Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung
 


VĂN TẾ CỦA CHÍ SĨ NGUYỄN QUANG DIÊU


Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung (1876-1934) quy thiên ngày 13/10/ Giáp Tuất, 1934. Ba mươi chín năm sau, Ṭa Thánh Tây Ninh ấn hành quyển "Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung)". Sách là một sử liệu quư, kết tập được nhiều văn bản liên quan đến con người và đạo nghiệp của Đức Ngài, trong đó có ba điếu văn và ba văn tế được in lại.

Hai trong ba văn tế ấy đă do Đức Ông Phạm Hộ Pháp (1890-1959) và Đức Bà nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh (1874-1937) đọc trước Cửu Trùng Thiên nơi Đại Đồng xă ngày 11-11-1935 (16-10 Ất Hợi), nhân dịp Tiểu tường của Đức Quyền Giáo Tông.

Như thế, khi soạn quyển Tiểu sử nói trên Hội Thánh đă để sót ít ra là một văn tế khác.

Nguyên do, năm 1935 một chức sắc Cao Đài ở Tộc Đạo Tân Châu đă đến cậy chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (1880-1936) viết giúp văn tế nhân lễ tiểu tường Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung. Văn tế này có thể sẽ mai một nếu như khoảng năm 1959, ông Nguyễn Văn Hầu (1922-1995) không bắt đầu cuộc điền dă sưu tầm tài liệu để đến năm 1961 th́ biên soạn về cuộc đời chí sĩ Nguyễn Quang Diêu. Sách in tại Sài G̣n lần đầu năm 1961 (Nxb Xây dựng), với bài Tựa rất hay của học giả Nguyễn Hiến Lê. Năm 1973, trong lúc quyển Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông được ấn hành th́ tác phẩm Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu được Nxb Hương sen in lại và phát hành vào Tết dương lịch năm 1974.

Trong Phần II: Thi ca Nguyễn Quang Diêu, ở mục III – Văn tế và câu đối, Nguyễn Văn Hầu công bố văn tế này cùng với 30 chú thích các từ khó trong văn bản.

Nguyên văn như sau:
 


VĂN TẾ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG LÊ VĂN TRUNG


Hỡi ôi!
Sông Nhược sóng xao;
Vườn Kỳ tuyết phủ!
Xuân qua rồi đông lại, máy trời chóng lẹ dường thoi;
Bể thẳm xảy cồn nung, cuộc thế xoay vần quá vụ!
Người đời đến thế th́ thôi;
Trời Phật v́ đâu nỡ phụ!
Nhớ Đức Giáo Tông xưa:
Tranh cạnh đổi ḷng nay;
Từ bi noi dấu cũ.
Đối đạo hữu suy ḷng thảo lảo, vẫn giữ niềm ai cũng như ai;
Cùng ngoại nhân ra dáng bô lô, chẳng hề ư chú thây mặc chú.
Phô lời giữ mực kim ngôn;
Sửa nết lánh phường đồng xú.
Nào thuở nổi ch́m bể hoạn, đem thân làm tai mắt cho Tân trào;
Đến khi lánh hé đường trần, ghi dạ tạc đá vàng cùng Đại Phụ.
Tài năng thế, đạo đức thế, lẽ th́ mạng đắc trường sanh;
Tịch diệt vầy, vơ hóa vầy, rứa mới danh thùy bất hủ.
Ôi thôi thôi!
Có sống th́ có thác, năo nề xác thịt phàm trần;
Chầu Phật lại chầu Tiên, thong thả mảnh hồn linh tú.
Đàn Tam giáo vắng lời diễn thuyết, lấy ai tế độ kiếp quần sinh;
Khách Lục châu rủn chí quy y, xiết nỗi dở dang bề đạo hữu.
Thôi đă tục tiên chia nẻo, dẫu muốn theo, theo dễ được gần;
Đành rằng u hiển khác miền, tuy có khóc, khóc sao cho thấu!
Sông biển trông ơn đại đức, nguyền siêu thăng tất cả tín đồ;
Tóc tơ đáp lễ tiểu tường, kỉnh đạm bạc vài tuần tiên tửu.


 


Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung

 

Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) khen văn tế này là “khéo dùng những từ ngữ đặc biệt của miền Nam (…) gây được một âm hưởng riêng…”.

Ngoài giá trị văn học, văn tế trên đây c̣n là một văn liệu, sử liệu rất đặc biệt, bởi v́ tác giả Nguyễn Quang Diêu chính là một nhân vật tên tuổi đầy hào khí của Nam Kỳ buổi trước. C̣n ông Nguyễn Văn Hầu, người có công sưu tầm và công bố văn tế, vốn là một nhân vật tên tuổi trong làng văn học miền Nam, một cư sĩ đă góp nhiều công quả hoằng pháp trong Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo trước đây.

(Sưu tầm)