GIAI THOẠI VỀ BÀ THẤT NƯƠNG DIÊU TR̀ CUNG
QUA THÁNH GIÁO

HT Mai Văn T́m.
(điều chỉnh 12/2018)

Lần giở lại trang Đạo sử, các bậc Tiền bối buổi sơ khai c̣n dùng phương pháp xây bàn để tiếp xúc với cơi vô h́nh. Đầu tiên các vị Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang hợp nhau nơi tư gia quư vị nầy để xây bàn v́ tính hiếu kỳ muốn t́m hiểu về thế giới vô h́nh hoặc muốn hỏi về vận mạng quốc gia (theo quyển Đạo Sử của Bà Đầu Sư Hương Hiếu). Ngày đầu tiên là đêm mùng 6 tháng 6 năm Ất Sửu (1925), vong linh cụ cố Cao Quỳnh Tuân, tức là cụ thân sinh của ông Cao Quỳnh Cư giáng cho bài thi:

                        Ly trần tuổi đă quá năm mươi,

                        Mi mới vừa lên ước đặng mười,

                        Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,

                        T́nh thương căn dặn gắng tâm đời.

                        Bên màn đôi lúc trêu hồn phách,

                        Cơi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.

                        Xót nỗi vợ hiền c̣n lụm cụm,

                        Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời.

 

Bài thi nói lên nỗi ḷng một bậc cha hiền nhắn nhủ với con, và đúng với những sự kiện đă xảy ra (cụ Tuân qua đời cách đó hơn hai mươi năm).

Chúng ta thầm hiểu rằng Đức CHÍ-TÔN đă dùng t́nh cảm thiêng liêng trong gia đ́nh để khơi dậy tâm thức của quí vị ấy.

Ngày mồng mười kế đó, một vị kư tên là Đoàn Ngọc Quế (sau biết là Bà Thất Nương Diêu Tŕ Cung) giáng cho bài thi dưới đây:

                        Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai,

                        Mạng bạc c̣n xuân uổng sắc tài,

                        Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,

                        Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.

                        Dưỡng sanh cam lỗi t́nh sông núi,

                        Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai,

                        Dồn dập tương tư oằn một gánh,

                        Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai.

Bài thi về phương diện văn chương quả là tuyệt tác, lại c̣n chất chứa một tâm sự u ẩn, sầu thương. Các vị mới hỏi : cô Quế v́ sao chết, và được cô cho tiếp hai bài thi tứ tuyệt sau:

                        Trời già đành đoạn  nợ ba sinh,

                        Bèo nước xẻ hai một gánh t́nh,

                        Mấy bửa nhăn mày lâm chước quỉ,

                        Khiến ôm mối thảm lại Diêm Đ́nh

                        Người th́ ngọc mă với kim đàng,

                        Quên kẻ Dạ đài khối thảm mang,

                        Ḿnh dặn lấy ḿnh, ḿnh lại biết,

                        Mặc ai chung hưởng phận cao sang.

Mấy bài thi trên làm cho các vị Tiền bối say mê về văn từ lẫn ư tứ. Các vị càng ṭ ṃ hỏi tiếp và được cô Quế tiết lộ: Hồi ở thế cô tên thật là Vương Thị Lễ quê ở Chợ Lớn, học ở trường Đầm. Cô c̣n chỉ mộ cô ở tại một nghĩa trang cũng ở gần Chợ Lớn. Các vị theo đó đi t́m và quả nhiên gặp đúng y như vậy. Các vị c̣n biết rơ được lai lịch cô v́ cô có người chú ruột là ông Đốc Phủ Vương Quang Kỳ là một trong mười hai vị môn đệ đầu tiên của Đức CHÍ-TÔN.

Ngày nay có một số tác giả trong Đạo đă viết rất đầy đủ về thân thế tiểu sử của cô Vương Thị Lễ (là Chơn linh của Thất Nương Diêu Tŕ Cung) và tiền kiếp của cô. Các vị nầy viết theo mỗi người một cách có chỗ khác nhau chút ít. Cũng chính v́ thế mà gây sự hoang mang cho độc giả và những người muốn nghiên cứu về lư Đạo không ít. Để đi t́m nơi đâu là chánh lư, sự kiện nào là đáng tin, chúng ta thử nghiên cứu phân tích vài tác giả điển h́nh sau đây:

Ảnh cô Vương Thị Lễ

(Tiền kiếp Thất Nương DTC)

I.Trước tiên là Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng :

Trong quyển Báo Ân Từ HT Nguyễn Văn Hồng đă viết về Thất Nương DTC như sau:

1. KIẾP SANH Ở TRUNG HOA.

      Thất Nương đầu kiếp trong một gia đ́nh quan Đại Thần đương triều. Cô lớn lên trong sự giàu sang quyền quí, nhưng không giống như các tiểu thư đài các khác, Cô rất hiền ḥa độ lượng. Tiếng tốt đồn vang, khiến cho một chàng thư sinh đem ḷng ngưỡng mộ thầm yêu.

      Chàng thư sinh không dám thố lộ cùng ai, v́ chàng thuộc gia đ́nh dân giả, c̣n nàng là tiểu thư khuê các con quan Đại Thần. Chàng chỉ biết im lặng ôm mối t́nh si tuyệt vọng.

      Cô chẳng hề hay biết, vẫn ngây thơ sống trong nhung lụa. Nhưng chẳng may Cô vắn số, mới vừa ở tuổi cập kê là bị bạo bịnh qua đời, dầu gia đ́nh có rước lương y đến nhưng cứu Cô không kịp.

      Chàng thư sinh hay tin, như sét đánh ngang tai, ôm chặt mối t́nh tuyệt vọng, ngơ ngẩn như kẻ mất hồn, dần dần thân h́nh tiều tụy và cũng qua đời.

      Hồn chàng thư sinh phưởng phất bay về cơi thiêng liêng. Theo luật Thiên điều, dù vô t́nh hay cố ư, Cô cũng có quan hệ với oan hồn của chàng thư sinh, nên Cô phải tái kiếp một lần nữa để trả cái món nợ oan t́nh đơn phương đó.

 2. KIẾP SANH Ở VIỆT NAM.

      Hồn chàng thư sinh ấy đầu thai xuống trước tại Chợ Lớn, trong một gia đ́nh khá giả. Khi lớn lên, chàng được cha mẹ cho ăn học đầy đủ. Chàng rất chuyên cần học tập, nên học rất giỏi. Sau khi thi đậu xong bằng Tú Tài, cha mẹ cho chàng qua Pháp học Đại học Y khoa để sau nầy trở thành một Bác sĩ.

      Phần Cô Thất Nương, sau đó cũng tái kiếp xuống trần, đầu thai vào gia đ́nh họ Vương ở Chợ Lớn. Cô sanh ngày 8-1-Canh Tư (1900) có tên là Vương thị Lễ. Thân phụ của Cô là Ông Vương quan Trân làm Đốc Phủ, Thân mẫu là Bà Đỗ thị Sang, con gái của quan Tổng Đốc Đỗ hữu Phương.

      Ông Vương quan Trân là anh ruột của Ông Vương quan Kỳ. Ông Kỳ, sau nầy, được Ông Phủ Ngô văn Chiêu độ, nhập môn vào Đạo Cao Đài, được Đức Chí Tôn phong phẩm Giáo Sư Thượng Kỳ Thanh. Hai Ông Trân và Kỳ là con của Ông Vương quan Để và Bà Huỳnh thị Bảy. Bà Huỳnh thị Bảy là con gái của Ông Huỳnh mẫn Đạt, c̣n Ông Vương quan Để là con của quan Thống Chế Vương quan Hạc.

      Trước kia, Ông Bà Vương quan Trân sanh con rất khó nuôi, nên phải ra tận kinh thành Huế, thỉnh lư hương cầu tự nơi Miếu Bà Cửu Thiên Huyền Nữ về thờ, mới có thai sanh ra Cô Vương thị Lễ.

      Lớn lên, Cô Lễ theo học tại trường Trung Tiểu học Pháp Sainte Enfance, tới bậc Trung học. Cô Lễ rất được cha mẹ thương yêu chiều chuộng, lại rất hiền ḥa hiếu thảo, càng lớn càng đẹp. Đến tuổi cập kê, có nhiều gia đ́nh danh giá đến dạm hỏi, nhưng Cô nhứt định chưa muốn có chồng. Cha mẹ Cô cũng chiều ư con, không hề ép uổng.

      Bỗng một hôm, Cô lâm bịnh bất ngờ. Người nhà vội rước lương y điều trị, nhưng bịnh t́nh không thuyên giảm.

      Hễ cha mẹ Cô nghe nơi nào có thầy hay thuốc giỏi th́ liền t́m tới rước về để trị bịnh cho Cô, không kể tốn hao. Nhưng bịnh của Cô cũng không hết. Kịp hay tin có một bác sĩ học rất giỏi từ bên Pháp mới trở về Việt Nam, ông bà Vương quan Trân t́m biết đó là con trai của một người quen cũ không thân lắm, nhưng thỉnh thoảng cũng có tới lui. Ông Bà đích thân đến chào người quen cũ ấy và hỏi thăm về cậu Bác sĩ, yêu cầu cậu Bác sĩ vui ḷng đến xem mạch và trị bịnh cho con gái ḿnh.

      Nhận thấy cậu Bác sĩ cũng có dáng khôi ngô, ông bà Vương quan Trân mới nói rằng : Khi Bác sĩ trị bịnh cho con gái tôi hết bịnh rồi th́ chúng tôi sẽ gả con gái cho Bác sĩ.

      Cậu Bác sĩ nghe vậy th́ hơi đỏ mặt, vui vẻ nói :

      - Cháu xin cố gắng hết sức, c̣n việc kia, th́ ba má cháu sẽ bàn tính với hai bác, nếu hai bác thương t́nh.

      Nói xong, cậu Bác sĩ xin phép cho người nhà hướng dẫn vào thăm bịnh nhân, nhưng liền đó, người giúp việc hớt hăi chạy ra báo cáo : Bà ơi ! Cô làm sao lạ lắm, nghe Cô ực lên một tiếng rồi nằm im luôn, hai mắt nhắm nghiền.

      Mọi người chạy nhanh đến pḥng của Cô. Vị Bác sĩ lật đật xem mạch, thấy mạch c̣n rất yếu, trong giây phút th́ tắt hẳn. Vị Bác sĩ đứng yên lặng ngắm nh́n khuôn mặt xinh đẹp của Cô lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng, để nghe tim ḿnh rung động bàng hoàng, giữa tiếng khóc thảm thiết của Bà Vương quan Trân và những người thân...

II. TÁC  GIẢ VÂN ĐẰNG TRẦN VĂN RẠNG :           

Cũng về thân thế của cô Vương Thị Lễ và tiền kiếp của cô, tác giả Trần Văn Rạng đă viết trong quyển CÔNG ĐỨC ĐỨC PHẬT MẪU như sau:

LỄ - THẤT NƯƠNG

(Thủ bối : Liên Hoa)

Lễ bái thường hành tâm đạo khởi,

Nhân từ tài thế tử vô ưu.

Ngày xuân gọi thế hảo cừu

Trăm duyên phước tục khó bù buồn Tiên.

 

THÍCH NGHĨA :

Cúng lạy thường ngày th́ đạo trong tâm khởi hiện.

Người hiền đủ tài đức ở đời th́ khi chết không biết lo âu.

Ngày c̣n thuở con gái (thanh xuân) gọi như thế là một oán hờn tốt.

Dù duyên nợ được trăm phước ở cơi tục cũng không bằng cái buồn ở cơi Tiên. Nghĩa là cái trăm vui ở cơi trần gian không sánh nổi cái u buồn ở cơi trên, tức là cái buồn ở Thượng giới vẫn vui hơn trăm lần vui ở hạ giới.

GIẢI NGHĨA :

Bài này tả tâm sự của cô Vương Thị Lễ. Cô được sanh ra trong một nhà quan, khi bị bệnh trầm kha. Thân mẫu của Cô nói ai cứu được th́ gả Cô cho người ấy. Nào ngờ, khi Cô được thầy thuốc chữa lành bịnh, mẹ cô quên lời hứa cũ. C̣n Cô th́ vẫn âm thầm thương nhớ vị lương y "Ngày xuân gọi thế là hảo cừu". Nhưng sau nhờ tu luyện "Lễ bái thường hành", Cô đắc đạo mới rơ "Trăm duyên phước tục chẳng bù buồn Tiên".

Cô là Thất Nương có bổn phận độ người theo đạo. Cô là người đầu tiên dẫn dắt các Thiên sứ theo Đạo mới và lập Đạo mới, nên tượng thờ Cô, trên tay có cầm hoa sen.

SỰ TÍCH :

Cô Vương Thị Lễ sanh năm 1900 tại Chợ Lớn, con ông Vương Quan Trân (anh ruột giáo sư Vương Quan Kỳ) và bà Đỗ Thị Sang (con gái của ông Tổng đốc Đỗ Hữu Phương).

Nhà họ Đỗ sanh con khó nuôi, nên phải ra tận Huế thỉnh lư hương của Bà Cửu Thiên Huyền Nữ (tức Phật Mẫu) về thờ để mong pḥ hộ. Nhờ đó cô Vương Thị Lễ được nuôi lớn. Nhưng đến năm 18 tuổi Cô "phủi nợ xuống tuyền đài".

Theo lời của Đức Hộ Pháp thuật lại th́ tiền kiếp của cô Lễ là một vị công chúa, con một vị vua. Trong triều có một vị quan yêu cô, nhưng v́ môn đăng hộ đối không lấy được cô nên vị quan bị thất t́nh mà chết.

Đến kiếp này, cô đầu thai vào gia đ́nh họ Vương, đang theo học trường Sainte Enfance đến tŕnh độ Brevet Elémentaire (Trung học Pháp), có nhiều danh gia vọng tộc đi hỏi cưới mà cô không chịu, th́ Cô mắc phải bệnh ngặt nghèo, chạy đủ thầy mà không hết. Thân mẫu cô mới truyền rao ai cứu được cô thỉ gả cho người ấy.

Lúc đó có một ông thầy thuốc tây, học ở Hà Nội (Médecin Indochinois) mới bổ lên Saigon. Gia đ́nh cô rước đến chữa khỏi bịnh cho cô. Cô biết vị lương y nầy là ông quan trẻ thầm yêu cô trước kia v́ "nợ ba sinh" mà hai người cùng đầu kiếp để nên nghĩa vợ chồng.

Song, thân mẫu Cô quên lời hứa, chỉ trả tiền cho thầy thuốc rồi thôi. Riêng cô vẫn giữ dạ keo sơn rồi trở bệnh cho đến chết. Thế nên, đêm 30-7-1925, khi ba Thiên sứ Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, họp nhau xây bàn tại nhà ông Cao Hoài Sang th́ cô giáng bàn cho thi.

Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai

Mạng bạc c̣n xuân uổng sắc tài...

III. NHẬN XÉT GIỮA 2 TÁC GIẢ:

*Trước tiên, nhận xét về cách diễn tả của HT Hồng:

- HT Hồng diễn tả về thân thế cô Lễ, gia phả của gia đ́nh họ Vương một cách chi tiết, rơ ràng.  Và ông cũng diễn tả các t́nh tiết éo le bằng một lối hành văn giống như tiểu thuyết.....

- Tuy nhiên, cách tŕnh bày này của HT Hồng không có tính cách thuyết phục được người đọc v́ các sự kiện không ăn khớp và không đưa ra được một bài học Đạo đức nào.

1/. Về các sự kiện không ăn khớp nhau:

-Từ bài thi Đường luật:  “Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai,.....”  trong đó cô Lễ (giả danh là Đoàn Ngọc Quế ) có cho biết lư do cô chết là do bịnh tương tư  :

Dồn dập tương tư oằn một gánh...,

 

Và trong bài thi tứ tuyệt cô cũng diễn tả:

 

Trời già đành đoạn  nợ ba sinh,

Bèo nước xẻ hai một gánh t́nh,

Mấy bửa nhăn mày lâm chước quỉ,

Khiến ôm mối thảm lại Diêm Đ́nh.

 

Bài thi trên nói lên sự chia ĺa, thất vọng của một mối t́nh và đi đến chỗ tuyệt mạng, c̣n ôm một mối thảm xuống tuyền đài...

Nhưng trong cách diễn tả của HT Hồng th́ cô Lễ qua đời chỉ v́ một chứng bịnh trầm kha kéo dài lâu ngày và khi mới vừa gặp được vị bác sĩ sau cùng (cũng là người yêu cô từ kiếp trước) th́ cô đă trút hơi thở cuối cùng, nghĩa là chưa kịp nói một lời nào với vị bác sĩ chớ đừng nói là tương tư ...

Và nếu sự kiện xảy ra như vậy th́ chắc cô Lễ cũng không có ǵ phải than là : Trời già đành đoạn nợ ba sinh, bèo nước xẻ hai một gánh t́nh...

2/. Không đưa ra được một bài học Đạo Đức :

Sở dĩ tác giả đưa ra hai kiếp sống: Cô Vương Thị Lễ và tiền kiếp của Cô là muốn nói lên một triết lư của nhà Phật là Tiền căn báo Hậu kiếp.

tác giả Trần Văn Rạng có nói tiền kiếp của cô Lễ là do Đức Hộ-Pháp kể lại nên chúng ta mới biết được, c̣n HT Hồng th́ không nói do đâu mà ông biết được.

Đọc lại đoạn văn trên của HT Hồng, có thể tóm lược như sau:

- Vào một triều đại xa xưa nào đó (bên Tàu chẳng hạn) có một cô tiểu thư khuê các con nhà quan, cô nổi tiếng về cả tài sắc lẫn đức hạnh nên có rất nhiều chàng thanh niên ngưỡng mộ. Trong đó có một anh thư sinh nghèo cũng thầm yêu trộm nhớ cô; nhưng hồng nhan mạng bạc, cô sớm vội qui hồi tiên cảnh khiến cho anh chàng thư sinh nghèo nầy bị tuyệt vọng và tương tư rồi chết theo cô.

- Rồi thời gian trôi đến đầu thế kỷ 20, cô tiểu thư khuê các kia đi đầu kiếp xuống tại thành phố “Ḥn ngọc Viễn đông” của thời đó  Cô cũng vào nhà quan làm tiểu thư trở lại, c̣n anh chàng thư sinh nghèo (có lẽ cũng theo dơi cô ) bèn vác lều chỏng xuống cùng thành phố  với cô, nhưng kiếp nầy anh thư sinh quyết chí không để nghèo nữa mới học để đổ bằng bác sĩ . Nhưng hỡi ôi, sau khi đổ xong mới có cơ hội gặp lại người yêu (kiếp trước) lần đầu cũng là lần vĩnh biệt sau cùng...

Tôi cố gắng lắm mới diễn tả được một cách thi vị câu chuyện t́nh Nhị kiếp trên đây (theo lời kể của HT Hồng), nhưng cũng chẳng nhận ra được một giá trị nào về mặt Đạo cả...

V́ rằng, nếu kiếp trước anh chàng thư sinh v́ (tự nguyện) tương tư cô tiểu thư mà chết th́ kiếp nầy, theo luật công bằng cô tiểu thư  ít nhứt cũng có t́nh cảm sâu đậm với anh chàng thư sinh nầy chớ. Đằng nầy không......

Nói như vậy để cho thấy cách diễn tả rất thiếu thuyết phục của HT Hồng . Tôi không biết ông đă căn cứ vào các tài liệu nào cấu tạo t́nh tiết câu chuyện t́nh nêu trên ?         

*Bây giờ Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả Trần Văn Rạng:

Giờ trở lại với câu chuyện của tác giả Trần V Rạng, trước khi nhận xét, tôi cũng xin tóm lược như sau:

Cô Vương Thị Lễ được sinh ra trong một gia đ́nh vọng tộc, ông ngoại cô là Tổng đốc Đổ hữu Phương, …Nhưng vừa đến tuổi cập kê mặc dù cô rất xinh đẹp, lại mắc phải một chứng bịnh nan y, gia đ́nh đă chạy nhiều thầy thuốc nhưng vô hiệu quả.

Gia đ́nh cô mới đưa ra lời hứa là nếu ai trị được cô hết bịnh sẽ gả cô cho người đó. Khi ấy có một vị bác sĩ trẻ tốt nghiệp ở Trường thuốc Hà nội mới được bổ vào Sàig̣n làm việc. Vị bác sĩ nghe tin xin đến trị thử cho cô Lễ. May mắn thay, cô Lễ từ từ lành bệnh. Nhưng oái oăm thay gia đ́nh cô Lễ không hiểu v́ lư do ǵ lại bội ước, không gả cô cho vị bác sĩ mà chỉ trả tiền công thôi. Trong khi đó trong thời gian trị bịnh, cô Lễ lại yêu thầm vị bác sĩ...Nên sau khi vị bác sĩ ra đi th́ cô hết bịnh hiểm nghèo nhưng lại vướng bịnh tương tư mà qui vị...

Theo lời kể của Đức Hộ-Pháp th́ tiền kiếp cô Lễ là một vị công chúa vào một triều đại xa xưa. Trong triều có một vị quan nhỏ thầm yêu cô, nhưng v́ địa vị thấp kém làm sao dám cầu hôn với nàng công chúa thương yêu của nhà vua, nên vị quan đành ôm mối tương tư ĺa trần (mà có lẽ nàng công chúa cũng không hay biết). Đến kiếp nầy vị quan ấy đầu kiếp lại làm ông bác sĩ, và cô Lễ gặp lại vị quan (là ông bác sĩ) để trả món nợ t́nh mặc dầu cô không hề cố ư gây ra trước kia....

- Khuyết điểm của câu chuyện do HH Rạng viết là không được mạch lạc cho lắm hơn nữa ông viết quá đơn giản, trên đây tôi đă thêm thắt cho ư nghĩa được rơ ràng hơn...

- Về phương diện ư nghĩa câu chuyện th́ phù hợp với ư nghĩa bài thi của cô Đoàn Ngọc Quế nêu ra.

- Cái quan trọng nhứt theo tôi nghĩ là qua giai thoại đó chúng ta rút ra được một bài học Đạo Đức. Đó là Luật Công B́nh tuyệt đối của Thiên điều mà qua Thánh giáo , các Đấng Thiêng Liêng thường gọi là Công B́nh thiêng liêng để đối lại với Công B́nh phàm là sự công lư nơi cơi thế gian nầy.

- Như lời Đức CHÍ-TÔN đă dạy qua Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: “Các con ôi ! Đă gọi là Đấng cầm cân, lẽ công b́nh thiêng liêng đâu mà Thầy đặng phép tư vị. Thầy lấy lẽ công b́nh th́ tức nhiên phải chiếu theo Thiên điều, mà chiếu theo Thiên điều th́ là con cái Thầy tức là các con, phải đọa trầm luân đời đời kiếp kiếp. Các con phải ngồi nơi địa vị Thầy, th́ các con thế nào ?”

- Đức Lư Giáo Tông cũng từng để lời:  “Lăo để mắt coi cái công b́nh phàm của chư hiền hữu giữa Ṭa Tam Giáo là dường nào? Lăo lại c̣n lấy công b́nh thiêng liêng mà để phương cho mỗi vị tội nhơn căi lỗi lấy ḿnh, ấy là thể ḷng từ bi của Đức CHÍ-TÔN. Bằng chẳng, th́ Lăo đă hạ cơ trục xuất cả thảy...”(trg 187)

Thế nào là công b́nh thiêng liêng và thế nào là công b́nh phàm ?

Xét như giai thoại của Bà Thất Nương nêu trên, chúng ta thấy : vị quan là một đấng nam nhi mà lại đi tương tư một người con gái đến đổi chết đi, là điều mà xă hội cười chê và luật h́nh thế gian không hề bắt tội người con gái. (công b́nh phàm)

Nhưng luật công b́nh thiêng liêng th́ lại khác : đă buộc cô công chúa kia phải đầu kiếp để trả món nợ t́nh của vị quan, dầu rằng cô không hề cố ư gây nên và có khi cũng không hề hay biết. Cho nên luật công b́nh thiêng liêng thật là tuyệt đối ! Hiểu vậy chúng ta càng phải cẩn thận giữ ḿnh nghiêm khắc mới mong tránh được những mầm nhân quả trả vay hầu đoạt được sự giải thoát trong kiếp sanh đă gọi là may duyên gặp Đạo !

Thật quả đúng với lời khuyên của Đức Lư Đại Tiên:

......Mủi kim chẳng lọt xưa nay hẳn,

Biết sợ xin khuyên cẩn thận ḿnh.

Chắc rằng Bà Thất Nương khi thố lộ tâm sự, Bà cũng muốn kư thác một bài học về Đạo Đức cho hậu thế. Cho nên chúng ta chớ nên làm sai lệch ư nghĩa đó.....

Tôi rất đồng ư về những t́nh tiết do HH Rạng đưa ra v́ nó phù hợp với cách suy luận nêu trên...

Nhưng c̣n một lư do quan trọng nữa là quyển sách CÔNG ĐỨC ĐỨC PHẬT MẪU & CỬU VỊ NỮ PHẬT mà trong đó có giai thoại nầy chính là tài liệu của Đức Thượng Sanh đă giao lại cho HH Rạng để ông viết thành sách. Tài liệu nầy rất quư báu v́ nó chính là những lời chỉ dạy của các Đấng Thiêng Liêng mà Đức Thượng Sanh trong khi pḥ cơ bút đă học hỏi, thâu lượm được.

Tuy nhiên cách diễn đạt của HT Rạng cũng c̣n chưa được rơ ràng, mạch lạc lắm. Thí dụ như người đọc vẫn c̣n thắc mắc như: chứng bịnh ngặt nghèo mà cô Lễ mắc phải là chứng bịnh ǵ ?  Lư do ǵ gia đ́nh cô Lễ lại bội ước lời hứa gả cô cho vị lương y nào trị cô được lành bệnh ?

Theo tiểu sử Bà Thất Nương th́ cô Lễ sinh năm 1900 và mất năm 1918 và cô sống tại Sàig̣n Chợ Lớn đây chớ chẳng phải xa lạ ǵ, Có thể c̣n có thân nhân cô hoặc bè bạn cô giờ nầy c̣n hiện tiền và có thể hiểu rơ các chi tiết về đời sống của Cô. Về câu hỏi thứ hai, Chúng ta biết danh vọng một vị bác sĩ vào thời Pháp thuộc cũng thuộc hàng vọng tộc, bác sĩ được gọi bằng Quan Đốc (tờ) th́ đối với gia đ́nh cô Lễ cũng môn đăng hộ đối chơ,ù tại sao lại xảy ra việc bội ước ?

Tôi đă có được các câu trả lời nầy, không phải bằng sự suy luận, cũng không phải đọc được từ một tài liệu nào mà do một vị đạo hữu trí thức đă kể rất rành mạch cho tôi nghe trước khi tôi đọc được tài liệu của hai vị Hiền tài trên đây.

Số là trước kia  tôi được hân hạnh quen  biết Hiền Huynh Lộc (tôi đă quên họ của ông) . Huynh Lộc tốt nghiệp cử nhân văn chương đại học Sorbone là trường nổi tiếng của Pháp xưa kia. Huynh Lộc từng làm ở văn pḥng Viện Đại học Cao Đài trước năm 1975. Huynh Lộc là người có cách suy luận rất vững chắc.

Ông đă kể cho tôi nghe về giai thoại của Bà Thất Nương rất rành mạch và phần tiền kiếp của Bà, ông cũng xác nhận do Đức Hộ-Pháp kể lại:

-Cô Vương Thị Lễ vốn ḍng gia thế, gia đ́nh Cô nhiều người làm quan to trong triều đ́nh Huế (ông ngoại Cô là Tổng Đốc Đổ Hữu Phương) . Từ thuở nhỏ Cô rất thiên tư dĩnh ngộ khác thường. Lớn lên Cô lại rất xinh đẹp, nhưng Cô mắc phải một chứng bịnh lạ kỳ là thỉnh thoảng Cô bị những cơn đau bụng khủng khiếp. V́ là con cưng trong gia đ́nh nên cha mẹ Cô chạy đủ thầy đủ thuốc mà vẫn không sao chữa khỏi. Cha mẹ Cô mới đưa ra lời hứa: nếu vị lương y nào trị Cô lành bịnh đó sẽ được cưới Cô làm bạn trăm năm.

Khi đó có một vị bác sĩ trẻ quê ở Hà Nội vừa mới du học ở Pháp về, nhân một chuyến vào Sàig̣n chơi, vị bác sĩ được biết câu chuyện về cô Lễ. V́ lư tưởng của tuổi trẻ và v́ lương tâm cứu nhân độ thế nên vị bác sĩ đến xin chữa bịnh cho cô Lễ. May thay, chỉ một thời gian sau đó bịnh cô dần dần thuyên giảm rồi hết hẳn.

Nhưng định mệnh thật là quái ác, là v́ trong khi đó người thân của Cô (bà d́ ruột) ở ngoài Huế, có chồng đang làm quan lớn trong triều. V́ muốn cho chồng mau thăng quan tiến chức, và muốn tạo thêm thế lực cho ḍng họ nên bà hứa gả cô Lễ cho con một vị Thượng thư  (trong khi v́ đường sá xa xôi bà không  hay biết việc cha mẹ cô Lễ có lời hứa gả Cô cho ai trị lành bịnh) . Lời hứa với người trên trước th́ khó mà rút lại được nên cha mẹ cô Lễ đành tạ lỗi với vị bác sĩ về lời hứa trước. Trong thời gian gần gủi trị bịnh cho cô Lễ vị bác sĩ cũng có t́nh cảm với Cô, nhưng vốn nhiểm theo Tây học nên chàng cũng không oán trách ǵ và lần lần xa cô Lễ. Trong khi ấy cô Lễ đă mang nặng h́nh bóng người bác sĩ trị bịnh cho Cô, từ đó Cô bịnh tương tư mà qua đời.....

Câu chuyện tuy có vẻ trớ trêu nhưng mỗi việc chi đều có căn nguyên của nó. Chúng ta hăy theo dơi câu chuyện kế:

- Số là vào một triều đại nào đó bên Trung Hoa có một chàng thư sinh sau bao nhiêu năm đèn sách, mới vừa thi đổ Thám Hoa (cấp thứ ba sau Trạng nguyên và Bảng nhăn). Thám Hoa tức là được nhà vua cho phép cỡi ngựa dạo ba ṿng quanh vườn Thượïng uyển trong cung vua. Chàng ta đang say sưa v́ những kỳ hoa dị thảo, bất giác nh́n lên cửa sổ một cung điện gần đó, chàng ta lại càng ngây ngất v́ một h́nh bóng giai nhân tuyệt vời.....Sau khi về nhà chàng tân khoa mang nặng mối sầu tương tư khắc khoải ngày đêm; nhưng v́ giai nhân kia chính là nàng công chúa thương yêu của nhà vua, c̣n chàng tân khoa th́ địa vị thấp kém làm sao dám ngỏ lời cầu hôn. Thế là chàng đành ôm mối sầu tương tư  ngọa bịnh qua đời.....

Chàng tân khoa sau đầu kiếp thành ông bác sĩ  và cô công chúa trở thành cô Vương Thị Lễ vậy.

Tôi rất tâm đắc với câu chuyện nầy là v́ các t́nh tiết được giải thích một cách rơ ràng. hữu lư, thêm vào người kể lại cũng có tŕnh độ nhận thức đáng tin cậy.....Các t́nh tiết nầy đă bổ túc thêm phong phú cho câu chuyện mà HH Rạng đă kể (theo tài liệu của Đức Thượng Sanh) .....

HH Lộc là người kể chuyện có nói được biết do Đức Hộ Pháp kể lại. Nhưng nay Hiền Huynh cũng đă trở về thiêng liêng cảnh rồi....Bây giờ chúng ta cũng nên kiểm chứng lại và tôi nghĩ chỉ c̣n có hai cách khả dĩ kiểm chứng được là:

-T́m kiếm những bậc trưởng lăo sống vào thời đó hoặc sau đó không lâu, nhất là những hậu duệ trong gia đ́nh họ Vương, họ Đỗ...tôi nghĩ cũng c̣n hy vọng gặp được những nhân chứng sống  có thể hiểu biết về câu chuyện nầy.

- Hoặc là kính xin Hội Thánh cầu hỏi thỉnh ư Bà Thất Nương Diêu Tŕ, để xem chi tiết nào là đúng, chi tiết nào là sai.....

Tôi nghĩ, chúng ta nên làm sáng tỏ các giai thoại nầy là v́ nó có liên quan đến vấn đề Đạo sử, và nó c̣n là một bài học về một triết lư quan trọng của Đạo. Dầu muốn dầu không th́ những giai thoại nầy cũng sẽ đi vào lịch sử Đại Đạo, phần của chúng ta là làm sao tạo được một niềm tin cho những giai thoại nầy.

Có lẽ đây cũng là ư muốn của bà Thất Nương Diêu Tŕ Cung khi Bà diễn tả qua những vần thi tuyệt tác...Dầu sao nó cũng đă tạo được một thành quả đáng kể là đă lôi cuốn, hấp dẫn ba vị Thiên Mạng tiến bước trên đường tầm Đạo rồi vậy...

Hy vọng rằng sau khi bài viết nầy đến với chư Đồng Đạo trong và ngoài nước sẽ có được những hồi đáp đáng tin và sẽ soi sáng được những điểm c̣n lờ mờ của huyền thoại vậy./...

HT Mai Văn T́m.    

(điều chỉnh 12/2018)         

 

Top of Page

      HOME