phật Mẫu một lễ long trọng vậy.

Ṭa Thánh, ngày 8 tháng 8 Kỷ Dậu

(dl 19-9-1969)

THƯỢNG SANH

(ấn kư)

HẾT

 

 

14.  CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG,

QUAN NIỆM CHÍNH XÁC

(Qua cuộc phỏng vấn cụ Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa tại Thánh Thất Cao Đài Nam Vang năm 1956).

1.-Vấn: Thưa cụ, trường hợp nào đă khiến Đức Hộ Pháp và cụ đi ngoại quốc trong năm nay?

    Đáp: Đức Hộ Pháp và tôi sở dĩ phải ra ngoại quốc hồi đầu năm nay là để bảo vệ lập trường trung lập của Đức Hộ Pháp chủ trương từ trước đến giờ với sự mong mỏi ḥa giải hai Miền để thống nhất khối dân tộc.

2.-Vấn: Phải chăng giải pháp Ḥa B́nh Chung Sống đă được công khai đề xướng trong việc đi Cao Miên nầy?

    Đáp: Phải, giải pháp Ḥa B́nh Chung Sống đă được công khai đề xướng trong lúc Đức Hộ Pháp lưu trú ở Kim Biên do Bản Cương Lỉnh đề ngày 15-2-Bính Thân (26-3-1956) gửi cho chánh phủ hai miền Nam và Bắc Việt Nam do bức công thơ số 21/HP.HN và gửi cho Liên Hiệp Quốc với các cường quốc do bức công thơ số 20/HP.HN.

Nên lưu ư là giải pháp nầy đă được Đức Hộ Pháp công khai đề xướng từ lâu. Một bằng chứng cụ thể là bức điện văn của Đức Hộ Pháp gửi cho Tứ Cường tại Hội Nghị Genève lần thứ hai.

Trước khi gửi, Đức Hộ Pháp có yêu cầu Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, buổi ấy c̣n là Thủ Tướng, đồng kư tên chung bức điện văn ấy, nhưng Thủ Tướng có bức công thơ xin Đức Hộ Pháp tự tiện kư tên và gửi một ḿnh, viện lẻ rằng theo thủ tục, người không thể kư tên bản điện văn ấy chung với Đức Hộ Pháp.

3.-Vấn: Cụ nghĩ thế nào về giải pháp “Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia” và Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống?

    Đáp: Giải pháp Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia là một giải pháp để mở màng cho giải pháp Ḥa B́nh Chung Sống chớ không có điều chi phản trắc nhau. Trái lại Đức Hộ Pháp có ư định hiệp ḥa trong nội bộ Miền Nam trước rồi sau đó mới đi đến chỗ hiệp ḥa giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

4.-Vấn: Thưa Cụ, tại sao  Đức Hộ Pháp vừa chủ trương một đường lối quân sự, dùng quân lực là Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia rồi lại xoay qua đường lối bất bạo động là chánh sách Ḥa B́nh Chung Sống.

    Đáp: Đức Hộ Pháp không lúc nào chủ trương bạo động hết. Việc thành lập Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia chủ ư là t́m phương hiệp các lực lượng quân sự của các đoàn thể vơ trang để thống hợp với quân lực Quốc Gia lập thành một quân đội duy nhứt để tránh cuộc nồi da xáo thịt cốt nhục tương tàng chớ không phải để gây cuộc chiến tranh . Đó là một phương hiệp trong nội bộ Miền Nam để rồi tiến đến việc ḥa hiệp hai miền Nam và Bắc như đă nói trên.

Mọi người có lẽ c̣n nhớ rằng, trong bản yêu sách dâng lên Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm buổi ấy có khoản xin “Quốc gia hóa” tất cả các lực lượng vơ trang ấy.

Nếu ư định hiệp ḥa ấy bất thành và đă biến ra một trường hổn loạn gây những ác chiến sát hại biết bao nhiêu sanh mạng thanh niên yêu quí của đất nước là chẳng phải do ư muốn của Đức Hộ Pháp mà là do những hạng người hám quyền, trục lợi, đă đồ mưu dục loạn trong ấy.

Những ngày ấy, ngày kia quốc dân và lịch sử sẽ vạch mặt thiệt thọ để bia danh muôn thuở.

5.-Vấn: Xin phép Cụ giải thích mối liên quan giữa Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống và thuyết Sống Chung của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Cộng?

    Đáp: Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng chủ trương sự thống nhứt Quốc Gia bằng phương pháp ḥa b́nh.

Nhưng có điều đáng chú ư là: Cũng như phong trào Cách Mạng Quốc Gia và các đoàn thể thân hữu ở trong Nam hiện đang làm lực lượng hậu thuẫn cho chánh quyền Miền Nam, th́ Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là một mặt trận gồm các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo, tán thành đường lối chánh trị của chánh phủ Miền Bắc và là lực lượng hậu thuẫn cho chánh quyền Miền Bắc, lập trường đối lập với Miền Nam.

C̣n Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống của Đức Hộ Pháp chủ trương th́ có một tánh cách hoàn toàn trung lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp của hai miền Nam và Bắc, không theo Nga, Tàu, mà cũng không theo Mỹ, t́m cách mở đường cho hai miền Nam Bắc gặp nhau để thương lượng ḥa b́nh cùng nhau trong vấn đề thống nhứt dân tộc và lănh thổ Việt Nam.

Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống đứng trên nền tảng Dân Tộc, áp dụng luật Bác Ái và Công Bằng để đem lại một nền Ḥa B́nh và Hạnh Phúc cho toàn dân. (Khoản 2 điều 3 bản Cương Lỉnh Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống).

6.-Vấn: Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống có ngăn trở lập trường của chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa Miền Nam hay không?

     Đáp: Chánh sách Ḥa B́nh Chung Sống không bao giờ ngăn trở lập trường của một chánh quyền nào, dầu trong Nam hay ngoài Bắc cũng vậy, trái lại nơi đoạn 2 quyển 1 của Bảng Cương Lỉnh có câu: “Hữu dụng nền độc lập của mỗi miền đă thu hồi do hai khối đă nh́n nhận (Chánh phủ Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm ở Miền Nam).

Điểm nầy có ư nghĩa rất rơ rệt không thể nào ai giải thích xuyên tạc nó đặng và bảo rằng nó chống lại chánh quyền Miền Nam hay Miền Bắc.

Nó chỉ có phận sự ḥa giải đôi bên thế nào cho đi đến chỗ hợp đồng tâm lư để thống nhất nước nhà.

Giữa hai chế độ khác nhau, mọi người đều tự hỏi làm sao dung ḥa hai chủ nghĩa cho đặng? tuy là khác nhau về lư thuyết, nhưng từ cổ chí kim, ai ai cũng nhận quả quyết rằng những phương pháp độc tài, tàn bạo, bất nhơn, bất nghĩa không bao giờ tồn tại đặng. Do đó dầu dưới chế độ Cộng Sản Nga hay là Tư Bản Mỹ th́ phải có những quan điểm dung hợp nhau ở chỗ Nhơn Đạo, Bác Ái và Công B́nh. V́ đó mới có cuộc Thi Đua Nhơn Nghĩa giữa hai Miền Nam và Bắc đă dự định nơi khoản 3 điểm 1 của Bản Cương Lỉnh Ḥa B́nh Chung Sống do Đức Hộ Pháp chủ trương. Ai không đi trên con đường Nhơn Nghĩa, Đạo Đức, Bác Ái và Công B́nh th́ tự diệt lấy ḿnh và sẽ bị toàn quốc dân đào thải, không thể đổ lỗi cho Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống đặng.

7.-Vấn: Thưa cụ, Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống là một đường lối chánh trị. Mà Tôn Giáo có nên làm chánh trị hay không?

Đáp: Đời có chánh trị của Đời, mà Đạo th́ có chánh trị của Đạo.

Theo mặt Đời, với sự nhận thức thông thường, hể làm chánh trị th́ phải mưu mô, xảo quyệt, dùng tất cả mọi biện pháp để tranh thủ kỳ được chánh quyền cho một cá nhân hay một đảng phái. Muốn đi đến mục đích th́ tất cả mọi biện pháp đều tốt (Tous les noyens sont bons) chẳng kể nó là bạo tàn, bất nhơn, bất nghĩa hay không.

Điều đó quả quyết không bao giờ Đạo Cao Đài chịu làm.

Trái lại Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống là một đường lối chánh trị của Đạo Cao Đài phải làm, v́ nó xây dựng trên nền tảng hoàn toàn Đạo Nghĩa, chẳng v́ Danh, chẳng v́ Lợi và cũng chẳng v́ Quyền, mà chỉ v́ mục đích cứu nhơn, độ thế, t́m cách cứu mạng sanh linh khỏi bị đưa ra băi chiến trường tiêu diệt và đem lại Ḥa B́nh, Hạnh Phúc cho toàn dân.

Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống không chống chánh quyền và cũng không tranh chánh quyền.

8.-Vấn: Thưa cụ cho biết ư kiến về ngày hồi hương của Đức Hộ Pháp và cụ?

Đáp: Trước t́nh trạng đau thương của dân tộc Việt Nam phải chịu cảnh chia sẽ nước nhà có biết bao nhiêu người Bắc vào Nam và bao nhiêu người Nam phải tập kết ra Bắc, hằng ngày đang mỏi mắt trông đặng sum hợp trong cảnh gia đ́nh êm ấm để chồng gặp vợ, cha mẹ gặp con, anh em ḥa ái th́ Đức Hộ Pháp và tôi, dầu phải bất lực ngồi nh́n đi nữa, th́ cũng tự ḿnh lưu vong để cùng nhau chia đau, sớt thảm với đồng bào.

Ngày giờ nào chưa đem lại sự ḥa hiệp giữa hai Miền Nam và Bắc Việt Nam để xây dựng cho dân tộc Việt Nam một nền quốc gia thống nhất trong t́nh nhân ái th́ Đức Hộ Pháp và tôi nhứt định không chịu hồi hương.

9.-Vấn: Thoảng như Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống của Đức Hộ Pháp không đặng Chánh Quyền hai miền tán thành th́ Cụ có nghĩ phải làm sao?

Đáp: Đạo bao giờ cũng lấy chữ “ôn ḥa” mà xử sự. Giải pháp Ḥa B́nh Chung Sống của Đức Hộ Pháp ngày nay không c̣n một ai mà không hiểu biết. Từ Liên Hiệp Quốc, các cường quốc và trong nội quốc, hai cụ Ngô Đ́nh Diệm và Hồ Chí Minh cũng tiếp đặng thơ và Bản Cương Lỉnh của Đức Hộ Pháp. Ngoài ra các văn kiện ấy đă đặng phổ biến sâu rộng trong toàn các tầng lớp nhân dân đều hiểu rơ.

Tôi quả quyết chẳng có một ai có lư do ǵ phản đối Chánh Sách Ḥa B́nh Chung Sống ấy, hay là từ chối việc thi hành nó,

Chánh sách ấy nhứt định phải thành công v́ ngoài đường lối ấy, chẳng c̣n phương pháp nào giải quyết vấn đề Thống Nhứt nước Việt Nam bằng phương pháp ôn ḥa.

Dầu muốn dầu không chánh quyền hai Miền không sớm th́ muộn cũng phải thi hành, v́ cuộc biến chuyển quốc tế phải làm theo.

Thoảng như, v́ ngoan cố, tư quyền, tư lợi, mà một trong hai chánh quyền Nam và Bắc không chịu tán thành đường lối ḥa b́nh ấy, th́ họ phải chịu án gây cuộc nội chiến, cốt nhục tương tàn, đưa người Việt đi giết người Việt.

Tội án đó toàn thể quốc dân sẽ  xử trị họ một cách đau thương và lịch sử sẽ ghi chép muôn đời…chớ riêng Đức Hộ Pháp và tôi cùng toàn Đạo Cao Đài đứng về mặt Đạo, chẳng hề khi nào dùng mưu mô hay biện pháp nào ám muội để bắt buộc họ thi hành hay là lật đổ họ để thay thế.

10.-Vấn: Thưa cụ, một khi giải pháp Trung Lập và Ḥa Giải của Đức Hộ Pháp được ưu thắng, nhân dân Việt Nam sẽ đồng thanh triệu thỉnh Đức Ngài và Cụ đứng ra lập chánh phủ, Cụ sẽ xử trí thế nào trước trường hợp đó?

Đáp: Tôi là một người tu, c̣n Đức Hộ Pháp hơn nữa lại là Giáo Chủ của một nền tôn giáo th́ không thể nào chúng tôi cỗi áo cà sa để mặc cẩm bào cho đặng.

Đă vậy, từ ngày bộc khởi phong trào cách mạng  giải phóng dân tộc đến nay, Đạo Cao Đài vẫn luôn giữ một thái độ thủy chung như nhứt.

Sau ngày 9-3-1945 lật đổ chánh quyền của thực dân Pháp, th́ người Cao Đài trở về với Đạo Cao Đài và không lưu tâm đến việc nắm chánh quyền.

Từ đó về sau, biết bao nhiêu dịp đưa đến mà Đạo Cao Đài có thể ra nắm chánh quyền (như kỳ Thượng Sứ Pháp Bollaert yêu cầu Đức Hộ Pháp ra nắm chánh quyền chẳng hạn) nhưng Đức Hộ Pháp và toàn Đạo một mực thối thác luôn mà thôi.

Trái lại, Đạo Cao Đài luôn  luôn ủng hộ tất cả các chánh phủ đă kế tiếp nhau để giúp họ thiệt thi nhơn nghĩa mà thôi.

Những chánh phủ ấy, sau khi nhờ Đạo Cao Đài ủng hộ trở nên mạnh, rồi lại tự ḿnh làm điều bất nhơn, bất nghĩa, hay tàn bạo, độc tài, th́ họ tự diệt lấy ḿnh mà thôi, chớ chưa hề thấy Đạo Cao Đài nhúng tay vào sự lật đổ họ hay là đảo chánh, cướp chánh quyền trong tay người Việt lần nào, mà chỉ có đảo chánh một lần duy nhất là đảo chánh thực dân Pháp nhưng cũng không chịu nắm chánh quyền.

Như thế th́ chẳng có lư do ǵ mà nay Đức Hộ Pháp hay là tôi lại ra nắm chánh quyền làm ǵ?

Song chúng tôi và toàn thể Đạo Cao Đài sẽ luôn luôn sẵn sàn ủng hộ các nhơn vật ưu tú, vô lượng, vị tha, có ḷng thương nước, mến dân, dám hy sinh phụng sự cho tổ quốc giống ṇi để lănh Đạo cầm quyền cho toàn dân đặng hưởng hạnh phúc của cảnh thái b́nh, âu ca lạc nghiệp.

Có vậy mới thật hành đặng câu: “Đạo d́u đời và Đời nương Đạo” của Đức Chí Tôn đă dạy từ thử. Nói đến đây tôi nhớ bài Thánh giáo của Đức Nhàn Âm đă dạy và xin mạng phép đọc lại bạn nghe chơi:

Gánh đời đă tự cất lên vai,

Trau chuốc sao cho đủ trí tài.

Tấn thối dè chừng mưu kế hiểm,

Thiệt hư ǵn nhẹm chước phương hay.

Dụng quyền hơn đức, quyền tan nát,

Tạo thế kém nhân, thế đọa đày.

Ví biết giống ṇi đương thống khổ,

Trở đương cho vẹn phận làm trai.

 

Làm trai cho vẹn phận,

Nợ non sông muốn gánh phải lo tṛn.

Giữa biển khơi lắc lở chiếc thuyền con,

Cơn sóng gió liệu cho c̣n hay đễ mất.

Khóc nước loạn rừng hôm con quốc quốc,

Là v́: Máu thành sông thây chất ví non cao.

Kiếp ngựa trâu Việt chủng vẫn kêu gào,

Đá tinh vệ chừng bao cho lắp bể.

Vận hội đến đă xây thời thế,

Bởi hung tàn mà chưa thể thoát lệ nô.

Bốn ngàn năm một gánh cơ đồ,

Chia rẽ măi mà điểm tô không kịp bước.

Đời lấn Đạo, Đời xa cội phước,

Đạo d́u Đời, vận nước mới an.

Đức lập Quyền cơ Đạo châu toàn,

Quyền xua Đức nhân gian thống khổ.

Lấy chí Thánh d́u đời giác ngộ,

Dụng bạo tàn đâu phải chỗ an bang.

Trị theo đời mà dân chúng vẫn lầm than,

Đó là d́u chúng đến con đường tự diệt.

Do bốn chữ Minh, Cang, Liêm, Khiết,

Đạo hay Đời trăm việc cũng thành.

Gắng đề pḥng bă lợi đua tranh,

Cầm hạt giữ đạm thanh khi sớm tối.

Chậm răi bước đường xa chớ vội,

Góp ư hay mở lối cương thường.

Thương đời cho trọn chữ thương.

(Trích trong Tập San Ḥa B́nh từ trang 18 đến trang 26)

 

 

15.  ĐỨC HỘ PHÁP KÊU GỌI

CHỨC SẮC ĐẠI THIÊN PHONG LƯỠNG ĐÀI

THI HÀNH CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG

 

Hộ Pháp Đường                                                   Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Văn pḥng                                                                (Tam thập nhị niên)

……                                                                          Ṭa Thánh Tây Ninh

Số: 001/HP-HN-V                                           ……………………………….

                                                                                            HỘ PHÁP

                                                   Chưởng Quản nhị hữu h́nh đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng

                                                                             Gửi cho Chánh Phối Sư (1)

Hiền Huynh,

Hiền Huynh nên hội riêng biệt với Thượng Chánh Phối Sư Thượng Sáng Thanh và Thái Chánh Phối Sư Thái Bộ Thanh một cách kín đáo, hỏi hai người đủ can đảm đặng đảm đương phận sự Chánh Phối Sư hay không? Rồi chính họ viết thơ ngay cho Bần Đạo biết ư định. Bần Đạo không tin rằng: đă từng tuổi như hai vị lăo thành mà không nhắm luật quyền đời nào uy hiếp tinh thần cho đặng, mà cũng là người chung đứng kư Thỏa Ước cùng chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm th́ đă ra người quyền lực bất khả xâm phạm mà lại rụt rè sợ sệt chánh quyền Miền Nam của Ngô Đ́nh Diệm. Nói cho cùng đi nữa, chúng dụng cường quyền bắt tù đày hay là giết chết cũng chẳng phải lẽ đến nước nhút nhát sợ sệt như thế ấy. Đă gặp dịp làm phận sự đàn anh cho xứng đáng đặng ngồi trên đầu trên cổ con cái Đức Chí Tôn, mà nay gặp đặng việc may lập nên giá trị với chúng mà không tṛn phận sự th́ thật là oan uổng, là rất hổ thẹn dành để cho tương lai ḿnh đó. Hôm nay, Đạo đă hiển nhiên biến thành trước mặt Quốc Tế là nạn nhân của Thuyết Ḥa B́nh Chung Sống của nhơn loại, th́ dầu đến nước tử Đạo đi nữa là Thánh Tử Đạo của toàn thiên hạ. Giá trị ấy không lẽ ḿnh chẳng can đảm tử Đạo.

Coi chừng kỳ khảo dược đặng định giá ḿnh buổi nầy là kỳ gắt gao không dễ luận. Hơn đôi triệu cặp mắt đang ḍm ngó hành vi của chúng ta buổi nầy đó vậy.

***

Hiền Huynh lại c̣n làm ơn dùm cho Bần Đạo, mời riêng biệt chư vị Đại Thiên Phong của Hiệp Thiên Đài là Bảo Thế Lê Thiện Phước, Khai Đạo Phạm Tấn Đăi, Tiếp Pháp Trương Văn Tràng và Tiếp Đạo Cao Đức Trọng hội họp cùng nhau đặng cho Bần Đạo hiểu rơ ràng hai lẽ: Một là hành Đạo, hai là không, đặng Bần Đạo quyết định.

C̣n theo sự dự định của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho chư vị Đại Thiên Phong th́: hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền th́ cả chức sắc Thiên Phong hội cùng nhau định cử.

Nếu Đạo không may, cả Chức Sắc Thiên Phong đều bị bắt tù đày hết th́ chừng ấy cả toàn thể tín đồ công cử nhau đặng cầm quyền của Đạo.

Cấp thời chư vị Thiên Phong đă nắm giữ chủ quyền, phải hội cả Thiên Phong tuyển chọn người phụ với ḿnh cho sẵn. Thoảng như có bị Chánh Quyền bắt th́ người thừa quyền đó lên thế. C̣n người thừa quyền ấy cũng tiếp tục chọn người sẵn thay thế cho ḿnh khi bị bắt. Tức cấp giờ phút nầy phải có sẵn người thay quyền chấp chánh cho chư vị Đại Thiên Phong.

Bần Đạo trông đợi bức thơ của Huyền Huynh hồi âm về kết quả của sự hội nhóm rồi sẽ ban toàn quyền cho ba vị Chánh Phối Sư làm chủ Đại Nghiệp của Đạo, chớ không tùng quyền ai nữa hết.

Về những vị đă bị bắt giam tù, Hiền Huynh nên lập tờ ban khen cho cả Chức Sắc Thiên Phong của Đạo mà bị Chánh Quyền Ngô Đ́nh Diệm bắt cầm tù, rồi dâng lên cho Bần Đạo phê chuẩn.

***

Riêng về việc Chánh Quyền buộc triệt hạ những tấm bảng “Thánh Thị Vô Pḥng Thủ”, Hiền Huynh nên gửi công văn của Chánh Phủ buộc Hội Thánh gở bảng ấy lên cho Bần Đạo định liệu.

Kim Biên, ngày 20 tháng 2 Đinh Dậu (23-3-1957)

HỘ PHÁP

(Ấn kư)

(1) Ngọc Chánh Phối Sư lúc bấy giờ là Ngài Ngọc Non Thanh

 

 

16.THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

TẠI TRÍ HUỆ CUNG (Ngày 26 tháng 12  năm Canh Dần)

 

Hôm nay là ngày thuyết Đạo trọng yếu, cả thảy ráng để ư nghe cho rơ, đừng để rồi sau  hối hận. Bần Đạo xin cả thảy lẳng lặng nghe cho rơ.

Trước khi mở lời, Bần Đạo cám ơn toàn thể cả con cái Đức Chí Tôn Nam, Nữ nhứt là để lời yếu thiết nồng nàn cám ơn chánh thể của Ngài tức nhiên Hội Thánh.

Các bạn; ngày nay Bần Đạo tạm giải chức Hộ Pháp giờ phút nầy là người bạn tu của các bạn mà thôi. Bần Đạo tạm giải chức Hộ Pháp đặng đến với con cái của Ngài, với một t́nh nồng  nàn Hộ Pháp cũng là người bạn Thiêng Liêng về phần hồn với con cái của Ngài.

Trí Huệ Cung là một cơ quan tận độ chúng sanh đă xuất hiện nơi cửa Đạo Cao Đài nầy. Bần Đạo nói rằng: nó không phải của ta, của đặc biệt của chúng ta, mà nó là của toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy; bởi nó tượng trưng cho h́nh ảnh Chí Linh Đức Chí Tôn nơi thế nầy, mà hể tượng trưng h́nh ảnh Chí Linh tức nhiên không có quyền nào nắm nó được, v́ nó là của đặc biệt của toàn thể nhân loại, tức nhiên toàn thể con cái Đức Chí Tôn. Nó không cho phép phân biệt đảng phái, Tôn Giáo hay ṇi giống nơi mặt địa cầu nầy.

Cửa Thiên Hỉ Động là cửa Thiêng Liêng Hằng Sống của toàn thể các đẳng chơn linh, nên nó không chịu thúc phược hay là nô lệ cho tư tưởng nào, hơn là tượng trưng cái quyền vô tận, vô đối của Đấng Chí Linh, hằng tạo dựng đại nghiệp cho con cái của Ngài nơi địa cầu nầy, tức nhiên toàn thể nhân loại đó vậy.

Nó đă dẫn đến đặng chi?

Đặng làm bạn chí thân cùng toàn thể con cái của Ngài th́ nó phải có độ lượng yêu ái nồng nàn. Nó không phân biệt tư tưởng hay h́nh thể, nếu nó c̣n tư tâm để cả tinh thần nơi một chủ hướng nào, th́ nó đă phạm quyền vô biên của Đức Chí Tôn tại thế đó vậy.

Ấy vậy, toàn thể con cái của Đức Chí Tôn, các bạn đồng cùng Bần Đạo không phân biệt đảng phái hay ṇi giống tư tưởng nào, Bần Đạo đă thọ mạng lịnh nơi Đức Chí Tôn đến làm bạn với con cái của Ngài, nhứt là Cửu Nhị Ức Nguyên Nhân tỉnh mộng lại. Những h́nh thể của thiên hạ đă do nơi trí óc con người từ thử đến giờ, chưa có ai đặng quyền nắm cơ giải thoát, th́ giờ phút nầy Cửu Nhị Ức Nguyên Nhân không c̣n đọa lạc.

Bần Đạo cả tiếng kêu con cái Đức Chí Tôn, nhứt là Cửu Nhị Ức Nguyên Nhân tỉnh mộng lại, ngó nơi Trí Huệ Cung phải vào cửa ấy mới đoạt đặng mà thôi, đoạt cơ giải thoát đặng, mới nhập vào cửa Thiêng Liêng Hằng Sống mà Đức Chí Tôn đă tạo dựng riêng biệt dành để cho mọi người.

 

 

17. MĂNH LỰC CỦA ĐỨC TIN

 

Hàng vạn tín đồ ở các nơi về Ṭa Thánh, người Miên vượt biên giới đến làm công quả.

Ngày nay, quan chiêm Ṭa Thánh Tây Ninh, không ai là không nhận đấy là kỳ quan bất hữu trên lănh thổ Việt, một công tŕnh kiến trúc vừa lạ mắt vừa đặc sắc, Nhưng ngược ḍng thời gian, ai biết chăng nổi khổ cực gầy dựng buổi đầu? Nếu không bền vững một ḷng tin, nếu chẳng có ư chí phụng sự Đạo giáo, chưa dễ có một nền móng tuyệt hảo cho Ṭa Thánh như bây giờ.

Để tưởng nhớ công ân tiền nhân, chúng ta hăy xem qua công tŕnh người trước đă khai Đạo Cao Đài tại vùng Thánh Địa Tây Ninh như thế nào. Và để thấy được công năng của mănh lực đức tin.

Như mọi người đều biết, Ṭa Thánh Tây Ninh thiết lập đầu tiên từ năm Bính Dần 1926, đến nay đă trên 40 năm (tác giả viết bài nầy năm 1972). Chính Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh và nhiều vị Chức Sắc đă vâng theo Thiên ư, cùng nhau đứng lên khai sáng Đạo Trời, chọn Tây Ninh làm nơi Thánh Địa.

Trong quá tŕnh lịch sử khai nguyên Đạo Cao Đài, đầu tiên mượn chùa Từ Lâm (G̣ Kén) để làm nơi cầu cơ tiếp điển, rồi sau đó th́ dời ra Tây Ninh mua đất của vị Kiểm Lâm người Pháp, phá rừng để xây cất Ṭa Thánh.

Hơn 40 năm về trước, thời kỳ cơ khí chưa được đầy đủ phương tiện như bây giờ, th́ công việc phá rừng với sức người, với một niềm tin bất diệt làm động lực khuyến khích phấn khởi, đáng cảm khái biết bao.

Ở thế gian, đời sống con người không có ǵ mạnh hơn “đức tin”. Có đức tin th́ có thể lắp biển dời non, dám chết sống để trung thành với lư tưởng niềm tin của ḿnh, bất chấp mọi gian lao cực nhọc, dầu cho phải hy sinh thân mạng tiêu tan cả sự nghiệp đi nữa cũng không buồn. Đức tin là vật báo duy nhứt của loài người, để đạt thành những nguyện vọng chân chánh. Câu chuyện dưới đây chứng tỏ lời chúng tôi không ngoa.

Cách nay mấy mươi năm, tôi có một người bạn đồng niên vốn là một tín đồ thuần thành của Đạo Cao Đài, vẫn thường thuật cho chúng tôi nghe về chuyện phá rừng, đào đất, cốt cây, làm công quả trên Ṭa Thánh, là cả một vấn đề không thể tưởng tượng. Phải có bàn tay vô h́nh giúp đỡ, khiến cho đông đảo kẻ Đạo tâm, giàu ḷng tín ngưỡng, mới hy sinh triệt để trong việc khai sơn phá thạch buổi đầu.

Quí bạn đọc đều biết, đất Tây Ninh thuở trước hầu hết là rừng cấm, có nhiều thú dữ. Nhưng từ khi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư chọn địa điểm để làm cơ sở của Đạo sau nầy, nhờ mănh lực của đức tin mà khu rừng rậm biến thành nơi trang nghiêm tôn kính. Vâng thiên ư, đầu tiên người Miên xung phong làm công quả, rồi truyền cho Đạo hữu xa gần hay biết, chỉ trong một thời gian ngắn đă huy động được những tấm ḷng nhiệt thành sẵn sàng hy sinh cho Đạo. Số tín đồ ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh hay tin, lần lượt bảo nhau lên Tây Ninh, làm công quả cả ngày lẫn đêm, tự túc mà lo việc chung, không phàn nàn khó nhọc chi cả. Hết lớp nầy đến lớp khác, ăn uống cực khổ  thậm chí không đủ mà ăn. Nước muối nấu với cơm cháy lược lại giống như màu nước tương, kêu là nước tương Đại Đạo chấm rau cải. Đọt cây rừng, loại nào ăn được th́ hái ăn hết nhứt là mít rừng, rau hẹ, khoai bắp v.v…Năm này sang năm nọ cũng thế. V́ số tín đồ đến làm công quả quá đông. Phần gặp thời kinh tế khủng hoảng thức ăn thiếu thốn. Các ông lớn cũng ăn uống kham khổ không kém, quả đúng ư nghĩa đồng lao công khổ với nhau. Kham khổ đến nổi đốn chuối cây xắt mỏng trộn ghém để mà ăn, cũng không đủ. Nhưng ai nấy vẫn vui cười, trong tinh thần phục vụ cho Đạo lư đến cao độ.

Ḷng tin của tín đồ thật vượt mức phi thường. Tất cả đều vui vẻ làm việc, không quản tuyết sương mưa gió. Trong số người làm công quả nơi Ṭa Thánh, gồm đủ mọi ngành mọi giới: thợ hồ, thợ mộc, thợ sơn, thợ điện, thợ rèn, thợ vẽ v.v…Ai chuyên môn ngành nghề nào th́ t́nh nguyện đảm nhận trách vụ thích ứng với khả năng.

Đặc biệt, giới làm công quả từ phái Nam cho tới phái Nữ đều thủ trinh cho đến khi thành tựu việc phá rừng xây cất Ṭa Thánh.

Lúc bấy giờ Tây Ninh như thể hiện đầy đủ tinh thần hy sinh từ bi bác ái. Bốn phương tấp nập kẻ tới người lui, quang cảnh rộn rịp náo nhiệt. Các nhà Mạnh Thường Quân giàu ḷng Đạo đức ở lục tỉnh, đem tiền của đến cúng để đóng góp vào việc xây dựng Ṭa Thánh. Có người bán cả gia tài để hiến dâng. Tinh thần hy sinh cao cả ấy, nói lên ḷng tin vô bờ bến của con người hướng về Đấng Chí Tôn.

Người Miên vượt biên giới nhiều đợt đến Ṭa Thánh làm công quả

Chẳng những người Việt ḿnh tin tưởng Đấng Thiêng Liêng, từ các miền xa xôi đổ xô về hàng ngàn người để làm công quả đă đành, lại c̣n người Miên họ cũng lội suối, băng rừng lướt bụi đến để xin làm công quả. Họ đi nhiều ngă, ngơ Thiện Ngôn đổ xuống ngơ Điện Bà, ngỏ Soài Riêng, G̣ Dầu Thượng lên v.v…

Khi ấy, người Pháp thấy dân chúng kéo đến Tây Ninh càng ngày càng đông, đâm ra nghi ngại. Chúng t́m cách cấm đoán, ngăn cản không cho tụ họp đông đảo. Tội nghiệp cho mấy chú Miên vượt biên bị Pháp bắt giam giữ và đuổi về. Nhưng khi thả ra, họ cũng len lỏi đi ngỏ nầy, ngỏ kia đến Ṭa Thánh cho kỳ được để làm công quả.

Nhiều người hỏi họ:

-Các anh có Đạo không mà đến đây xin làm công quả?

Họ đáp một cách quả quyết:

-Chúng tôi được lịnh ông Săi Cả của chúng tôi, bảo phải đến đây để làm việc cho “Ông Trời”, nên chúng tôi quyết tâm đi đến nơi đến chốn, không sợ ǵ hết.

Chắc có lẽ Săi Cả người Miên nghe được tiếng nói vô thinh hoặc tiếp được điển Thiêng Liêng của ơn trên, nên truyền cho người Miên đến đây để tiếp tay chung sự cơ Đạo.

Họ đến với ḷng chân thành, hăng say làm việc bất kể ngày đêm. Ăn uống kham khổ. Tối không đủ chỗ ngủ, phải nằm ngoài gốc cây thật là vất vả, nhưng không thoái chí ngă ḷng, luôn luôn đặt đức tin vào Ơn Trên pḥ hộ.

Một điều làm cho người Miên càng đắc chí hơn nữa, họ thấy h́nh Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa Kiền Trắc với Sa Nặc dựng trước sân Ṭa Thánh, họ cho đó là giống vị hoàng tử Miên ở nước họ. Bởi thế họ càng tin tưởng mănh liệt, cho đó là cùng chung mối Đạo với họ.

Mặc dầu người Pháp có ư cấm đoán, cản ngăn nhưng không sao lay chuyển được ḷng dạ con người khi đă vững ḷng tin. Dầu phải trả giá nào, họ cũng đạt cho kỳ được sở vọng.

Sự tín ngưỡng, chẳng riêng ǵ dân tộc Việt Nam, dân tộc nào cũng có quyền tín ngưỡng, không thể cấm đoán được.

Một điều đáng chú ư nhất: Số người Việt, người Miên vượt biên giới đến làm công quả đă đành, trong đó c̣n có một thiểu số dân Tà Mun, gốc ở B́nh Long, Vơ Dực về cư ngụ tại chân núi Điện Bà đầu tiên, trước thời tiền chiến. Họ cũng đến Ṭa Thánh làm công quả, được sự hướng dẫn của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giúp họ tu hành, nhập môn cầu Đạo, thờ Thầy.

Tỏ ḷng cảm phục, nhóm người Tà Mun ấy rời chỗ cũ, kéo nhau về cư ngụ ở ấp Ninh Lợi, thuộc xă Ninh Thạnh ngoại ô Ṭa Thánh. Số dân thiểu số nầy cũng thường ăn chay và cũng được cử làm chức sắc trong Đạo.

Hôm nay chúng tôi gợi lại câu chuyện từ buổi đầu của vùng Thánh Địa c̣n hoang vu rừng rậm, được đa số người nhiệt tâm với Đạo về đây tiếp tay, cả Việt lẫn Miên, mới được hoàn thành hỏi ai không cảm khái? Du khách giờ đây trông thấy quang cảnh Ṭa Thánh khang trang, vĩ đại, xin biết cho muôn vạn bàn tay tín đồ đă góp sức xây dựng, với một đức tin vững mạnh.

(Trích trong quyển Tây Ninh Xưa và Nay của Huỳnh Minh từ trang 251 đến trang 255)

 

 

18. TRÍ THỨC, TRÍ HUỆ

(Lời giảng của Ngài Hiến Đạo)

Thế nào là Trí Thức.

Do sự học hỏi và do sự kinh nghiệm mà hiểu biết, thuộc về trí thức. Như thế ta xem sử học biết nước ta có bốn ngàn năm văn hiến. Đời Hồng Bàng khai quốc, vua Hùng Vương là thủy tổ nước Việt Nam. Xem báo chí biết nước Trung Quốc có 800 triệu dân. Khoa học dạy ta biết điện tử năng, nguyên tử năng, công dụng quang tuyến X, sự lợi ích về vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền h́nh. Đó là hiểu biết về học thức.

Nhờ kinh nghiệm ta xem đây, có thể tiên đoán trời mưa trời nắng. Nghe gió biết gió thổi thuận chiều hay nghịch chiều tùy theo thời tiết. Nước nấu đến mức độ nào sôi, nước đá đến mức độ nào tan ră. Món ăn thức uống, món nào nên dùng hạp cơ thể, món nào dùng có hại. Đây là hiểu biết về kinh nghiệm.

Kẻ học rộng biết nhiều, hiểu nhiều thông thuộc kinh điển, có tài hùng biện, hoạt bát trong sự luận đàm, lịch duyệt về khoa ngôn ngữ, chỉ là người học hay, học giỏi, là người trí thức đó thôi, không phải là người trí huệ.

Người Trí Huệ là người như thế nào? Đây, người Trí Huệ là người như thế nầy.

Một hôm Đức Khổng Tử gọi riêng Ngài Tăng Tử là một trong những cao đệ của Thánh, mà nói rằng “Ngươi Sâm ơi! (Sâm là tên Thầy Tăng Tử) Đạo ta trước sau chỉ lấy một lẻ là suốt cả mọi việc trong thiên hạ”. Thầy Tăng Tử không ngần ngại, ứng khẩu ngay, đáp một tiếng “dạ”.

Thầy Tăng Tử theo Đức Khổng tử học Đạo, học tṛ đă thấm nhuần giáo lư của Thầy, đă lănh hội ư của Thầy, nên vừa nghe Thầy nói là hiểu liền. Cách lập giáo của Đức Khổng Tử căn cứ vào một lẽ là thiên lư mà thôi. Từ h́nh nhi hạ học, bàn về nhân sinh nhật tụng, nào là phẩm cách con người, tổ chức gia đ́nh, xă hội, quốc gia, nào là việc nhân nghĩa, việc lễ trí với h́nh nhi thượng học là phần triết lư bàn về thiên Đạo, nhân Đạo nhứt nhứt đều không ra ngoài thiên lư. Sự giảng dạy có mạch lạc, có hệ thống, môn nhơn nào sáng suốt, biết mối má t́m hiểu dễ dàng, nên nói lấy một lẽ mà suốt cả mọi việc trong thiên hạ là vậy. Sở đắc của Thầy Tăng Tử là ở chỗ đó. Cũng v́ vậy người ta thường nói học một biết mười.

Ông Galilée, người Ư nhà toán học và thiên văn học, thế kỷ thứ 17 thường hay ngẫm nghĩ một phương tiện nào để đo thời khắc, t́m măi ngày nầy qua ngày nọ mà không ra. Không có một ánh sáng nào, một tia hy vọng nào làm cho ông mở lối. Ông vẫn chú trọng vào việc t́m kiếm không ngừng.

Một hôm ông đi lễ nhà thờ về, t́nh cờ thấy một cái lồng đèn treo lắc qua lắc lại một cách đều đều. Bổng dưng tâm ông bật sáng tỏ, ông phát minh ra được cách đo ngày giờ. Rồi từ tỏ ngộ nầy đến tỏ ngộ khác, ông Galilée phát minh ra nào là hàng thử biểu, nào là cân để đo khí, đo nước và định các trọng lượng riêng của mọi vật.

Nhờ trí huệ mở rộng ông Galilée phát minh ra các cân đo trên đây.

Thời xưa Ngài Huệ Năng c̣n là người bán củi, ḷng mộ Đạo, quyết chí tu hành để cầu làm Phật. Một hôm khi đi bán về, gặp một người khách tụng kinh, qua đến câu “Không nên trụ vào đầu mà sanh tâm của ḿnh”. Bổng dưng tâm Ngài liền khai ngộ. Ngài hỏi khách tụng kinh ǵ? Khách đáp: “Kinh Kim Cang”. Lại hỏi khách thọ tŕ kinh điển nầy từ nơi đâu? Khách bèn chỉ ở đất kỳ châu huyện Hoàng Mai có một ngôi chùa mà Ngũ Tổ đang trụ tŕ giáo hóa.

Ngài về thu xếp việc  nhà, t́m qua đất Kỳ Châu đến huyện Hoàng Mai, lễ bái Ngũ Tổ xin thụ giáo. Qua những lời vấn đáp, Ngũ Tổ biết Ngài không phài như những người tầm thường mà là người có căn tri rộng lớn, sáng suốt, hiểu biết nhanh lẹ.

Ở chùa hơn tám tháng trường, làm công quả, đeo đá, đạp chày giả gạo ở chùa sau, không một ai để ư đến. Chỉ có Tổ thường theo giỏi, biết Ngài đă thuần thục, thấm nhuần Đạo pháp. Một hôm Tổ giảng kinh Kim Cang cho nghe, Ngài liền đại ngộ Tổ liền truyền pháp và trao y bát cho Ngài.

Đạo Phật gốc ở Ấn Độ truyền sang nước Trung Quốc kể từ Nhứt Tổ Đạt Ma đến Ngài Huệ Năng là vị Tổ thứ sáu. Ngài Huệ Năng vốn là người không học nên không biết chữ, chỉ nghe Tổ giảng kinh nhờ trí huệ mà đắc pháp.

Thầy Nhan Hồi nghèo đáo để, ở ngỏ hẻm , ăn th́ một giỏ cơm, uống th́ một bầu nước, ai dầu gặp cảnh ngộ ấy cũng lấy làm lo, thế mà Thầy thảng nhiên thư thái, không đổi cái vui, Đức Khổng Tử khen là người hiền. Thầy than nghèo mà không lo, không sợ, lại vui, vui về chỗ nào?-Vui về sở đắc của Thầy, Thầy đă tỏ ngộ được Đạo lư Thánh Hiền.

Bậc Thánh Nhơn như Đức Khổng Tử đến 50 tuổi tri thiên mạng. Tri thiên mạng là rơ thông chơn lư, là cái lư sanh trời đất và sanh muôn vật. Trời đất c̣n là nhờ cái lư ấy, vạn vật sống là nhờ cái lư ấy. Cái lư ấy là nguồn gốc và là giềng mối của trời đất, của muôn vật.

Đến 60 tuổi th́ nhĩ thuận, đối với sự lư nhơn vật trong thiên hạ, hễ điều ǵ lọt vào tai, th́ tức khắc phán đoán được ngay, không nghĩ ngợi mà hợp Đạo.

Đến 70 tuổi th́ tùng tâm sở dục, bất du củ, toan nói điều ǵ, làm điều ǵ, tùy theo ḷng muốn sau thời vậy, không bao giờ vượt ngoài khổ Đạo lư, thung dung mà trúng tiết.

Nghĩa chữ Trí Huệ mường tượng nghĩa chữ Trực Giác, không cần lư trí, không cần kinh nghiệm mà hiểu biết, hiểu biết một cách chính chắn và mau lẹ. Khi ḿnh nghe chạm phải một lời ǵ hoặc chợt thấy một vật ǵ, bổng dưng tâm ḿnh  bực sáng tỏ ra, bất th́nh ĺnh ḿnh hiểu biết. Sự hiểu biết bất ngờ đó gọi là Trí Huệ.

Septembre 1972

HIẾN ĐẠO

 

 

19. ĐÔI VẦN TƯỞNG NIỆM

ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM

 

Than ôi!

Trời Linh Điện chiều mơ hơi Xuân nhật,

Chuông Tổ Đ́nh sớm lắng mạch sầu dâng.

Thất ức niên danh tạc nghiệp tinh thần,

Tam kỳ hội sử ghi tay rường cột.

Mỗi năm đến ngày mùng một,

Cuộc lễ vào tiết tháng ba.

Bóng Đạo kỳ nền chánh giáo phất phới khắp sơn hà,

Ngôi Bửu Tháp nét uy linh sáng soi làu nhựt nguyệt.

Nhớ linh xưa:

Lập Đạo Cao Đài công ơn sao kể xiết,

Nhờ Đức Thượng Phẩm khổ hạnh vẫn không màng.

Trọn niềm tin bền chí việc xây bàn,

Tuân Thánh giáo t́m nơi, Người mua đất.

Ôi!!! H́nh dung lại giữa đêm trăng dời cốt Phật,

Trí mưu bày trong buổi tối dựng cḥi tranh.

Ven đường trẩy gốc cũng tạm bước hoàn thành,

Gặp lửa thử vàng là do nơi khảo thí.

Ngậm oan về nơi Thảo Xá lắm lúc rơi châu nhưng thương cử chỉ.

Nuốt thảm ẩn chốn Hiền Cung từng phen trẻ cột vẫn nói hùng hào,

“Bảo mầy làm chứng dùm tao…”

Cho hay, sự ngược đăi Trời muốn lọc lược chất vàng thau,

Phút chung qui người đành thong dong miền vân hạc,

Bốn hai tuổi trần hoàn cỗi xác,

Muôn triệu ḷng tín hữu chịu tang.

 

(Người giáng cơ)

“Ngảnh lại mà đau cảnh đoạn tràng,

“Cơi Thiên mừng đặng đứt dây oan.

“Nợ trần đă phủi ḷng son sắt,

“Ngôi vị nay vinh nghĩa đá vàng.

“Cỗi tấm chơn thành ḷa nhựt nguyệt,

“Phơi gan chí sĩ nhuộm giang san.

“Bốn mươi hai tuổi sanh chưa phỉ,

“Để mắt xanh coi nước khải hoàn.”

 

Hôm nay Hội Thánh thiết lễ cúng đàn,

Nhơn sanh thành tâm khẩn bái,

Quạt Long Tu độ hồn ly khổ hải.

Mâm quả phẩm chung trí hiến Chơn Quân.

Hỡi ôi! Thương thay, kính thay!

Hiển linh xin chứng./.

Quí Xuân Giáp Dần

HUỆ PHONG cẩn bút.

 

20. NGÀI KHAI ĐẠO GIẢNG

VỀ SỰ TÍCH CẦU NGUYỆN CHO NHI ĐỒNG,

NGÀY RẰM THÁNG TÁM TIẾT TRUNG THU

 

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện,

Kính thưa chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu Nam, Nữ.

Hôm nay rằm tháng tám là tiết trung thu, cũng là ngày lễ Tết Nhi Đồng, nên thường năm đến ngày nầy trong nước Việt Nam và Trung Hoa, các nơi đô thị, cùng các vùng thắng cảnh, những trẻ em nam nữ đua nhau mua sắm đèn giấy, đầu lân để nhảy múa chạy chơi giỡn trững ngoài đường các nẻo. C̣n phần kẻ trưởng thành có một số người thanh nhàn hẹn ḥ tụ hợp nhau, từ nơi từ khóm trong đêm nay mà thưởng nguyệt, ḥa đàn so tơ, xem trăng chung trà chén rượu, bánh mức nhăm nhi, trao đổi thi ca ngâm khúc, sau nầy thành lệ hóa ra một ngày lễ lớn.

Tiết Trung thu có nhiều cổ tích, tôi xin lược thuật một vài cổ tích về Trung Thu trước khi nhập đề câu chuyện cho Nhi Đồng.

Tích thứ nhứt.-Thường năm chỉ có ngày rằm tháng tám âm lịch là tiết Trung Thu trăng tỏ rạng sáng hơn các ngày rằm trong năm; nên có câu: “Thu nguyệt dương minh huy” (Trăng mùa thu sáng như mặt trời). Đời nhà Đường vua Minh Hoàng có mời một Thầy Đạo Sỉ giỏi về thuật số lắm, tên là La Công Viễn. Đêm rằm Trung Thu Đạo Sĩ vào chầu Vua. Vua thấy trăng sáng mới ao ước với Thầy Đạo Sỉ La Công Viễn rằng: “Phải chi Trẫm có phép ǵ lạ phóng được lên cung trăng để xem chơi”.

Thầy Đạo Sỉ liền cúi đầu tâu rằng: “Nếu Bệ Hạ muốn đi lên đó th́ tôi có thể giúp cho Bệ Hạ đi”.

Vua rất mừng đi với Thầy Đạo Sỉ ra ngoài sân chầu. Thầy Đạo Sỉ lấy gậy đang cầm nơi tay nhồi lên không trung, gậy ấy biến hóa ra thành một cái cầu rất dài màu trắng như lụa. Thầy Đạo Sỉ bước lên cầu trước, đưa tay hộ Vua lên theo. Đi cùng mút đầu kia cái cầu th́ thấy một cái cửa động lớn. Khi vào khỏi cửa động thấy phía trong hiện ra nhiều lâu đài nguy nga đẹp đẽ, tiến lại gần thấy có nhiều nàng Tiên xinh đẹp, xiêm áo đủ màu ḷe loẹt, đờn ca múa hát lạ thường, thế gian hi hữu, cách múa nầy theo sách gọi là “Nghê Thường Vũ Y” Vua xem và để ư nhớ. Khi Vua trở về trào, th́ c̣n nhớ các điệu vũ trên cung trăng, mới dạy người bắt chước luyện tập lâu ngày thuần thục, hễ đến rằm tháng tám th́ vua Minh Hoàng bày ra múa hát như trên Nguyệt Điện.

Tích thứ nh́.-Đời Vua Hùng Vương thứ tám, đến mùa mưa nhứt là đến rằm tháng tám, th́ dân chúng bị độc khí dưới đất xung lên, thiên hạ bịnh nhiều, nên Vua cùng dân bổn xứ tin tưởng rằng: Quần chúng bị tà ma quỉ mị quấy phá cám dỗ ốm đau, phần nhiều nhứt là đám Nhi Đồng.

Nhà Vua thấy vậy xót thương lê dân đau khổ nên lập bàn hương án, hương đăng trà quả, phẩm vật cầu nguyện Trời Phật, Thánh, Thần từ bi bố hóa cho trẻ em Nhi Đồng khỏe mạnh và nhà Vua c̣n muốn có đủ quyền năng diệu pháp ứng hiện nên bày ra múa lân, múa rồng nhang, cầm đèn bằng giấy có đủ thứ h́nh ngôi sao, ngư thú và đốt pháo tống ôn biểu diễn cùng đường để đuổi tà ma quỉ mị đi xa. Cứ mỗi năm tiếp tục thi hành lần lần thành lệ, nên dân chúng thường năm hễ đến ngày rằm tháng tám th́ làm y như các khoản nói trên, lại có tục các tiệm bán bánh làm thật nhiều bánh đủ thứ, tṛn tṛn h́nh như mặt trăng, mặn, ngọt, trắng, vàng đủ thứ chưng bày lũ lược để bán cho quần chúng dùng làm lễ quà cùng nhà khắp xứ và mua trái cây trong  mùa đem cúng rồi phát quà cho Nhi Đồng, lâu ngày thành tục lệ.

Tích thứ ba.-Lễ Hội Yến Diêu Tŕ

Tại Ṭa Thánh Tây Ninh, đặc biệt thường năm đến ngày rằm tháng tám là ngày kỷ niệm Đức Phật Mẫu hay là Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu và Cửu Vị Phật Nương đă giáng cơ bút dạy Đạo trước nhứt cho các vị Đạo đức đă thọ lănh Ngọc Hư Cung giáng trần mượn cơ bút mà lập Đạo như Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm, Đức Thượng Sanh và chư vị Thập Nhị Thời Quân hồi mới phôi thai, nền chánh giáo tại Việt Nam. Đức Phật Mẫu đă dạy: “Thường năm đến ngày rằm tháng tám là ngày trên Thượng giới nơi Cung Diêu Tŕ chư Phật, chư Tiên đồng cùng nhau Hội Yến Bàn Đào”, nên đến ngày nầy chúng tôi nhớ tuân theo thành tục lệ, sắm hoa quả, hương, đăng, lễ vật chưng bày đặc biệt tượng trưng như trên Cung Diêu Tŕ để tưởng niệm.

Đồng Nhi đứng thành hai bên Bàn Hội Yến Bàn Đào chưng bày. Lễ phẩm được xướng lên bài thài xưng tụng công đức các Đấng Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Phật Nương. Chư vị Thập Nhị Thời Quân và Chức Sắc Hiệp Thiên Đài thay phiên cùng nhau đi châm trà, rượu bày yến cho măn lễ.

Những lễ vật hoa quả khi cúng lễ Hội Yến rồi, sáng sớm ngày kế sẽ phân phát cho chư vị Đạo chúng Nam Nữ gọi là ân huệ điển lành của Đức Đại Từ Mẫu ban cho. (Lễ Hội Yến thường lệ cúng lúc ban đêm, thường thường khởi lễ vào lối 22 đến 24 giờ).

Trong những ngày lễ, các nẻo đường có múa lân, múa rồng nhang, Cộ Bông H́nh Phật Mẫu, Cộ Đèn do Nhi Đồng và học sinh đi biểu diễn trong Châu Thành Thánh Địa.

Tích thứ tư: Tục lệ cầu nguyện cho Nhi Đồng tại Ṭa Thánh Tây Ninh có khác hơn các nơi địa điểm khác, không phong tục hay phong hóa cổ truyền mà là thuần túy Đạo đức. Ngày rằm tháng 8 buổi ban mai, Chức Sắc Đại Thiên Phong cầu nguyện cho Nhi Đồng tại Chánh Điện; cầu nguyện rồi tất cả Nhi Đồng tập hợp nơi Trai Đường mà lănh thực phẩm của Hội Thánh phát quà cho đám Nhi Đồng nầy.

Xét v́ Đại Đạo khai mở đến thất ức niên th́ đám Nhi Đồng của Đại Đạo là một hy cầu lịch sử tánh t́nh Đạo đức, tương lai rường cột lâu dài để phổ thông nền chánh giáo sau nầy và cũng là tương lai hùng hậu của nước nhà nữa.

Trong đám Nhi Đồng tương lai nầy biết đâu xuất hiện nhiều chơn linh Thần, Thánh, Tiên, Phật lẫn lộn mượn cửa Đại Đạo giáng trần đầu kiếp kỳ Hạ Ngươn nầy hầu cứu dân độ thế, trái lại cũng có đám quỉ yêu quái gỡ đến để lẫn lộn cùng chúng ta làm giám khảo để khảo hoạch, phá khuấy chúng ta trên con đường tu luyện, nếu chúng ta hành Đạo không chơn chánh, không theo luật pháp qui điều. Vậy tuy rằng chúng ta có thể hữu h́nh đám Nhi Đồng c̣n nhỏ tuổi mặc dầu, mà biết đâu mấy vị nầy đă luân hồi chuyển kiếp xuống hoặc lên đặng đợi dự Long Hoa Đại Hội.

Sách có câu: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” (Người lúc đầu tánh mới sanh th́ tánh hiền lành). Nghĩ v́ đám Nhi Đồng trí c̣n đang sáng sạch sẽ, tinh thần c̣n minh mẫn tươi  tốt trong sạch như tờ giấy bạch, như nan sáp c̣n dẻo nên uốn sửa cách nào theo khuôn viên Đạo đức c̣n đặng. V́ thế mà Chức Sắc Đại Thiên Phong thành tâm trước điện tiền cầu nguyện Đức Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu cùng các Đấng Thiêng Liêng ban bố hồng ân mầu nhiệm uốn nắn luân chuyển thế nào cho đám Nhi Đồng nầy c̣n giữ được bổn căn hiển hích, linh hồn c̣n được làm chủ xác thân, đàn áp bớt thất t́nh lục dục, thi hành trọn vẹn tâm tánh lành đến khôn lớn trở nên người hảo tâm, hiếu tâm, đạo tâm, huệ tâm và huệ trí. C̣n về phần xác thân được quí thể an khương tinh thần mẫn huệ ḥng sau nầy có thể độ rỗi chúng sanh nhập vào cửa Đạo tu hành giác mê khải ngộ, cải ách tùng lương để tránh thiên tai địa chấn kỳ Hội Long Hoa nầy.

Tôi cũng thay mặt Hội Thánh kính gửi gấm đám Nhi Đồng Đại Đạo này cho quí vị Cha Mẹ, Cô Bác, Anh Chị thân tộc của chúng nó. Chúng tôi, Hội Thánh ước mong tất cả quí vị ráng thận trọng thi hành phương pháp giáo dục đám Nhi Đồng thế nào cho hợp pháp, quí vị giữ được hạnh kiểm đạo đức hiền lương ôn ḥa đối nội hay đối ngoại các hành vi của quí vị để làm gương mẫu dạy răng cho chúng Nhi Đồng nầy. Chúng nó sẽ bắt chước noi gương sáng suốt của quí vị Cha Mẹ, Bà con, Cô bác, Anh chị đàng trên lại thường ngày ăn nói thi thố gần gũi với chúng nó.

V́ lẽ thứ nh́, đầu óc đám Nhi Đồng này c̣n non nớt hay hấp thụ bắt chước những hành vi của những người thường ở gần gũi chúng nó.

Trước khi dứt lời chúng tôi cầu nguyện Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng ban phước lành cho tất cả gia đ́nh quí vị được khương cường mạnh khỏe và cầu nguyện được sóng dịu gió êm, con thuyền từ bi đưa chúng sanh lướt qua bờ bễ ngạn.

KHAI ĐẠO

 

 

21.ĐỨC HỘ PHÁP THUYẾT ĐẠO

VỀ HÀNH TÀNG TRONG BA THÁNG

ĐỨC Ngài NHẬP TỊNH NƠI TRÍ HUỆ CUNG

(Thuyết Đạo đêm 17 tháng 4 năm Tân Măo (1951) tại Đền Thánh.

Thưa cùng chư Chức Sắc Thiên Phong,

Trước khi Bần Đạo để lời về Đạo đức tinh thần cho toàn con cái Đức Chí Tôn, Bần Đạo xin cám ơn toàn thể nam nữ.

Bần Đạo nói rằng: Nhờ t́nh cảm của toàn thể chư Đạo hữu mà Bần Đạo hưởng một đặc ân của Đức Chí Tôn ban cho.

Kể từ ngày nhập tịnh nơi Trí Huệ Cung, chắc con cái Đức Chí Tôn đều đánh dấu hỏi: Đức Hộ Pháp nhập tịnh để làm ǵ? Muốn làm ǵ? Nghĩa lư ǵ? Mà nhập Trí Huệ Cung trong ba tháng nay ?

Vậy Bần Đạo giải rơ hành tàng trong ba tháng mà Bần Đạo đă làm, cái hành tàng đó cũ kỹ chớ không mới lạ ǵ. Cái hành tàng về mặt Đạo giống như bốn mươi ngày của Đức Chúa Jesus ra ngoài sa mạc cầu khẩn với Đức Chí Tôn ban bố hồng ân cho toàn nhơn loại đặng đem cơ quan cứu thế của Ngài giao cho khắp xă hội nhơn quần được hưởng, giống như Đức Thích Ca vào vườn Bồ Đề ngồi thiền định đặng xin giải thoát cho chúng sanh.

C̣n về mặt thế, nó giống như vua David v́ tội t́nh nhơn loại mà buổi nọ ra đồng sa mạc cầu đảo, xin giải pháp cứu khổ cho dân Y Sơ Ra En (Israel), giống như vua Hạ Vơ mặc hài gai, đội nón lá, chịu phong trần đặng cầu đảo cho quốc dân khỏi tội.

Muốn nói rơ hành tàng căn mạng của toàn thể nhân loại và toàn thể dân Việt Nam đă làm cho Bần Đạo phải chịu ba tháng nơi chốn tịch mịch, để cầu khẩn với Đức Chí Tôn ban hồn ân đặc biệt đặng cứu rỗi lấy họ là đem cơ quan cứu khổ của Ngài đă thiệt hiện cho toàn thể nhơn loại nhứt là sắc dân yêu ái đồng chủng cùng Bần Đạo là sắc dân Việt Nam.

Chúng ta thử hỏi một người tượng trưng tinh thần của một dân tộc, tinh thần Đạo đức cho nước Việt Nam đă có sứ mạng đem tinh thần Đạo đức ấy cứu khổ cho thiên hạ sửa lại cái hành tàng hung ác của người đời cho thành giọt nước Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn, nước Thiêng Liêng Đạo đức của Ngài, dọn con đường thánh đức cho sạch sẽ đừng cho nhơ bẩn, ấy là nước chí thánh của Ngài, c̣n giọt cam lồ đem rưới khắp toàn thể con cái của Ngài tức là cả chúng sanh nơi mặt địa cầu nầy, người ấy c̣n phải làm thế nào hơn?

Ôi! Cái cao vọng buổi nầy ai cũng muốn làm, được hay chăng không phải do quyền của ḿnh, kẻ xin th́ khác, mà kẻ cho lại khác.

Hại thay tạo nghiệp của nhơn loại, từ khi có nơi mặt địa cầu nầy, đến bao giờ mới bảo vệ được sanh mạng của họ, cấp tiến trong con đường giải khổ, họ đă gây thêm trong sự nghiệp của họ tội chướng th́ nhiều mà phúc hậu lại ít, biểu sao không có trường lưu huyết.

Nếu chúng ta giở lịch sử ra xem, từ năm mươi năm nay, khởi đầu thế kỷ 20 dĩ chí đến năm 1951, không buổi nào nhơn loại hưởng đặng hạnh phúc ḥa b́nh, chỉ tương tàn tương sát với nhau mà thôi. Nếu không có quyền năng Thiêng Liêng kia th́ Bần Đạo nói quả quyết rằng: Không ai cứu chữa tội t́nh nhơn loại được. Chúng ta thương nhơn loại không bằng cha sanh ra con, đă sinh ra vừa h́nh thể, vừa linh hồn tức là Đại Từ Phụ. Ngài đă cầm sanh mạng của nhơn loại mà không cứu chữa tội t́nh của nhơn loại được, phải chịu khoanh tay ngồi đỗ lụy, v́ căn quả của nhơn sanh đă định vậy. Chính Đức Chí Tôn cũng không phương sửa cải, nếu có phương sửa cải th́ không cần ǵ Bần Đạo phải vào Trí Huệ Cung cầu khẩn, Ngài đă làm trước rồi.

May thay! Nhờ Đạo tâm của toàn thể Thánh thể của Ngài và toàn con cái Nam Nữ cũng vậy, nhứt là đám thiếu niên đă làm cho cảm động Đức Chí Tôn, nên Ngài cho Bần Đạo hội diện cùng quyền năng Thiêng Liêng bốn phen trong ba tháng.

Bần Đạo nói rằng cái định mệnh của nhơn loại, cũng như cái định mạnh của toàn thể quốc dân Việt Nam, trong giờ phút nầy ở trong tay Đức Chí Tôn và Bần Đạo dám quả quyết rằng: Luật nhơn quả của nhơn loại chưa hết th́ chưa tạo hạnh phúc được.

Cái mơ vọng của thiên hạ đoạt đặng cùng chăng là khi nào khối thánh đức của họ cao hơn phàm tâm của họ, th́ giờ phút ấy hạnh phúc của họ mới có, và cơ quan cứu khổ của Đức Chí Tôn mới thiệt hiện được./.

  

22. NGƯỜI TU HÀNH

Chẳng ham danh lợi chẳng mê trần,

Thạch động thanh nhàn thân độ thân.

Biển Bắc mặc dầu con sóng bủa,

Non Nam chi quản đám mây vần.

Ngày ăn hai bữa nuôi tinh huyết,

Đêm ngủ ba canh dưỡng khí thần.

Quyết đoán công phu thân vận động,

Đường Tiên cửa Phật mới mong gần.

                 Phạm Hộ Pháp (1935)

(Trích Thi Văn Hiệp Tuyển  quyển II trang 07 xuất bản năm Kỷ Dậu 1969 của soạn giả Huỳnh Văn Đến)

  

23. THÁNH GIÁO ĐỨC KHỔNG TỬ

Tam giáo từ xưa vốn một nhà,

Người xưa lầm tưởng vọng chia ba.

Minh tâm may hiểu đường chơn giả,

Mẫn tánh mới thông nẻo chánh tà.

Thích Đạo tỉ như hành bộ khách,

Nền Nho ví tợ chiếc đ̣ qua.

Muôn ngàn kinh sách do nơi chữ,

Tam giáo từ xưa vốn một nhà.

                   Khổng Phu Tử

(Trích VHHT,II/79)

 

 

Viết xong ngày 22-1-Qúi Hợi (1983)

QUANG MINH

(Xin xem tiếp Quyển XIV)

 

 

MỤC LỤC:

1.      SỰ TÍCH NHỮNG CỘ BÔNG ĐĂ TRƯNG BÀY TRONG CUỘC LỄ HỘI YẾN DIÊU TR̀  CUNG (Ngày 15 tháng 8 Bính Thân)

2.      NGÀY VĨ ĐẠI (Ngày Đức Hộ Pháp Qui Tiên)

3.      LUẬN VỀ GIÀU NGHÈO

4.      LINH HỒN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA THỂ XÁC

5.      NỘI KHẢO NGOẠI KHẢO LÀ ĐỀ THI, HÀNH ĐỘNG LÀ VĂN UYỂN

6.      BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI ĐỀN THÁNH NHÂN LỄ VÍA ĐỨC QUAN ÂM BỒ TÁT 18-02-Kỷ Sửu (1949)

7. THỦ TƯỚNG NGUYỄN VĂN TÂM  VIẾNG T̉A THÁNH TÂY NINH, ngày 15-8-Qúi Tỵ (1953)

8.      GIEO GIỐNG

9. BÀI THUYẾT ĐẠO ỨNG KHẨU CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI ĐỀN THÁNH NHÂN LỄ ĐỨC THÁI THƯỢNG ĐẠO TỔ, Đêm 15-2 Canh Dần (1950)

10. ÁN TRỤC XUẤT

       11. NGŨ CHI LUẬN (Của Đức Quyền Giáo Tông)

12. TAM QUI-NGŨ GIỚI (Của Đức Quyền Giáo Tông)

13. KỶ YẾU BAN SƠ KHAI ĐẠO (Các Đấng Đem Tin Cứu Thế)

14. CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG, QUANG NIỆM CHÍNH XÁC

(Qua cuộc phỏng vấn cụ Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa tại Thánh Thất Cao Đài Nam Vang năm 1956).

15. ĐỨC HỘ PHÁP KÊU GỌI CHỨC SẮC ĐẠI THIÊN PHONG LƯỠNG ĐÀI THI HÀNH CHÁNH SÁCH H̉A B̀NH CHUNG SỐNG

16.THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ PHÁP TẠI TRÍ HUỆ CUNG (Ngày 26 tháng 12  năm Canh Dần)

17. MĂNH LỰC CỦA ĐỨC TIN (Hàng vạn tín đồ ở các nơi về Ṭa Thánh, người Miên vượt biên giới đến làm công quả)

18. TRÍ THỨC, TRÍ HUỆ (Lời giảng của Ngài Hiến Đạo)

19. ĐÔI VẦN TƯỞNG NIỆM ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM (Huệ Phong)

20. NGÀI KHAI ĐẠO GIẢNG VỀ SỰ TÍCH CẦU NGUYỆN CHO NHI ĐỒNG, NGÀY RẰM THÁNG    TÁM TIẾT TRUNG THU

21.ĐỨC HỘ PHÁP THUYẾT ĐẠO VỀ HÀNH TÀN TRONG BA THÁNG ĐỨC NGÀI NHẬP TỊNH NƠI TRÍ HUỆ CUNG (Thuyết Đạo đêm 17 tháng 4 năm Tân Măo (1951) tại Đền Thánh).

22. NGƯỜI TU HÀNH (Thơ của Đức Hộ Pháp)

23. THÁNH GIÁO ĐỨC KHỔNG TỬ

Top of Page

      HOME